Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ bạn nên biết?

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Mục tiêu nghề nghiệp luôn là danh mục khiến nhiều ứng viên phải đau đầu suy nghĩ mỗi khi ngồi viết CV. Bởi bản thân ứng viên đôi khi không hiểu rõ mục tiêu làm việc của mình cũng như không có định hướng cụ thể trong tương lai. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến các bạn mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ trong bài viết dưới đây!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Chuẩn bị nội dung trước khi viết

Trước khi làm bất cứ điều gì, bạn cũng cần có sự đầu tư kỹ lưỡng và chuẩn bị thất tốt; đối với phần mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ trong CV; bạn cần trả lời chính xác 3 câu hỏi: mục đích viết phần này để làm gì? Nên đưa nội dung nào vào trong CV; trình bày nội dung như thế nào là hợp lý (hình thức trình bày).

CV là bản mô tả thông tin chi tiết của ứng viên đến nhà tuyển dụng; vì vậy, mỗi phần nội dung trong Cv đều có mục tiêu nghề nghiệp chung là hướng đến nhà tuyển dụng; giới thiệu đến họ về các kỹ năng làm việc, năng lực và định hướng trong tương lai của bản thân mỗi ứng viên; từ đó đánh giá chính xác năng lực ứng viên đối với vị trí công việc đang xét tuyển.

Chuẩn bị nội dung trước khi viết
Chuẩn bị nội dung trước khi viết

Đối với phần mục tiêu nghề nghiệp; ứng viên cần trình bày đến nhà tuyển dụng những dự định, kế hoạch của bản thân trong tương lai đối với công việc này; bản thân bạn mong muốn nhận được điều gì và muốn cống hiến điều gì cho công ty?

Mục tiêu nghề nghiệp là nội dung vô cùng quan trọng, rất được sự quan tâm từ phía nhà tuyển dụng. Vì vậy, để có thể trình bày và thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được bạn thực sự hiểu biết và đam mê đối với vị trí công việc này; hãy trình bày nội dung một cách ngắn gọn, chi tiết nhưng vẫn bao hàm đầy đủ và ý nghĩa thông tin.

Bạn cần thực sự hiểu được tính chất và điểm cốt lõi của ngành dịch vụ; bám sát vào đó để xác định mục tiêu công việc cho cá nhân. Đối với ngành dịch vụ, quá trình tạo ra sản phẩm và quá trình cung cấp sản phẩm diễn ra đồng thời; vì vậy, mỗi sản phẩm được tạo ra đều không thể sửa đổi và thay thế.

Công việc yêu cầu đòi hỏi việc thực hiện đúng quy trình, tuân thủ quy tắc nghiêm ngặt; không để cảm xúc cá nhân chi phối (đây là điều rất dễ dàng mắc phải trong quá trình bạn làm ngành dịch vụ). Bạn có thể đưa một số thông tin như: chuyên gia kiểm soát và đánh giá chất lượng; nhà quản lý chất lượng dịch vụ; trưởng phòng quản lý khách sạn, nhà hàng; quản lý bar;…

Hình thức trình bày
Hình thức trình bày

Cuối cùng, sau khi đã nắm rõ được nội dung sẽ điền; bạn cần lưu ý đến hình thức trình bày. Vì chỉ có một phần nội dung nhỏ, nên khi trình bày, bạn cần trình bày dưới dạng các gạch đầu dòng; từng ý rõ ràng; không nên viết dài dòng như văn kể; chỉ lấy ý chính nhất.

Mục tiêu nghề nghiệp nên được phân chia thành hai phần riêng biệt là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn; mục tiêu ngắn hạn phải liên quan mật thiết và có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc hoàn thành mục tiêu dài hạn; nên trình bày mục tiêu ngắn hạn từ 1-3 ý; mục tiêu dài hạn từ 1-2 ý; các ý chỉ viết trong khoảng từ 1-2 dòng.

Xem thêm: Việc làm dịch vụ

2. Một số mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ

Mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ không có một khung cố định cho bất cứ ai; bởi đối với mỗi cá nhân; mục tiêu nghề nghiệp là khác nhau: có người thích đặt mục tiêu nghề nghiệp là kiếm tiền, mua nhà và đi du lịch; có người muốn hưởng thụ cuộc sống, được làm công việc mình yêu thích và đam mê;… tuy nhiên dù là mục tiêu gì; mục tiêu nghề nghiệp cũng cần đảm bảo được 2 nội dung chính là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

2.1. Nhân viên tư vấn bất động sản

Đối với một nhân viên kinh doanh bất động sản, bạn có thể để mục tiêu nghề nghiệp như sau:

Mục tiêu ngắn hạn:

- Được học hỏi và tham gia vào môi trường làm việc năng động.

- Gia tăng kiến thức về nhiều ngành nghề, công việc khác nhau; có sự hiểu biết sâu sắc về tâm linh và các yếu tố trong tâm linh.

- Bán được 1 căn nhà trong vòng 6 tháng.

Mục tiêu dài hạn:

Một số mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ
Một số mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ

- Tạo ra nhiều mối quan hệ với những người giỏi đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Mua được nhà trong tuổi 25

- Trở thành trưởng phòng trong 2 năm tới.

Để có thể viết được mục tiêu này, bạn phải hiểu rõ về tính chất việc làm nhân viên tư vấn bất động sản. Họ phải chủ động trong việc học tập và rèn luyện kiến thức của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau; chủ động tìm kiếm và sẵn sàng tư vấn cho khách hàng trong bất cứ hoàn cảnh hay thời điểm nào; luôn luôn chủ động tham gia các khóa đào tạo tư vấn bán hàng; thường xuyên tham gia các hoạt động phòng, nhóm để thúc đẩy tinh thần làm việc và tạo hiệu quả công việc;…

Để có thể trụ vững trong ngành, việc duy trì nhiệt huyết hay chịu khó làm việc là yếu tố quan trọng để thành công. Đối với các bạn muốn học tập và giao lưu học hỏi; bạn hoàn toàn có thể lựa chọn theo ngành này; tuy nhiên, nó rất vất vả, bạn thường xuyên phải vác mặt ra đường, kể cả nắng 40 hay 45 độ C; hay về nhà muộn vào 10 -11h đêm (tùy theo thời gian khách hàng muốn xem nhà).

Nhân viên tư vấn bất động sản
Nhân viên tư vấn bất động sản

Còn đối với các bạn ngại nắng, ngại mưa; không có “máu liều quá nhiều” thì có thể xem xét; bởi bạn sẽ rất dễ chán nản và mau chóng bỏ cuộc; chưa nói đến khó khăn tự nhiên; việc không có khách hàng để tư vấn hay dẫn đi xem nhà cũng là một khó khăn rất lớn bạn phải vượt qua.

Xem thêm: Việc làm marketing bất động sản

2.2. Nhân viên tư vấn khách hàng online

Nhân viên tư vấn khách hàng là công việc yêu cầu cao về khả năng giao tiếp và nắm bắt tâm lý khách hàng. Một nhân viên tư vấn xuất sắc là người có thể định hướng nhu cầu khách hàng từ khi họ chưa có nhu cầu đến khi nghe bạn tư vấn; nhu cầu được phát sinh; vậy là bạn đã thành công trong vai trò một tư vấn viên rồi!

Nhân viên tư vấn khách hàng yêu cầu là người phải có kỹ năng giao tiếp và trình bày ngôn ngữ hiệu quả. Khách hàng thường không có quá nhiều thời gian để lắng nghe bạn giới thiệu sản phẩm hay không có nhu cầu quan tâm ngay tại thời điểm bạn nói. Bạn cần thể hiện khả năng ngôn ngữ linh hoạt, đưa thông tin vào một cách nhanh chóng, ngắn gọn, giúp người nghe dễ dàng hình dung ra sản phẩm bạn đang nói đến.

Nhanh chóng phán đoán tâm lý khách hàng và đưa ra các hướng tư vấn hợp lý; từ đó kích thích nhu cầu sử dụng tiềm ẩn trong họ và đưa ra phương hướng bán hàng tiếp theo.

Nhân viên tư vấn khách hàng online
Nhân viên tư vấn khách hàng online

Đặc biệt, đây là công việc sẽ chịu rất nhiều áp lực từ phía khách hàng (bạn thường xuyên bị khách hàng từ chối); vì vậy, cần thực sự kiên trì với nghề, bạn mới có thể chạm tay đến thành công.

Mục tiêu ngắn hạn:

- Nâng cao khả năng nắm bắt và điều hướng tâm lý khách hàng.

- Nâng cao kỹ năng lắng nghe và thuyết phục; xử lý linh hoạt các tình huống có thể xuất hiện trong quá trình tư vấn.

- Rèn luyện năng lực bản thân, không đưa cảm xúc cá nhân hay lối nói cá nhân vào quá trình làm việc (không chuyên nghiệp).

Mục tiêu dài hạn:

- Trở thành chuyên viên tư vấn giỏi nhất trong khoảng thời gian 13 tháng.

- Sau 2 năm làm việc, cố gắng phấn đấu học tập và rèn luyện; đạt được vị trí trưởng phòng hay trưởng bộ phận kinh doanh.

Mục tiêu nghề nghiệp là phần nội dung khó, tuy nhiên, không phải bạn không thể hoàn thiện nó. Đừng đặt bản thân vào tình thế  hay hoàn cảnh của người khác, lấy thành công hay con người họ làm mục tiêu; chỉ mải miết chạy theo và lúc nào cũng cảm thấy mình thua kém.

Nhân viên tư vấn khách hàng
Nhân viên tư vấn khách hàng

Hãy bắt buộc bản thân ngồi suy nghĩ cẩn thận về những dự định trong tương lai và lên kế hoạch cụ thể cho nó; bản thân bạn có thế mạnh gì? Bạn yêu thích điều gì? Nếu việc đơn giản như mình muốn gì hay mình phải làm gì bạn cũng không trả lời được; vậy bạn chấp nhận một cuộc đời trôi nổi theo dòng nước phải không? Dù trong thời hiện đại hay trong xã hội xưa, một chân lý luôn luôn tồn tại: “Chỉ có vượt dòng cố gắng, bạn mới có được thành công”.

Tôi nghĩ, thời điểm bạn ngồi viết mục tiêu cho CV này, bản thân cũng không còn trẻ nữa; nếu tuổi 20 không nỗ lực cố gắng; tìm ra ưu điểm và thế mạnh cho mình; đến 30 tuổi lại lọ mọ trong vòng xoáy đổi việc; liệu lúc đấy bạn còn dũng cảm để đi xin việc làm không hay sẽ gắn chặt công việc này đến hết cuộc đời!

Hãy dành thời gian suy nghĩ nghiêm túc cho tương lai của chính mình! Trên đây là bài chia sẻ của tôi về mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ; hy vọng bài viết đem đến cho bạn một vài gợi ý hữu ích trong quá trình bạn hoàn thành cv xin việc của bản thân.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2038 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT