Ngân hàng điện tử là gì mà thu hút nhiều người sử dụng đến thế
Theo dõi work247 tạiCông nghệ ngày càng phát triển, các dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng cải tiến để phục vụ nhu cầu của khách hàng, bởi vậy mà loại hình ngân hàng điện tử đã ra đời. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu ngân hàng điện tử là gì và một số thông tin liên quan đến loại ngân hàng này.
1. Khái niệm ngân hàng điện tử
Ngân hàng điện tử còn được gọi là Internet Banking, Online Banking hay E-Banking. Ngân hàng dịch vụ có thể hiểu là loại hình dịch vụ ngân hàng được cung cấp trên nền tảng điện tử, chẳng hạn như điện thoại thông minh hoặc máy tính kết nối mạng. Tất cả các giao dịch giữa người dùng và ngân hàng đều dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa, nhằm cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Hiện nay, tại Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện tử được cung cấp qua các kênh chính bao gồm: Ngân hàng trên Internet (Internet Banking), Ngân hàng tại nhà (Home Banking), Ngân hàng qua tin nhắn điện thoại (SMS Banking), Ngân hàng qua mạng thông tin di động (Mobile Banking),…
Hầu hết các ngân hàng của Việt Nam hiện nay đều có cổng ngân hàng điện tử riêng, có thể kể đến một vài cái tên tiêu biểu như: Agribank, Techcombank, Vietinbank, BIDV, Sacombank, Vietcombank, VPBank, MB,…
Xem thêm: Vốn tự có của ngân hàng là gì? Đặc điểm và những điều cần biết
2. Các loại giao dịch có thể thực hiện với ngân hàng điện tử
Với những tính năng tiện ích của mình, ngân hàng điện tử cho phép người dùng thực hiện rất nhiều loại giao dịch khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Một số loại giao dịch chủ yếu là:
- Chuyển tiền trong nội bộ ngân hàng và chuyển tiền liên ngân hàng.
- Truy vấn, kiểm tra lịch sử giao dịch, cập nhật thông tin tài khoản.
- Rút, nạp, kiểm tra thông tin tiền gửi.
- Thanh toán các loại hóa đơn: mua sắm, điện thoại, điện, nước,…
- Đặt vé online: vé tàu hỏa, vé máy bay, vé xe khách, vé xem phim…
- Nộp thuế.
- Cập nhật thông tin khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá, quà tặng,…
…
Xem thêm: Lương ngân hàng chứng khoán đầu tư
3. Ưu điểm và nhược điểm của ngân hàng điện tử
3.1. Ưu điểm
- Tiện lợi, nhanh chóng:
Ngân hàng điện tử giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian so với sử dụng dịch vụ ngân hàng truyền thống, bạn không phải bỏ công sức, thì giờ để di chuyển đến cây ATM hay chi nhánh ngân hàng, không cần đợi đến lượt, không cần chờ nhân viên viết hóa đơn, đóng dấu, đếm tiền,…
Ngân hàng điện tử cho phép bạn thực hiện giao dịch ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, miễn là bạn có trong tay một thiết bị kết nối Internet. Tính chính xác của các giao dịch trực tuyến này cũng cao hơn giao dịch truyền thống, vì máy móc bao giờ cũng ít xảy ra sơ sót hơn con người. Đối với những khách hàng ở xa chi nhánh ngân hàng, hay các khách thực hiện giao dịch nhỏ, điều này lại càng có ý nghĩa hơn.
- Tiết kiệm chi phí:
Khi đã có sẵn tài khoản ngân hàng điện tử ngay trong tay, người dùng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đi lại, di chuyển đến tận ngân hàng. Bên cạnh đó, mức phí giao dịch thông qua ngân hàng điện tử cũng thấp hơn nhiều so với giao dịch truyền thống. Khi mua sắm, khách hàng thường xuyên được hưởng chiết khấu, giảm giá, nhận mã voucher, quà tặng,… nếu chấp nhận thanh toán qua ngân hàng điện tử.
Không chỉ tiết kiệm chi phí cho khách hàng mà nền tảng điện tử còn giúp ngân hàng tiết kiệm nhiều chi phí cho vận hành, nhân viên và gia tăng thu nhập, mở rộng phạm vi hoạt động, phục vụ khách hàng sâu hơn.
- Hưởng dịch vụ đa dạng:
Ngân hàng điện tử liên kết với nhiều công ty bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư, các nhà ga, sân bay, bến xe, các trung tâm thương mại, trường học,… nên người dùng có thể hưởng đa dạng dịch vụ trên nền tảng điện tử.
Các dịch vụ này được đồng bộ với ứng dụng điện tử, giúp việc giao dịch, cập nhật thông tin, chăm sóc khách hàng giữa đôi bên diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn. Khi đã cài đặt ngân hàng điện tử, khách hàng không chỉ sử dụng mình dịch vụ của ngân hàng mà còn có thể tận hưởng nhiều dịch vụ đến từ nhiều doanh nghiệp khác.
Xem thêm: Việc làm nhân sự ngân hàng
3.2. Nhược điểm
- Lỗi hệ thống:
Do số lượng người sử dụng quá đông nên các ngân hàng thường xuyên gặp phải tình trạng quá tải hệ thống, gây ra nhiều sơ sót trong quá trình xử lý giao dịch, đặc biệt vào những lúc cao điểm mua sắm như dịp lễ tết, kêu gọi quyên góp, ngày đóng học phí, ngày nhận lương,…
Có sai sót mà ngân hàng xử lý ngay lập tức, nhưng cũng có sai sót mà khách hàng cần đợi lâu hoặc phải liên hệ trực tiếp với ngân hàng để được giải quyết.
- Rủi ro về bảo mật:
Những hoạt động trên Internet luôn tồn tại rủi ro về bảo mật, khách hàng không dám chắc thông tin cá nhân, thông tin tài khoản của mình có bị đánh cắp, lan truyền, mua bán hay không. Không chỉ bị lộ danh tính mà khách hàng còn có thể bị nhóm kẻ xấu lợi dụng thông tin cá nhân đó để thực hiện các giao dịch lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Đã có những vụ việc hacker đánh cắp dữ liệu bằng công nghệ cao để dùng vào mục đích xấu. Chẳng hạn như năm 2024, ở Úc xảy ra sự kiện 324.000 thông tin giao dịch trực tuyến bị đánh cắp bị kẻ xấu dùng để trục lợi từ tài khoản thẻ.
- Tốc độ đường truyền:
Người dùng Việt Nam thường xuyên gặp phải vấn đề về tốc độ đường truyền, giao dịch bị gián đoạn do lỗi băng thông, do mạng quá yếu, quá chậm,… Sự tắc nghẽn đường truyền này không chỉ làm trễ nải thời gian mà đôi khi còn gây nhầm lẫn khi phía ngân hàng chưa xác nhận giao dịch thành công nhưng vẫn trừ tiền trong tài khoản của bạn.
- Bất tiện khi thiết bị điện tử có vấn đề:
Do phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị kết nối mạng, nên một khi thiết bị điện tử gặp sự cố, vấn đề, việc thực hiện các giao dịch online của khách hàng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trường hợp phổ biến nhất là điện thoại, máy tính hết pin, sập nguồn, mất mạng, không thể dùng ngân hàng điện tử để giao dịch được.
Hơn nữa, không phải ai cũng có các thiết bị thông minh để truy cập tài khoản ngân hàng điện tử, vậy nên điều này vẫn gây ra nhiều bất tiện cho cả phía ngân hàng lẫn khách hàng.
Xem thêm: Investment Banking là gì? Tổng hợp thông tin về Investment Banking
4. Cách sử dụng ngân hàng điện tử
Nếu muốn sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng nào thì bạn phải có tài khoản ngân hàng đó trước đã. Nếu không muốn đau đầu tìm tòi cách mở tài khoản online thì bạn có thể mang theo thẻ ngân hàng và căn cước công dân đến chi nhành ngân hàng gần nhất để được nhân viên tư vấn hỗ trợ mở tài khoản. Còn nếu không, bạn hoàn toàn có thể tự cài đặt và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử mà không cần cất công đi đâu cả.
Điều bạn cần làm là đăng nhập vào website hoặc tải ứng dụng điện thoại của ngân hàng, cung cấp các thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, số căn cước, số thẻ, số tài khoản, nhận dạng vân tay và khuôn mặt,… để lập một tài khoản online. Sau khi đã xác nhận tài khoản, bạn có thể dễ dàng dùng tài khoản online đó để thực hiện các giao dịch trên nền tảng điện tử.
Khi gặp thắc mắc hoặc khó khăn gì, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc khách hàng ngay trên nền tảng trực tuyến đó mà không cần phải đến tận ngân hàng để xử lý. Các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng luôn được cung cấp 24/24, miễn là bạn kết nối Internet thì không cần lo không có người giải quyết rắc rối cho bạn.
Trên đây là những thông tin tổng quát giúp bạn hiểu được ngân hàng điện tử là gì, cung cấp các dịch vụ ra sao, ưu và nhược điểm như thế nào cũng như cách để cài đặt. Hi vọng đã giúp bạn có được những kiến thức bổ ích và chúc bạn thành công tạo được tài khoản ngân hàng điện tử của riêng mình.
770 0