Chi tiết mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay chuẩn chỉnh

Theo dõi work247 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Trong mỗi công ty hay doanh nghiệp, luôn có người giữ chức vụ cao nhất và đại diện trước pháp luật hay mặt pháp lý. Người sẽ có nghĩa vụ, trách nhiệm chính trước các giấy tờ, hóa đơn. Thông thường người này mang chức vụ tổng giám đốc điều hành hay giám đốc, nhưng cũng có trường hợp người mà trực tiếp chịu trách nhiệm tương tự là phó giám đốc.     

Tuy nhiên, tổng giám đốc hay giám đốc đôi khi bận những công việc khác cần giải quyết ở ngoài mà không vắng mặt ở công ty. Như vậy, trong những trường hợp đó thì rất cần một người được ủy quyền và nhận trọng trách để xử lý công việc khi mang tính cấp bách là phó giám đốc. Vậy làm thế nào để tạo được mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay đúng chuẩn, bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Thế nào là mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay? 

Mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay là loại văn bản thông dụng nhưng lại khá quan trọng vì không phải ai cũng biết tạo lập đúng chuẩn theo quy định của Pháp luật. Mẫu giấy này được sử dụng khi người giám đốc muốn ủy quyền lại cho phó giám đốc, đại diện mình mà ký các giấy tờ liên quan tới công ty hay doanh nghiệp như: hợp đồng, hóa đơn, chứng từ,...

Giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay coi là hợp pháp khi được sự chấp thuận giữa hai bên là người ủy quyền và người được ủy quyền. Việc này luôn luôn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cũng như hợp pháp của các bên tham gia.

Thế nào là mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay?
Thế nào là mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay?

2. Những trường hợp cần dùng mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay 

Với một vài trường hợp đặc biệt, không thể sử dụng được mẫu giấy ủy quyền này. Nhưng thông thường loại văn bản này sẽ được dùng khá hiệu quả trong hai trường hợp sau:

- Trường hợp thứ nhất: Người ủy quyền đang đi công tác ở xa để giải quyết công việc, ví dụ như ở ngoại tỉnh hay xa hơn là ở nước ngoài. Vì thế, họ rất khó trong việc xử lý ngay lập tức và kịp thời để điều hành và thực hiện các công việc có tính quyết định trong việc xác nhận hay ký kết các loại giấy tờ. Khi đó người ủy quyền để thực hiện thay công việc cho mình, có thể ủy quyền cho người mà có đủ năng lực.

- Trường hợp thứ hai: Việc thực hiện mẫu giấy ủy quyền được dùng tới với mục đích chia sẻ bớt khối lượng cũng như trọng trách công việc cho người được ủy quyền. Trong trường hợp này, những người ủy quyền có thể vẫn giám sát và quản lý công việc mà không cần trực tiếp ký hay xử lý chúng. Điều này cho thấy cả hiệu quả của việc điều phối công việc và “chọn mặt gửi vàng” những người được ủy quyền tiềm năng của người ủy quyền.  

Những trường hợp cần dùng mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay
Những trường hợp cần dùng mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay 

 

Lúc này trên mẫu giấy cần xuất hiện dòng chữ “Bằng giấy ủy quyền này Người nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Người Ủy quyền thực hiện các công việc sau”.

Cụ thể, theo quy định Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Phải đảm bảo luôn có tối thiểu một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp người sếp đi công tác nước ngoài ở xa thì phải ủy quyền dưới hình thức văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Ở đây là khi vị sếp đó xuất cảnh khỏi Việt Nam. Về phạm vi về nội dung hay thời gian ủy quyền sẽ tùy thuộc vào các bên.

Nếu quá 30 ngày ủy quyền căn cứ theo thông tin thời gian trên giấy ủy quyền thì người được ủy quyền vẫn tiếp tục quản lý và thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty hay doanh nghiệp, trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi nào mà người đại theo pháp luật của công ty hay doanh nghiệp đó quay trở lại làm việc. Bên cạnh đó, công ty cũng có thể tiến hành bầu cử người khác thay thế làm người đại diện theo pháp luật của công ty do Hội đồng thành viên của công ty chủ trì. 

3. Điều kiện và nghĩa vụ của phó giám đốc trong mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay

3.1. Điều kiện của người được ủy quyền

- Người không thuộc nhóm đối tượng thành lập và quản lý công ty hay doanh nghiệp đó.

- Người có đủ khả năng thực hiện hành vi dân sự.

- Người có đủ trình độ và kỹ năng chuyên môn. Cụ thể ở đây là việc điều hành cũng như quản lý các hoạt động của công ty.

Đó chính là những tiêu chí để một người được ủy quyền đủ điều kiện được bàn giao, cụ thể ở đây là điều kiện cho phó giám đốc. 

Điều kiện của phó giám đốc trong mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay
Điều kiện của phó giám đốc trong mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay

3.2. Nghĩa vụ của người được ủy quyền

Người được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ là người đại diện trực tiếp nhằm thực hiện các vấn đề cho bên ủy quyền mà đã được bàn giao. Tuy nhiên, trên luật pháp, hai bên chấp thuận: bên ủy quyền và bên được ủy quyền là như nhau. Họ đều phải tuân thủ theo rất nhiều những quy định, nghị định và điều lệ ban hành của luật pháp quy định. Điều này nhằm đảm bảo tính minh bạch tránh tình trạng tiêu cực, thao túng.

Nghĩa vụ của phó giám đốc trong mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay
Nghĩa vụ của phó giám đốc trong mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay

4. Những nội dung chính có trong mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay

Một mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay cần đáp ứng những nội dung chính sau đây:

-  Thông tin cơ bản ( Họ tên, địa chỉ, chức danh) của người ủy quyền và người được ủy quyền là phó giám đốc.

- Thời hạn ủy quyền là bao lâu (thời gian cụ thể mà người ủy quyền bàn giao cho người được ủy quyền có hiệu lực).

- Nội dung ủy quyền gồm các loại văn bản, giấy tờ, chứng từ,...

- Quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên đã chấp thuận với nhau.

- Trách nhiệm pháp lý mà hai bên phải chịu do phát sinh việc ký thay.

- Cách giải quyết cụ thể giữa hai bên khi có tranh chấp xảy ra.

- Xác nhận (chữ ký) của người ủy quyền và người được ủy quyền là phó giám đốc.

Trên này là những nội dung chính để có mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay chuẩn chỉnh. Tùy trường hợp mà người ta có thể lược bớt một hay hai mục kia, nhưng nhìn chung đó đều là những mục cơ bản. Ngoài ra, bạn có thể căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ hay quyền hạn của văn phòng đại diện để soạn thảo mẫu giấy ủy quyền sao cho phù hợp với phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện đó. Đồng thời bạn phải dựa trên những quy chế làm việc đã được ban hành của công ty và đến nay vẫn còn hiệu lực để đưa ra áp dụng.

Những nội dung chính có trong mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay
Những nội dung chính có trong mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay

5. Cách viết mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay

Với tốc độ phát triển nhanh như hiện tại của công nghệ thông tin, bạn hoàn toàn có thể tham khảo nhiều cách viết trên mạng hay chính ở bài viết này để tự tin với mẫu giấy ủy quyền. Có khá nhiều mẫu giấy ủy quyền quan trọng, mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay cũng không ngoại lệ. Bạn có thể tham khảo việc trình bày nội dung được hướng dẫn cụ thể dưới đây:

Mau-giay-uy-quyen-cua-giam-doc-de-ky-thay.docx

mau-giay-uy-quyen-pho-giam-doc-ky-thay.pdf

mau-giay-uy-quyen-giam-doc-cho-pho-giam-doc mẫu 04.docx

- Phần quốc hiệu, tiêu ngữ: Phần này được đặt ở trên đầu của giấy ủy quyền. Những thông tin ở phần quốc hiệu, tiêu ngữ cần được trình bày một cách to, rõ ràng, thậm chí in đậm.

- Phần thông tin: 

+ Căn cứ để làm nên giấy ủy quyền: Đưa ra những thông tin về điều khoản mà pháp luật đã ban hành về luật dân sự và luật doanh nghiệp.

+ Người thuộc bên người ủy quyền (Tổng giám đốc hay giám đốc): Họ và tên, chức danh, tên công ty. Ngoài ra bao gồm cả những thông tin cá nhân khác như địa chỉ nơi ở, số thẻ căn cước hay chứng minh thư nhân dân.

+ Người được ủy quyền: Ở phần này, nhìn chung các mục được khai tương tự như người ủy quyền. Lưu ý, về chức danh của người được ủy quyền sẽ là phó giám đốc.

+ Cụ thể các công việc bàn giao cho người được ủy quyền: Cần nêu rõ ra tên của những văn bản, giấy tờ, hợp đồng,... mà phó giám đốc ký thay.

+ Thời hạn của giấy ủy quyền: Được tính kể từ khi giấy ủy quyền có hiệu lực cho đến khi hết hiệu lực đồng thời hai bên sẽ hết nghĩa vụ và trách nhiệm với những thỏa thuận trong giấy ủy quyền này.

Cách viết mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay
Cách viết mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay

- Phần xác nhận: Tuy là phần cuối nhưng lại là phần quan trọng nhất của mẫu giấy ủy quyền. Hai bên ủy quyền và được ủy quyền cần ký tên và đóng dấu chính thức. Việc này xác minh cho những thông tin có trong giấy đã đạt được thỏa thuận của người ủy quyền và phó giám đốc.

6. Bỏ túi những lưu ý để mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay trở nên hoàn chỉnh

Để giấy ủy quyền của bạn trở nên hoàn hảo về mọi mặt, bạn chắc chắn phải lưu ý những điều sau:

- Mặt hình thức: Mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay phải đảm bảo trước hết về tính chính xác. Thông tin được khai không được sai lệch, sửa chữa hay gạch xóa. Bên cạnh đó, không được phép tồn tại những lỗi chính tả hay ngữ pháp vì đây là loại văn bản mang tính pháp luật.

- Mặt nội dung: Chọn lọc những thông tin chính thống về các bộ luật dân sự và luật doanh nghiệp để tham khảo nguồn tin cậy, phục vụ cho mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay.

Bỏ túi những lưu ý để mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay trở nên hoàn chỉnh
Bỏ túi những lưu ý để mẫu giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay trở nên hoàn chỉnh

 Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này đến đây. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi cần làm giấy ủy quyền phó giám đốc ký thay nhé! Bạn cũng đừng quên đón đọc những bài viết về mẫu giấy ủy quyền khác của work247.vn.   

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3798 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT