Ngành Kinh tế phát triển là gì? Ra trường có dễ xin việc không?
Theo dõi work247 tạiNgành Kinh tế phát triển hiện nay đang là một ngành được nhiều người đánh giá cao về tính ứng dụng cũng như tay nghề và trình độ chuyên môn của sinh viên ngành này. Vậy ngành Kinh tế phát triển là gì? Ngành này học xong ra trường làm được công việc gì? Hãy cùng work247.vn tìm hiểu nhé!
1. Thông tin cơ bản về chuyên ngành Kinh tế phát triển
1.1. Ngành Kinh tế phát triển là ngành như thế nào?
Ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về kinh tế, khám phá, lý giải và giải thích quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới nhằm mục đích có một cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn để những quốc gia đang phát triển có thể nhìn vào, vận dụng với hoàn cảnh riêng để làm cho kinh tế nước mình phát triển, tìm kiếm lối đi đúng và cải thiện những gì chưa tiến bộ của nước mình.
Trong quá trình học, sinh viên sẽ được rèn luyện, phát triển cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể làm việc ở các vị trí tại cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, nhân hàng tư nhân, ngân hàng nhà nước,…
Theo học ngành này, sinh viên sẽ có thể mở mang rất nhiều, được rèn luyện rất tốt về phẩm chất, cũng có thể làm việc được ở nhiều môi trường khác nhau đặc biệt là về hoạch định chính sách, quản lý quá trình phát triển, xây dựng định hướng chiến lược. gia nhập vào đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp chất lượng cao của đất nước.
1.2. Khối thi và điểm chuẩn
Mã ngành của ngành Kinh tế phát triển là 7310105. Hiện tại có 3 khối thi là:
+ A00: Toán, Lý, Hóa
+ A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
+ D01: Toán, Ngữ Văn. Tiếng Anh
Điểm chuẩn tùy theo trường đăng ký và khối thi. Điểm chuẩn của ngành Kinh tế phát triển dao động từ 13 đến 22 điểm xét theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc Gia
1.3. Các trường Đại học
Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều các trường Đại học đào tạo chuyên ngành này vì tính ứng dụng của ngành. Các trường đào tạo ngành này gồm có:
+ Trường Đại học Kinh tế quốc dân (207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
+ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội (Tòa nhà E4, 144 đường Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội)
+ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên)
+ Trường Đại học Phạm Văn Đồng (509 Phan Đình Phùng, Thành phố Quảng Ngãi)
Tư vấn: Học ngành Kinh tế Quốc tế ra làm gì?
2. Học ngành Kinh tế phát triển là học những gì?
Chương trình đào tạo Đại học chuyên ngành này với mục đích các bạn sinh sẽ có thể hoàn thiện nhận thức, kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực kinh tế nên khung chương trình sẽ được thiết kế hợp lý và tinh giản nhất. Sau đây là những học phần mà các bạn học sinh có thể tham khảo trước:
- Kiến thức chung:
+ Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
+ Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
+ Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Môn Tin học cơ sở 2
+ Môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Môn Tiếng Anh A1
+ Môn Tiếng Anh A2
+ Môn Tiếng Anh B1
+ Môn Giáo dục thể chất
+ Môn Giáo dục quốc phòng-an ninh
+ Môn Kỹ năng mềm
- Kiến thức chuyên ngành:
+ Môn Toán cao cấp
+ Môn Xác suất thống kê
+ Môn Toán kinh tế
+ Môn Nhà nước và pháp luật đại cương
+ Môn Kinh tế vi mô 1
+ Môn Kinh tế vĩ mô 1
+ Môn Kinh tế lượng
+ Môn Nguyên lý thống kê kinh tế
+ Môn Lãnh đạo và giao tiếp nhóm
+ Môn Xã hội học đại cương
+ Môn Lịch sử văn minh thế giới
+ Môn Logic học
+ Môn Luật kinh tế
+ Môn Phương pháp nghiên cứu kinh tế
+ Môn Kinh tế vi mô 2
+ Môn Kinh tế vĩ mô 2
+ Môn Kinh tế phát triển
+ Môn Lịch sử các học thuyết kinh tế
+ Môn Nguyên lý kế toán
+ Môn Nguyên lý quản trị kinh doanh
+ Môn Nguyên lý Marketing
+ Môn Nhập môn quản trị học
+ Môn Kinh tế phát triển 2
+ Môn Kinh tế công cộng
+ Môn Thương mại quốc tế
+ Môn Kinh tế môi trường
+ Môn Phân tích chi phí và lợi ích
+ Môn Kinh tế thể chế
+ Môn Chính sách công
+ Môn Phân tích chi tiêu công
+ Môn Lựa chọn công cộng
+ Môn Quản lý dự án phát triển
+ Môn Quản lý môi trường
+ Môn Hạch toán môi trường
+ Môn Đánh giá tác động môi trường
+ Môn Phát triển bền vững
+ Môn Phân tích chính sách kinh tế xã hội
+ Môn Kinh tế vi mô nâng cao
+ Môn Kinh tế vĩ mô nâng cao
+ Môn Kinh tế lượng nâng cao
+ Môn Kinh tế tiền tệ - ngân hàng
+ Môn Kinh tế chính trị học
+ Môn Lịch sử kinh tế
+ Môn Kinh tế học về chi phí giao dịch
+ Môn Lợi ích kinh tế và quan hệ phân phối
+ Môn Mô hình nhà nước phúc lợi
+ Môn Nông nghiệp, nông dân và nông thôn
+ Môn Toàn cầu hóa và phát triển kinh tế
+ Môn Kinh tế học về những vấn đề xã hội
+ Môn Đầu tư quốc tế
+ Môn Tài chính quốc tế
+ Môn Kinh tế đối ngoại Việt Nam
+ Môn Kinh tế khu vực
+ Thực tập thực tế
+ Niên luận
+ Khóa luận tốt nghiệp hoặc 2 môn thay thế Khóa luận
+ Môn Hoạch định chính sách phát triển
+ Môn Tài chính cho phát triển
3. Những tố chất phù hợp để học ngành Kinh tế phát triển
Mỗi công việc ngành nghề đều yêu cầu những tố chất riêng, vậy ngành Kinh tế phát triển yêu cầu đòi hỏi gì?
3.1. Sáng tạo, năng động, quyết đoán, tự tin
Học ngành Kinh tế bạn cần có đầu óc sáng tạo, phong cách năng động, tuy duy linh hoạt, quyết đoán, tự tin bởi ai làm trong ngành này cũng phải như vậy. Chẳng ai làm kinh tế mà lại đứng mãi một chỗ, “một màu”, tư duy không thay đổi, chần chừ, không mạnh mẽ, không tự tin cả.
3.2. Có thể làm việc dưới áp lực thời gian và khối lượng công việc nhiều
Làm việc cho các doanh nghiệp trong mảng kinh tế phát triển sẽ kéo theo nhiều áp lực cũng như khối lượng công việc nhiều, vì thế bạn cần có tinh thần mạnh mẽ, sức chịu đựng cao bởi áp lực công việc sẽ hơn bạn tưởng đấy. Vì vậy bạn nên chuẩn bị tinh thần cũng như là rèn luyện khả năng làm việc với sức căng thẳng của thời gian và khối lượng công việc để xử lý mọi việc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và công sức hơn!
3.3. Khả năng thu thập và xử lý thông tin
Ngành nghề này đòi hỏi người học có trí nhớ tốt, có khả năng thu thập thông tin, phân tích xử lý chúng. Trong quá trình làm sinh viên, kỹ năng này cũng sẽ được tập dượt nhiều vì bạn sẽ phải tìm kiếm thông tin rất nhiều, tự nghiên cứu trau dồi và xử lý, phân tích chúng.
3.4. Say mê nghiên cứu
Ngành Kinh tế phát triển đòi hỏi sinh viên tự học tự nghiên cứu rất nhiều bởi vậy cần có lòng đam mê, say mê nghiên cứu trong quá trình học để hiểu nhiều khía cạnh cũng như mở rộng kiến thức.
Quá trình say mê nghiên cứu không chỉ dừng lại ở 4 năm Đại học mà còn cần tiếp tục hăng say nghiên cứu khi ra đi làm. Đặc biệt ngành này học về cơ sở lý thuyết phát triển kinh tế nên việc luôn luôn học tập rèn luyện là vô cùng cần thiết. Đối với bất kỳ ngành nghề nào không chỉ với nghề về kinh tế, tất cả sinh viên nên dành thời gian và tình yêu dành cho nghề nghiệp mình đã chọn
3.5. Trách nhiệm với công việc
Phong cách làm việc chuyên nghiệp của thời đại ngày nay là tính trách nhiệm, nghiêm túc cao trong công việc. Vậy nên hãy rèn luyện tính trách nhiệm bằng cách học tập và làm việc đến nơi đến chốn nhé, khi đã nhận việc gì cũng phải hoàn thành đúng như yêu cầu.
3.6. Khả năng ngoại ngữ tốt
Các sinh viên muốn cải thiện kiến thức chuyên ngành kinh tế có thể cần tìm kiếm thông tin và tài liệu bằng Tiếng Anh trên mạng, vì nhiều tài liệu từ ngôn ngữ khác sẽ được chuyển ngữ sang Tiếng Anh và đăng tải trên internet. Những cuốn tài liệu giá trị sẽ được đăng tải và viết bằng ngôn ngữ Tiếng Anh để mọi sinh viên có thể đọc và thực hành, nghiên cứu, vì thế sinh viên ngành Kinh tế phát triển cần phải trở thành công dân toàn cầu, thông thạo Tiếng Anh, có khả năng ngoại ngữ tốt.
4. Cơ hội việc làm trong ngành Kinh tế phát triển
Như đã nói ở trên, ngành Kinh tế sẽ đào tạo sinh làm việc được ở nhiều môi trường làm việc trong thị trường việc làm, lao động, vì thế nên công việc sau khi ra trường của ngành Kinh tế phát triển khá đa dạng:
- Dự đoán, phân tích thực trạng kinh tế của một quốc gia, cộng đồng. Nhờ vào kinh nghiệm và kiến thức tích lũy được trong 4 năm của bạn, bạn hoàn toàn có thể làm công việc này vì công việc này đúng với chuyên môn của bạn. Công việc này giúp bạn củng cố kiến thức đã học trong thời sinh viên mỗi ngày, giúp bạn vận dụng chúng cũng như mở mang kiến thức chuyên ngành hơn về kinh tế phát triển.
- Bạn cũng có thể trực tiếp tham gia vào việc phát triển dự án hoặc lập kế hoạch, thực thi dự án cùng công ty. Đây là công việc đòi hỏi sự linh hoạt và ham học hỏi, nghiên cứu từ bạn.
- Hoạch định chính sách
- Tham gia vào thiết lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
- Làm giảng viên ngành Kinh tế phát triển ở trường Đại học hoặc giảng dạy tại các cơ sở, trung tâm về lĩnh vực kinh tế học, kinh tế môi trường, phát triển bền vững.
- Khởi nghiệp, mở rộng và tự phát triển công ty của mình
Và những sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại:
- Làm trong các cơ quan nhà nước về kinh tế, xã hội
- Làm ở trong doanh nghiệp tư nhân
- Viện nghiên cứu của các trường Đại học
- Các tổ chức tài chính
- Phòng marketing, phòng kinh doanh
5. Mức lương trong ngành Phát triển kinh tế
Đối với sinh viên mới ra trường chưa va chạm nhiều với môi trường doanh nghiệp hay môi trường nhà nước công sở thì mức lương trung bình từ 5-7 triệu một tháng. Với những người có kinh nghiệm thì mức lương sẽ tăng từ 7-10 triệu một tháng hoặc cao hơn thế nữa.
Hy vọng với những thông tin mà work247.vn đem lại thì bạn đã hiểu ngành Kinh tế phát triển là gì. Để biết thêm thông tin chi tiết về các ngành nghề, bạn có thể truy cập work247.vn. Chúc bạn may mắn!
21036 0