Giải đáp cho bạn về MFI trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa của nó

Theo dõi work247 tại
Quỳnh Trang tác giả work247.vn Tác giả: Quỳnh Trang

Thời đại ngày nay chứng khoán được mua và sử dụng rất nhiều, nhưng không phải ai cũng hiểu và đọc được các chỉ số của chứng khoán. Bạn có biết MFI trong chứng khoán là gì hay không? Nếu quan tâm về câu hỏi này và muốn giải đáp về nó mời bạn đọc bài viết này nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giải mã khái niệm về MFI trong chứng khoán 

MFI là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Money Flow Index được dịch ra có nghĩa là chỉ số dòng tiền trong chứng khoán. Chắc hẳn với những người như chuyên viên chứng khoán hay những nhà chơi chứng khoán lâu năm đều biết rằng ngoài chỉ số MFI, chứng khoán còn được sử dụng rất nhiều chỉ số khác để hiển thị giao dịch nhưng đây là chỉ số thông dụng ra được rất nhiều người áp dụng.

Giải mã khái niệm về MFI trong chứng khoán
Giải mã khái niệm về MFI trong chứng khoán 

Chỉ số MFI được sáng tạo ra bởi 2 nhà phát triển là Gene Quong và Avrum Soudark được tạo ra từ chỉ số RSI nhưng có sự cải tiến hơn bởi có khối lượng giao dịch. Chỉ số này sẽ bao gồm một loạt những con số hiển thị nằm trong khoảng từ 0 đến 100 và thể hiện 3 tín hiệu chính đó là hiện tượng quá mua/bán, tìm phân kỳ hoặc hội tụ và xác định giá tăng hay giảm.

Có nghĩa đơn giản hơn là chỉ số này thể hiện trên thị trường chứng khoán cho người xem hiểu được loại chứng khoán mà người ấy lựa chọn có đang giao dịch trên sàn hay không, có đang xuất hiện ổn định không để họ nắm bắt và biết cách đầu tư cho phù hợp nhất.

Xem thêm: Cách phân biệt các đặc điểm của nhà đầu tư chứng khoán là gì?

2. Những đặc điểm nổi bật và vai trò của MFI trong chứng khoán là gì?

2.1. Công thức tính

MFI=100-100/(1+MR)

Cụ thể là:

MR: Tỷ lệ dòng tiền được tính bằng cách lấy dòng tiền dương/ dòng tiền âm

Nếu MR không đổi thì sẽ lược bỏ đi

Để tính dòng tiền âm và dòng tiền dương chúng ta cần biết cách xác định giá điển hình và dòng tiền. Trong đó giá điển hình tính theo công thức là: Tổng giá cao, giá thấp, giá đóng cửa/ 3. Còn công thức tính dòng tiền là: Giá điển hình x Khối lượng giao dịch trong giai đoạn đó.

2.2. Ưu và nhược điểm của MFI

2.2.1. Ưu điểm

Ưu và nhược điểm của MFI
Ưu và nhược điểm của MFI

Chỉ số MFI được dùng để tính toán khối lượng cổ phiếu trên sàn và được kết hợp cùng RSI để tạo nên bộ cung cụ phân tích chứng khoán rất hiệu quả.

Chỉ số này có tác dụng làm cho các nhà đầu tư chứng khoán đánh giá được và xác định những bước đi phù hợp để tìm kiếm lợi nhuận cho mình trên thị trường đầy biến động.

Ngoài ra chỉ số MFI còn cho các nhà đầu tư thấy được giá trị của loại cổ phiếu đó đang có xu hướng tăng hay giảm trên thị trường.

2.2.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm quan trọng của chỉ số MFI kể trên, loại chỉ số này cũng có những hạn chế có thể kể tới như:

- Chỉ số này chỉ mang tính tương đối bởi vì nó được tính toán ở khoảng thời gian nhất định mà thị trường chứng khoán thì thay đổi không ngừng qua từng giờ từng ngày vậy nên nếu sử dụng nó phải đi kèm với những công cụ khác thì mới xác định chính xác được loại cổ phiếu đó.

- Kết quả của chỉ số không có độ chính xác cao vì thế nó không được nhiều nhà đầu tư cũng như các chuyên viên khuyên dùng.

2.3. Vai trò nổi bật của MFI trong chứng khoán 

Vai trò nổi bật của MFI trong chứng khoán
Vai trò nổi bật của MFI trong chứng khoán 

Tuy tồn tại cả những ưu và khuyết điểm thế nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của chỉ số này trên thị trường như:

- Áp dụng hợp lý chỉ số này sẽ giúp các nhà giao dịch mang về được mức lợi nhuận lớn và hạn chế được tình trạng lỗ trên sàn chứng khoán.

- Hai công cụ phân tích của chỉ số là quá mua và quá bán hoặc phân kỳ và hội tụ luôn được các nhà đầu tư yêu thích lựa chọn bởi khả năng tính toán cực chính xác của nó.

- Kết quả hiển thị chỉ số giúp người giao dịch biết khi nào nên mua hay bán cổ phiếu. Lưu ý là nếu chỉ số trên 80 thì hệ thống sẽ gửi lệnh mua cho nhà đầu tư và tùy theo phân tích để nhà đầu tư đưa ra quyết định , còn nếu chỉ số dưới 20 có nghĩa là nhà đầu tư nên cân nhắc bán cổ phiếu đang sở hữu ra thị trường để thu lợi nhuận.

Với khả năng dự báo xu hướng thị trường thì chỉ số MFI cũng thể hiện cho nhà đầu tư ở con số 50 có nghĩa là nếu số đó là trên 50 thì giá có xu hướng tăng còn dưới 50 thì giá cổ phiếu có xu hướng giảm.

3. Gợi ý cách sử dụng MFI trong chứng khoán hiệu quả

3.1. Xác định xu hướng giá

Xác định xu hướng giá
Xác định xu hướng giá

Như đã nói tới ở trên mức chỉ số 50 chính là mốc xác định chỉ số giá tăng hay giảm của MFI và để sử dụng hợp lý cách này nhà đầu tư cần áp dụng thêm một vài chỉ báo khác nữa.

3.2. Xác định vùng quá bán hoặc quá mua

Xác định vùng quá mua hoặc quá bán
Xác định vùng quá mua hoặc quá bán

Lúc này khi mà chỉ số hiển thị từ 80 trở lên và và MFI tăng dần có nghĩa là thị trường đảo chiều xuống và nhà đầu tư có thể lựa chọn lệnh Sell. Còn nếu chỉ số là dưới 20 có nghĩa thị trường đảo chiều tăng và nhà đầu tư nên cân nhắc để lựa chọn lệnh Buy.

Ngoài ra để an toàn hơn khi đặt lệnh thì nhà đầu tư có thể thấy chỉ số di chuyển từ vùng quá bán lên đường 20 và chờ khi xuất hiện mô hình nến tăng trên đồ thị để quyết định. Còn nếu chỉ số từ vùng quá mua cắt xuống 80 thì nhà đầu tư nên đợi xuất hiện mô hình nến giảm thì mới nhấn vào đặt lệnh.

3.3. Dùng phân kỳ và hội tụ

Dùng phân kỳ và hội tụ
Dùng phân kỳ và hội tụ

Nhà đầu tư có thể lựa chọn sử dụng phân kỳ khi đỉnh sau cao hơn đỉnh trước còn chỉ số MFI thì đỉnh sau thấp hơn có nghĩa là thị trường vẫn tăng giá nhưng xu hướng tăng này sẽ không mạnh và khả năng là sẽ đảo chiều giảm giá.

Còn với hội tụ được sử dụng khi nhận thấy đáy sau thấp hơn đáy trước còn chỉ số MFI thì ngược lại có nghĩa là giá có dấu hiệu suy yếu và có thể thị trường sẽ đảo chiều và tăng giá hơn.

Tuy nhiên sử dụng phân kỳ và hội tụ sẽ không thể xác định chính xác để đặt lệnh và chỉ cho biết xu hướng thị trường tăng hay giảm vì thế nếu muốn đặt nhà đầu tư phải kết hợp thêm mô hình nến nhật, giá và các chỉ báo khác để xác định chính xác và đặt cho mang lại lợi nhuận cao cho chính bạn.

Xem thêm: Khám phá cách tìm kiếm khách hàng đầu tư chứng khoán hiệu quả nhất.

4. Bật mí thêm cách cài đặt chỉ số MFI trong chứng khoán

Để cài đặt chỉ số MFI trên bảng giao dịch chứng khoán của mình ở MT4 bạn chỉ cần biết một vài bước cơ bản như sau:

Bước 1: Vào Insert và chọn Indicators rồi chọn Volumes

Bước 2: Tiếp theo chọn mục Money Flow Index

Bước 3: Sau đó một cửa sổ sẽ mở ra và bạn hãy vào Parameters rồi chọn mục Period thì ở đây hệ thống đã mặc định sẵn là 14 rồi.

Bước 4: Tìm mục Style thì bạn có thể lựa chọn độ dài hoặc màu sắc nhưng phần này cũng được mặc định sẵn từ 0 đến 100 theo quy định của hệ thống rồi.

Bước 5: Ở mục Levels bạn có thể tùy ý lựa chọn thay đổi 2 giá trị mặc định theo ý mình bằng cách nhấn vào để chỉnh hoặc ấn để lựa chọn Add và nhập giá trị mới bạn muốn vào đó hoặc Delete để xóa bỏ giá trị cũ.

Nói tóm lại bài viết trên của work247.vn đã giải đáp giúp bạn về MFI trong chứng khoán là gì? Bên cạnh đó bài viết trên cũng đưa tới cho bạn thêm những thông tin quan trọng và cách để sử dụng chỉ số này an toàn và hiệu quả nhất. Mong rằng bài viết đã hỗ trợ bạn hiểu và biết cách để đầu tư chứng khoán hợp lý và thu lợi nhuận cao cho mình. Hãy đón đọc những bài viết khác về những chủ đề khác ở những bài sau nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem252 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT