Hướng nghiệp chính xác ngành Đông phương học ra làm gì?
Theo dõi work247 tạiXu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, là lúc mà những ngành học nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, quan hệ quốc tế giữa các quốc gia được chú trọng hơn bao giờ hết. Nhắc đến đó, không thể không gọi tên ngành Đông phương học. Đây là một trong những ngành học hiện đại, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Tuy nhiên, vì khá mới mẻ, các sĩ tử cần tìm hiểu rõ ràng hơn những gì mình được học và được làm việc với kiến thức của ngành học này nhé!
1. Đông phương học - Ngành học mới đầy triển vọng
“Đông phương” - Cái tên đủ thấy rõ bản chất đối tượng mà ngành học này hướng đến. Thực vậy, vì chính xác hơn, bạn sẽ được tìm hiểu các quốc gia trong phạm vi khu vực này. Trước khi nắm bắt những giá trị nghề nghiệp mà chuyên ngành hướng đến, hãy cùng work247.vn điểm danh những nét đặc trưng trong Đông phương học nhé!
1.1. Bạn biết gì về ngành Đông phương học?
Khi nhắc đến cái tên Đông phương học, nhiều người nhầm tưởng rằng đây là một chuyên ngành liên quan đến y học cổ truyền hay một lĩnh vực mang tính “âm dương” nào đó. Nhìn chung, nếu chưa từng nghe qua ngành học này, khá nhiều người còn chưa biết chính xác Đông phương học là gì?
Trên thực tế, chuyên ngành này thuộc một trong những bộ phận nghiên cứu của lĩnh vực Khoa học xã hội. Đông phương học là ngành bao gồm toàn bộ những hoạt động nghiên cứu, hướng đến các quốc gia phương Đông như: Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước trong khối Đông Nam Á... đề cập đến các khía cạnh về chính trị, văn hóa, lịch sử, kinh tế, ngôn ngữ và xã hội của họ.
1.2. Đông phương học trong giáo dục
Với xu thế hội nhập toàn cầu, khi các quốc gia đang đặt mình trong nhiều mối quan hệ với các quốc gia khác. Ngày nay, có thể nói, việc hiểu biết lẫn nhau không chỉ về tiềm lực kinh tế, các diễn biến về chính trị, xã hội mà còn là đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán và cả ngôn ngữ là quan trọng hơn hết. Đó cũng chính là lý do Đông phương học len lỏi vào hệ thống giáo dục như một mục tiêu và nhiệm vụ cần đẩy mạnh.
Tham gia ngành học này, sinh viên sẽ được tiếp cận với hàng loạt khối kiến thức vô cùng phong phú và đa dạng. Như khi định nghĩa về ngành học, đồng nghĩa với việc bạn sẽ được khám phá những khía cạnh về lịch sử hình thành và phát triển, hay các nền văn hóa đặc sắc, và cả ngôn ngữ mà các quốc gia phương Đông đang sử dụng. Cho bạn một cái nhìn từ tổng quan đến sâu sắc về những “con rồng” lớn nhất châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... hay sự thịnh vượng và vị trí của các quốc gia trong khối Asean trên thế giới.
Khác với sinh viên các ngành văn hóa độc lập, chỉ được nghiên cứu về một lĩnh vực độc lập. Hay khác với sinh viên các ngành ngoại ngữ, chỉ chú trọng về kỹ thuật giao tiếp các thứ tiếng. Thì sinh viên Đông phương học có một “sức mạnh tổng hợp” hơn, bởi họ sẽ được kết hợp nhiều mảng tri thức này lại với nhau. Để khi ra trường, cử nhân Đông phương học vừa có năng lực về ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung, Hàn, Nhật,... lại vừa có trình độ am hiểu về văn hóa, chính trị, kinh tế của các nước, giúp họ phát huy thế mạnh của mình ở nhiều lĩnh vực nghề nghiệp hơn trên thị trường việc làm ngày nay.
2. Chương trình đào tạo ngành Đông phương học
Có thể nói, khối kiến thức khổng lồ mà đa dạng của Đông phương học mang lại cho sinh viên, sẽ khiến bạn gia tăng sự hứng thú hơn trong quá trình học tập của mình. Khi tham gia ngành học này, bạn sẽ được học những gì?
2.1. Học Đông phương học là học được những gì?
Về năng lực chuyên môn và kiến thức, sinh viên Đông phương học hầu như sẽ được tiếp cận các nền tảng tri thức đi từ cơ sở đến chi tiết kiến thức trong ngành và nhóm ngành. Cụ thể hơn:
+ Về khối kiến thức chung: Sinh viên Đông phương học sẽ nắm vững được những nguyên lý cơ bản về lý luận, chính trị và tư tưởng thông qua các học phần bắt buộc đầu năm nhất như Nguyên lý cơ bản của Mác - Lênin 1 + 2 hay Đường lối ĐCSVN và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được tiếp cận với các kiến thức cơ sở đa dạng, từ môi trường, văn hóa xã hội, lịch sử văn minh cho đến pháp luật, thống kê, kinh tế,... Song song với đó, người học cũng sẽ có đủ năng lực về ngoại ngữ (tiếng Anh) được đào tạo theo Khung năng lực ngoại ngữ của nước ta.
+ Về khối kiến thức theo lĩnh vực: Sinh viên được học các phương pháp tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu khoa học. Bước đầu am hiểu những kiến thức thuộc khối KHXH và NV về lĩnh vực Đông phương học, chẳng hạn như Khu vực học, Tôn giáo và học thuyết kinh tế, xã hội của các nước phương Đông,...
+ Về khối kiến thức khối ngành: Sinh viên được tiếp cận và nắm bắt được hệ thống tri thức về văn hóa, lịch sử, kinh tế từng thời kỳ, các tiến trình quan hệ quốc tế của các quốc gia phương Đông. Đồng thời, được học và hiểu về những khía cạnh tương tự tại Việt Nam, bao gồm cả thể chế chính trị, chiến lược quan hệ của nước ta với các nước trên thế giới. Đa phần sẽ được cung cấp những thông tin mang tính mới, tính cập nhật về các quốc gia trong khu vực.
+ Về khối kiến thức theo nhóm ngành: Sinh viên được tiếp cận và hiểu biết cơ bản về các khía cạnh văn hóa, chính trị, kinh tế, thể chế của các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á. Từ đó nhận định và rút ra được những bài học tích cực cho Việt Nam. Đồng thời, phân tích được các điểm tương đồng giữa các quốc gia với Việt Nam về ngôn ngữ, văn hóa, đặc trưng tôn giáo, tín ngưỡng,...
+ Về khối kiến thức theo ngành: Đây là khối kiến thức được phân chia cụ thể theo từng quốc gia, theo đó, người học sẽ chọn một trong những phân ngành cụ thể như: Nhật Bản học, Trung Quốc học, Hàn Quốc học, Thái Lan học và Đông Nam Á học,... Sinh viên khi chọn một trong những phân ngành này, sẽ được tiếp cận một cách chi tiết và sâu sắc hơn về các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như mối liên hệ giữa quốc gia đó với Việt Nam. Song song với đó, sinh viên cũng được trang bị kiến thức về ngôn ngữ của quốc gia tương ứng.
Ngành Giáo Dục Chính Trị - Học gì? Ra trường làm gì?
2.2. Khung chương trình đào tạo cơ bản
Có thể nói, những kiến thức mà ngành Đông phương học mang lại cho sinh viên là một khối kiến thức siêu khổng lồ, hơn hết rất đa dạng, chi tiết và phong phú. Khung chương trình đào tạo của ngành không giống nhau, vì còn tùy thuộc vào từng cơ sở giáo dục thiết kế. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một vài thông tin từ khung chương trình đào tạo Đông phương học như sau:
+ Khối kiến thức chung: Mác 1, Mác 2, Tư tưởng HCM, Đường lối ĐCSVN, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Thái.
+ Khối kiến thức chung theo từng lĩnh vực: Gồm các học phần tự chọn và bắt buộc như Phương pháp nghiên cứu khoa học, Lịch sử văn minh thế giới, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Logic học, Pháp luật đại cương, Xã hội học đại cương,...
+ Khối kiến thức chung của khối ngành: Khu vực học, Văn hóa và văn minh phương Đông, Lịch sử phương Đông, Lịch sử tư tưởng, Báo chí truyền thông,...
+ Khối kiến thức nhóm ngành: Sinh viên được chọn một trong hai nhóm ngành bao gồm Đông Bắc Á, Nam Á và Đông Nam Á.
+ Khối kiến thức ngành: Sinh viên được chọn một trong nhiều nhóm ngành bao gồm Trung Quốc học, Ấn Độ học, Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Thái Lan học, Đông Nam Á học,... Tại mỗi nhóm ngành mà sinh viên đã chọn, đều được giảng dạy từ kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa,... trong đó tập trung vào các học phần ngôn ngữ của quốc gia được chọn.
Tương tự như các chuyên ngành khác, sinh viên Đông phương học cũng trải qua các học phần như: Thực tế ngành, thực tập, khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp vào năm cuối.
3. Cử nhân Đông phương học với nhiều cơ hội nghề nghiệp
Trong quá trình học, sinh viên Đông phương học được tiếp nhận rất nhiều khối kiến thức đa dạng. Sau khi ra trường, đa phần các cử nhân Đông phương học đều nắm vững được những kiến thức chuyên ngành và đặc biệt là có năng lực về ngôn ngữ ổn định. Đó chính là lý do những người học ngành này có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong thị trường việc làm ngày nay.
3.1. Các vị trí việc làm có thể đảm nhiệm
Có khá nhiều lựa chọn việc làm ở đa dạng vị trí cho cử nhân Đông phương học. Dưới đây là một số gợi ý:
+ Chuyên viên phụ trách các mảng về văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội, đối ngoại.
+ Chuyên viên đối ngoại và chuyên viên quan hệ quốc tế.
+ Phiên dịch, biên dịch, thông dịch, đại diện phát ngôn.
+ Thư ký tổng hợp, nhân viên hành chính văn phòng, nhân viên văn thư, lễ tân, trợ lý doanh nghiệp,...
+ Hướng dẫn viên du lịch, Điều hành viên du lịch,...
+ Biên tập viên các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa,...
+ Giảng viên giảng dạy lịch sử, văn hóa, chính trị và ngôn ngữ tại các cơ sở giáo dục liên quan hoặc tại khoa, ngành Đông phương học tại các trường Cao đẳng, Đại học.
3.2. Đa dạng địa điểm làm việc
Nhìn vào hệ thống các công việc mà một sinh viên Đông phương học có thể đảm nhiệm sau khi ra trường, chúng ta cũng có thể thấy, có khá nhiều địa điểm tuyển dụng những vị trí làm việc này. Cụ thể như:
+ Các cơ quan, đơn vị, ban ngành các cấp hoạt động trên lĩnh vực ngoại giao, nội vụ.
+ Những công ty nước ngoài và công ty Việt Nam đều có đối tác ở nước ngoài.
+ Các công ty dịch vụ, du lịch, thương mại hay các tổ chức phi chính phủ.
+ Các cơ quan truyền thông đại chúng như: Thông tấn báo chí, đài phát thanh và truyền hình, ban tuyên giáo,...
+ Các hệ thống giáo dục như Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.
+ Các trung tâm ngoại ngữ, các doanh nghiệp đào tạo xuất khẩu lao động, tuyển sinh du học,...
Nhìn chung, con đường sự nghiệp của những ai đang theo học ngành Đông phương học là rất rộng mở. Đặc biệt, nếu bạn là một cá nhân tập trung trong việc bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ của mình, thì cơ hội thu về mức thu nhập khủng với các công việc như: Hướng dẫn viên du lịch quốc tế, biên phiên dịch, trợ lý giám đốc nước ngoài, giáo viên ngoại ngữ,... là rất lớn.
Việc làm thư ký - trợ lý tại Hà Nội
4. [Tin tuyển sinh 24h] Các trường có ngành Đông phương học
Nếu bạn là một người trẻ thích khám phá văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ,... của các quốc gia phương Đông, thì Đông phương học có thể là một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Do nhu cầu xã hội về nhân lực chuyên ngành này ngày càng nhiều, các sĩ tử có thể có nhiều lựa chọn hơn khi theo học Đông phương học tại các trường học như sau:
+ Miền Bắc: ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)
+ Miền Trung: ĐH Khoa học Huế, ĐH Nha Trang, ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng, ĐH Thái Bình Dương.
+ Miền Nam: ĐH Lạc Hồng, ĐH Văn Lang, ĐH Cửu Long, ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh, ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh, ĐH Văn Hiến.
Để thi vào Đông phương học, bạn cần ôn luyện kiến thức trong các khối ngành bao gồm:
+ Khối A00: Toán - Hóa - Lý
+ Khối A01: Toán - Tiếng Anh- Lý
+ Khối C00: Lịch sử - Văn học - Địa lý
+ Khối D01: Toán - Văn học - Tiếng Anh
+ Khối D02: Toán - Văn học - Tiếng Nga
+ Khối D03: Toán - Văn học - Tiếng Pháp
+ Khối D04: Toán - Văn học - Tiếng Trung
+ Khối D05: Toán - Văn học - Tiếng Đức
+ Khối D06: Toán - Văn học - Tiếng Nhật
+ Khối D14: Văn học - Lịch sử - Tiếng Anh
+ Khối D15: Văn học - Địa lý - Tiếng Anh
+ Khối D80: Tiếng Nga - Văn học - KHXH
+ Khối D81: Tiếng Nhật - Văn học - KHXH
+ Khối D82: Tiếng Pháp - Văn học - KHXH
+ Khối D83: Tiếng Trung - Văn học - KHXH
Với mức điểm chuẩn trung bình từ 15 - 27 điểm, bao gồm cả phương án xét tuyển theo học bạ THPT, các sĩ tử hoàn toàn có thể đặt chân vào ngành Đông phương học với vô vàn những kiến thức thú vị đang chờ đợi bạn ở phía trước. Những thông tin trên đây của work247.vn, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn một cách chi tiết nhất về ngành học mà bạn quan tâm!
6778 0