Ngành Quản lý công nghiệp ra làm gì? Giải mã hiện tượng “Quản lý công nghiệp”
Theo dõi work247 tạiCơn sốt “Quản lý công nghiệp” hiện đang làm điên đảo trong thị trường việc làm hiện nay. Tuy nhiên, khái niệm của ngành Quản lý công nghiệp là gì? Học xong ra làm gì? có phải là điều ai cũng biết và hiểu rõ? Hãy cùng Work247.vn giải mã về ngành nghề này nhé!
1. Những thông tin cơ bản về ngành Quản lý công nghiệp
Mỗi một ngành nghề đều có những đặc điểm và tính chất riêng. Vì vậy khi định hướng nghề nghiệp trong tương lai bạn cần phải hiểu được những thông tin cơ bản về ngành nghề đó.
1.1. Khái niệm của “Quản lý công nghiệp là gì?”
Quản lý công nghiệp hiểu đơn giản thì đây là vị trí công việc trong ngành giao thoa giữa kinh tế và công nghệ. Người làm ở vị trí này sẽ chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân lực, kinh doanh, sản xuất, thị trường, xây dựng dự án phát triển cũng như nghiên cứu, phân tích dự án đó và nghiên cứu về thị trường,...Các công ty, doanh nghiệp và các ngành dịch vụ là nơi mà Quản lý công nghiệp được sử dụng phổ biến và đây cũng sẽ là nơi để phát triển các việc làm của ngành này.
Sinh viên theo học ngành Quản lý công nghiệp sẽ được cung cấp các kiến thức về Quản lý nguồn nhân lực, Quản lý dự án, Quản lý kinh doanh,... Qua đó, áp dụng được các kiến thức đã học vào trong đời sống cũng như công việc của mình.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng cần thiết để phục vụ trong hoạt động học tập, nghiên cứu cũng như trong các công việc sau này. Một số kỹ năng đó là kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, kỹ năng xây dựng kế hoạch,... Đây là những kỹ năng cơ bản mà một người Quản lý cần có và cần rèn luyện.
1.2. Học khối nào để có thể thi vào ngành Quản lý công nghiệp?
Ngành Quản lý công nghiệp có mã ngành là 7510601
Các tổ hợp môn thi và khối thi của ngành học này thường là khối có các môn tự nhiên, phải có sự suy nghĩ logic. Các khối thi gồm:
- Khối A00: Toán, Lý, Hóa
- Khối A01: Toán, Lý, Anh
- Khối D01: Toán, Văn, Anh
- Khối D07: Toán, Hóa, Anh
1.3. Quản lý công nghiệp phải học những gì?
Chương trình đào tạo của ngành Quản lý công nghiệp được chia làm 3 phần, đó là: Kiến thức đại cương, Kiến thức cơ sở ngành và Kiến thức chuyên ngành.
Kiến thức đại cương sẽ cung cấp những lý luận cơ bản ban đầu cho sinh viên. Đây là kiến thức bắt buộc và áp dụng cho sinh viên toàn trường khi mới vào đại học. Một số môn học thuộc kiến thức đại cương có thể nhắc đến như: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin ( 2 học phần), Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam,...
Ở khối kiến thức cơ sở ngành, sinh viên sẽ học các môn kiến thức cơ bản của ngành mình đang học, qua đó hình thành được nền tảng kiến thức ban đầu về ngành. Đây là khối kiến thức được coi như bước đệm để giúp sinh viên học các môn chuyên ngành sau đó.
Khối kiến thức chuyên ngành là khối kiến thức mang đến cho sinh viên sự hiểu biết cũng như các tri thức quan trọng của ngành mình đang theo học. Qua đó, áp dụng các kiến thức này vào trong quá trình nghiên cứu cũng như trong công việc liên quan. Nếu không có kiến thức chuyên ngành tốt thì sẽ rất khó làm việc sau khi ra trường nếu muốn làm đúng chuyên ngành của mình. Cac môn chuyên ngành của Quản lý công nghiệp như: Môn quản trị nguồn nhân lực, quản lý dự án, Quản trị chất lượng, quản trị chiến lược, quản lý công nghệ,...
Xem thêm: Việc làm nhân sự
1.4. Các trường đào tạo và mức điểm chuẩn của ngành Quản lý công nghiệp
Hiện nay, có khá nhiều trường đào tạo về ngành Quản lý công nghiệp. Một số trường có chất lượng đào tạo tốt như:
- Trường Đại học bách khoa Hà nội
- Trường Đại học Điện lực
- Trường Đại học Bách khoa - ĐH Đà Nẵng
- Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM
- Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Trường Đại học Cần Thơ,...
Hầu như, ở cả 3 miền đất nước đều có trường đào tạo về ngành học này với chất lượng tốt. Bạn chỉ cần tìm hiểu kỹ thông tin các trường để có thể chọn lựa được ngôi trường phù hợp với khả năng của mình cũng như môi trường học tập tốt.
Qua từng năm thì mức điểm chuẩn của ngành Quản lý công nghiệp sẽ có sự thay đổi. Nhưng nhìn chung, qua mấy năm gần đây, mức điểm chuẩn của ngành này dao động trong khoảng từ 14 - 22 điểm. Việc xét tuyển của ngành học này vào các trường Đại học sẽ dựa vào kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia hoặc tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của các trường có thể xét theo học bạ.
Xem thêm: Ngành kỹ thuật công nghiệp ra làm gì?
2. Những tiềm năng công việc nào cho sinh viên ngành Quản lý công nghiệp?
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển. Có rất nhiều công ty, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau mọc lên. Do đó, nhu cầu tuyển dụng cũng ngày một lớn và ngành Quản lý công nghiệp đã mở ra những cơ hội việc làm cho người lao động.
Học ngành Quản lý công nghiệp bạn có thể làm các công việc liên quan đến quản trị nguồn nhân lực, quản trị dự án hay các công việc liên quan đến thị trường, xây dựng các phương án phát triển,... tại các tổ chức, đơn vị sản xuất, kinh doanh khác nhau và hình thái hoạt động đa dạng.
Một số việc làm cụ thể như:
- Công việc về quản lý nhà máy. Làm công việc này thì bạn sẽ phải giải quyết các vấn đề mua hàng, số hàng còn tồn kho và hoạch định các kế hoạch cũng như các thức sản xuất phù hợp theo từng giai đoạn nhất định.
- Công việc về quản lý nhân sự thì các công việc của bạn sẽ chủ yếu liên quan đến nhân sự, nghĩa là nhân viên của nơi bạn đang làm việc. Nó sẽ bao gồm các công việc như hoạch định nhân sự, kế hoạch khen thưởng và đào tạo nhân sự cũng như tìm hiểu nhu cầu cần đào tạo ngày nay.
- Quản lý chất lượng là công việc mà người đảm nhận phải phân tích các cơ sở dữ liệu của công ty cũng như biết kiểm tra, đánh giá để từ đó đưa ra nhận định về chất lượng làm việc cũng như chất lượng công việc đang ở mức nào. Qua đó, xây dựng được những kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng của công ty, doanh nghiệp.
hay sản phẩm, dịch vụ đó.
- Nếu bạn làm về quản lý mua hàng thì bạn sẽ phải thực hiện các công việc liên quan đến việc vận hành và định hướng vận hành, đánh giá các chương trình mua hàng để nắm bắt được tình hình, thông qua đó có những cách khắc phục kịp thời.
- Quản lý kinh doanh sẽ bao gồm các công việc như nghiên cứu thị trường, lập các kế hoạch, chiến lược kinh doanh cụ thể để đẩy mạnh cũng như nâng cao năng suất đạt hiệu quả tối ưu nhất cho công ty, doanh nghiệp.
- Học Quản lý công nghiệp bạn cũng có thể đảm nhận vai trò tư vấn và cải tiến quy trình. Công việc này nhằm mục đích nghiên cứu và đưa ra phương pháp sản xuất tối ưu nhất, giảm thiểu về thời gian cũng như kinh phí sản xuất. Không chỉ ứng với sản xuất hàng hóa mà cả các dịch vụ.
- Công việc Lập kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng cũng là một sự lựa chọn cho bạn. Ở công việc này bạn sẽ phải làm các công việc như thương thảo hợp đồng hay gặp gỡ, trao đổi với các nhà cung ứng nguyên vật liệu. Ngoài ra bạn còn phải thiết lập và duy trì các mối quan hệ đó để thuận lợi cho các công việc sau này.
- Quản lý kế toán tài chính cũng là công việc nhiều bạn hướng tới khi học ngành Quản lý công nghiệp. Công việc này sẽ thiên về việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động tài chính của công ty, doanh nghiệp. Đồng thời, người làm công việc này cũng sẽ phải tìm hiểu và phân tích cũng như tính toán về chứng khoán.
Với ngành Quản lý công nghiệp, thì mức lương hiện nay khá hấp dẫn. Nếu bạn mới ra trường và còn ít kinh nghiệm thì mức lương bạn có thể nhận được là từ 7 - 10 triệu đồng. Tùy thuộc vào vị trí, năng lực và nơi bạn làm việc. Còn nếu đã có kinh nghiệm và năng lực tốt thì mức lương của bạn sẽ từ 10 triệu đồng trở lên.
Hiện nay, nguồn nhân lực về ngành Quản lý công nghiệp ở nước ta đang trong thực trạng thiếu hụt nghiêm trọng . Vì vậy, đây là cơ hội tiềm năng để mở rộng việc làm cho sinh viên theo học ngành này. Cũng chính vì lý do đó mà ngành Quản lý công nghiệp đang tạo nên một cơn sốt trong các ngành học và nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm: Việc làm quản lý công nghiệp
3. Những tố chất, yêu cầu cần có để theo học ngành Quản lý công nghiệp?
Để học ngành Quản lý công nghiệp hoặc làm việc trong lĩnh vực này, bạn cần phải có các phẩm chất và đáp ứng các yêu cầu cụ thể.
- Áp dụng được các kiến thức đã học vào trong công việc của mình. Bạn có thể học giỏi, nhưng khi làm việc bạn lại không biết sử dụng các kiến thức mình đã học vào thực tế thì sẽ dẫn đến kết quả công việc không được cao. Như vậy, bạn sẽ không thể hoàn thành được trách nhiệm cũng như công việc của mình.
- Biết ngoại ngữ cũng là một yêu cầu cần thiết. Bởi bạn sẽ là người quản lý của một số người hoặc nhóm người nào đó, thì việc biết tiếng Anh sẽ hỗ trợ cho việc giao tiếp gặp gỡ đối tác của bạn. Chưa kể đến nhân viên của bạn cũng sẽ có thể là người nước ngoài.
- Biết cách giao tiếp và thuyết trình vấn đề. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi nhà quản lý. Không cần biết bạn làm ở lĩnh vực nào nhưng giao tiếp và thuyết trình vấn đề trước đám đông là yếu tố bạn phải có. Điều này sẽ giúp bạn thiết lập cũng như duy trì các mối quan hệ sau này.
- Sử dụng thành thạo kỹ thuật, các công cụ hỗ trợ phân tích, đánh giá vấn đề cũng là yếu tố cần thiết. Là một nhân viên hay quản lý về một lĩnh vực nào đó mà không biết sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc thì bạn sẽ không bao giờ hoàn thành được công việc của mình cũng như không thể tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục các vấn đề đó.
- Viết được các báo cáo, văn bản biểu mẫu chuẩn là yêu cầu khi bạn muốn làm trong ngành Quản lý công nghiệp. Bởi dù làm việc gì thì bạn đều sẽ phải viết báo các các vấn đề mà bạn chịu trách nhiệm quản lý cũng như đánh giá. Vì thế, các văn bản cần được trình bày đúng theo quy chuẩn, dễ đọc, dễ hiểu và không gây nhầm lẫn.
Trên đây là một số yêu cầu cũng như tố chất cơ bản mà mỗi người khi theo học ngành Quản lý công nghiệp phải có. nếu bạn muốn theo đuổi công việc với ngành nghề này thì hãy rèn luyện những tố chất còn thiếu ở bản thân nhé!
Xem thêm: Ngành quản trị doanh nghiệp là gì – những điều thí sinh cần biết
4. Cách tìm kiếm các công việc ngành Quản lý công nghiệp ở đâu?
Có rất nhiều trang tìm kiếm công việc hiện nay. Bạn chỉ cần gõ tên công việc là chúng ta sẽ nhận được rất nhiều kết quả khác nhau. Tuy nhiên, không phải trang tuyển dụng nào cũng đủ uy tín và đáng tin cậy.
Work247.vn là một website có lẽ không quá xa lạ với các bạn. Đây là trang web chuyên cung cấp các thông tin việc làm ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau,vì vậy bạn có thể hoàn toàn dễ dàng tìm được những công việc phù hợp với ngành nghề của mình. Hơn nữa, đây cũng là website phù hợp với cả các nhà tuyển dụng khi muốn tuyển dụng nhân sự cho công ty, doanh nghiệp mình. Có thể nói, Work247.vn là trang thông tin tuyển dụng hữu ích cho cả người lao động và các nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, Work247.vn cũng có những bài viết mang tính định hướng nghề nghiệp sau này, giúp bạn hiểu rõ hơn về các ngành nghề hiện có ở Việt nam. Qua đó, giúp các bạn có sự nhìn nhận đánh giá đúng hơn về các công việc sau này và có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho bản thân. Nếu bạn đang tìm các công việc liên quan đến ngành quản lý công nghiệp thì hãy tra cứu trên Work247.vn nhé!
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi ngành Quản lý công nghiệp là gì? Học ngành Quản lý công nghiệp ra làm gì? Qua đó, giúp bạn có sự nhìn nhận rõ hơn về tiềm năng cũng như cơ hội việc làm của ngành nghề này trong tương lai và có sự định hướng nghề nghiệp cho bản thân mình.
8293 0