Ngành luật kinh doanh là gì? Cơ hội việc làm ngành luật

Theo dõi work247 tại
Trần Mai Phương tác giả work247.vn Tác giả: Trần Mai Phương

Luật là một ngành có phạm vi vô cùng rộng lớn, bao gồm những chuyên ngành nhỏ hơn để phục vụ những vấn đề cụ thể. Hiện nay có rất nhiều trường đang đào tạo ngành luật trong đó có ngành luật doanh nghiệp. Vậy bạn biết ngành luật doanh nghiệp là gì không? Hãy cùng work247.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Định nghĩa

1.1. Ngành luật là gì?

Ngành luật là một ngành vô cùng rộng và được chia ra làm rất nhiều chuyên ngành để chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào đó. 

Học ngành luật bạn sẽ được học hệ thống luật pháp và trang bị các kiến thức chuyên môn theo từng ngành.

Ngành luật hiện nay được các trường đào tạo đều có những chuyên ngành luật như: Chuyên ngành luật dân sự, chuyên ngành luật hình sự, chuyên ngành luật thương mại, chuyên ngành luật kinh tế, và các chuyên ngành khác.

Ngành luật là một ngành vô cùng rộng với các hệ thống pháp luật bao la
Ngành luật là một ngành vô cùng rộng và được chia thành các chuyên ngành nhỏ hơn

1.2. Ngành luật kinh doanh là gì?

Ngành luật kinh doanh là ngành luật hay một chuyên ngành đào tạo tại các trường đào tạo luật thì ngành luật kinh doanh cũng đều hướng đến 2 vấn đề cơ bản: Pháp luật về các hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh và pháp luật do nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh của các chủ thể.

Ngành luật kinh doanh hay còn được biết đến với các tên ngành luật thương mại. Đây là ngành luật được đào tạo trong các trường luật với mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến thức về pháp luật có liên quan đến kinh tế và xã hội.

 Ngành luật kinh doanh là gì
 Ngành luật kinh doanh là gì?

Xem thêm: Bật mí ngành kinh tế công nghiệp là gì? Cơ hội việc làm

2. Sinh viên học ngành luật kinh doanh sẽ được gì?

2.1. Các kiến thức về luật 

Ngoài các kiến thức chuyên ngành luật kinh doanh, sinh viên còn được trang bị những kiến thức về các luật khác như: luật hôn nhân và gia đình; luật lao động; luật hình sự; luật dân sự;....

Sinh viên sẽ nắm bắt được các kiến thức về bộ luật kinh tế - xã hội của nước ta: nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do nhà nước quản lý. Cơ chế kinh tế thị trường là cơ chế mà các nhân tố của đời sống kinh tế - xã hội vận động dưới sự chi phối của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh vì những mục tiêu lợi nhuận có sự quy định của nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường cùng tồn tại và phát triển nhiều loại hình sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau; tuy có những sự cạnh tranh nhưng nền kinh tế thị trường vẫn vận hành trong môi trường tự do cạnh tranh lành mạnh và đây là động lực cơ bản chi phối là lợi nhuận; nhà nước tiến hành điều chỉnh kinh tế thị trường chủ yếu bằng các chính sách kinh tế phù hợp và ban hành hệ thống pháp luật kinh tế để đảm bảo nền kinh tế hoạt động ổn định. 

Để đảm bảo sự liên kết giữa kinh tế và xã hội được ổn định và phát triển thì chỉ có pháp luật mới đảm bảo các vận động được hài hòa để đạt các lợi ích cho xã hội, cho nền kinh tế.

Ngoài kiến thức chuyên ngành luật kinh doanh, sinh viên còn được trang bị những kiến thức về các luật khác
Ngoài kiến thức chuyên ngành luật kinh doanh, sinh viên còn được trang bị những kiến thức về các luật khác 

Sinh viên được trang bị những kiến thức về đạo luật cụ thể điều chỉnh trực tiếp các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như: 

Luật hợp đồng: Hợp đồng là bất kỳ tài liệu nào tạo ra một loại nghĩa vụ pháp lý giữa các bên ký kết hợp đồng. Hợp đồng đề cập đến những hợp đồng nhân viên, hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cho thuê, v.v.

Luật việc làm: Luật việc làm là nơi bắt buộc doanh nghiệp và luật phải đáp ứng. Các luật này thực thi các quy tắc và quy định chi phối mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Những điều này bao gồm khi nào, như thế nào và trong bao lâu và nhân viên nên làm việc trong bao lâu.

Luật lao động: Luật lao động cũng chỉ ra mối quan hệ thích hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động, cũng như trả lương và những thứ tương tự. Tuy nhiên, một yếu tố bổ sung vào luật lao động là mối quan hệ của công đoàn với người sử dụng lao động và người lao động.

Luật sở hữu trí tuệ: Sở hữu trí tuệ đề cập đến các sản phẩm hữu hình của hoạt động trí óc hoặc trí tuệ của con người, thuộc quyền sở hữu duy nhất của một thực thể, chẳng hạn như một cá nhân hoặc công ty. Việc xác nhận quyền sở hữu này được cung cấp bởi luật sở hữu trí tuệ, bao gồm các nhãn hiệu, bằng sáng chế, bí mật thương mại và bản quyền.

Luật chứng khoán: Chứng khoán đề cập đến các tài sản như cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và các nguồn vốn khác để tăng trưởng và tích lũy. Luật chứng khoán nghiêm cấm doanh nhân thực hiện các hoạt động giả mạo trên thị trường chứng khoán. Đây là phần luật kinh doanh trừng phạt hành vi gian lận, chẳng hạn như giao dịch nội gián. Do đó, nó còn được gọi là Luật Thị trường Vốn.

Luật thuế: Về mặt luật kinh doanh, thuế đề cập đến các loại thuế đánh vào các công ty trong lĩnh vực thương mại. Tất cả các công ty (trừ một số công ty nhỏ được miễn thuế) có nghĩa vụ phải nộp thuế đúng hạn, nếu không tuân thủ sẽ vi phạm luật thuế doanh nghiệp.

2.2. Các kỹ năng

Các kỹ năng mà sinh viên ngành luật kinh doanh có được trong quá trình được đào tạo như:

Nhận thức đầy đủ luật pháp và các vấn đề cơ bản của luật kinh doanh, các phương pháp điều chỉnh trong luật kinh doanh.

Giải quyết các vấn đề pháp luật có liên quan đến luật kinh doanh, thậm chí có thể các vấn đề luật khác.

Kỹ năng nắm bắt tâm lý, đây là một kỹ năng giúp một luật sư có thể khai thác những thông tin chính xác từ khách hàng để đưa ra các hướng giải quyết và sử dụng các điều luật chuẩn xác. 

Kỹ năng thuyết phục là một kỹ năng mà các sinh viên ngành luật luôn được thực hành tại các trường đào tạo luật. Những cuộc giả định phiên tòa được đưa ra để sinh viên có thể đóng các vai khác nhau trong phiên tòa và giải quyết các tình huống. Đây chính là cơ hội đã giúp sinh viên tăng khả năng phản xạ và đưa ra các lý lẽ thuyết phục thẩm phán.

Các kỹ năng sinh viên có được sau khi tốt nghiệp ngành luật
Các kỹ năng sinh viên có được sau khi tốt nghiệp ngành luật

2.3. Cơ hội việc làm

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành các chuyên gia hay luật sư làm trong các cơ quan của nhà nước, các cơ quan tư pháp tòa án,...

Ngoài ra sinh viên có thể làm trong các công ty, doanh nghiệp để thực hiện các vấn đề liên quan đến luật.

Sinh viên có thể trở thành giảng viên ngành luật, bạn sẽ có thời gian nghiên cứu chuyên sâu các đạo luật và giảng lại cho sinh viên của mình.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành luật sẽ có những cơ hội việc làm gì
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành luật sẽ có những cơ hội việc làm gì?

Xem thêm: Ngành kinh tế và quản lý công là gì? Cơ hội việc làm của ngành

3. Những ai phù hợp để học ngành luật

Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của một người luật sư đó chính là phẩm chất trung thực, công bằng và khách quan đem lại công lý cho mọi người. Mọi vấn đề phải dựa trên luật pháp, chứng cứ sự thật để phán xét vấn đề một cách khách quan. Bên cạnh đó người học luật cần có tính trung thực để đem lại sự công bằng cho mọi người.

Người học luật luôn cần có sự tinh thần trách nhiệm cao, vì chỉ cần một sự sai sót nhỏ thì hậu quả mà nó gây ra rất lớn. 

Những người có khả năng tổng hợp tư duy nhạy bén sẽ giúp việc bạn không cần mất quá nhiều thời gian phải tìm kiếm nguồn tài liệu. Nếu là một luật sư, bạn chỉ cần dựa trên những thông tin mà thân chủ đưa ra và các điều luật liên quan, hiến pháp kết hợp sự tư duy logics nhạy bén của mình có thể đưa ra những đánh giá khách quan về vấn đề đang gặp phải. Đây là một phẩm chất giúp bạn trở thành một sư giỏi khi có thể nhanh đưa ra hướng giải quyết để tư vấn cho thân chủ của mình.

Để học ngành luật bạn cần có những tố chất gì
Để học ngành luật bạn cần có những tố chất gì?

Những thông tin trên đây mà work247.vn đã cung cấp cho bạn về ngành luật kinh doanh là gì. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích dành cho bạn để giúp bạn có những định hướng khi chọn nghề.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem345 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT