Ngành triết học ra trường làm gì? Cơ hội nghề nghiệp ngành triết

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Ngày đăng: 09-04-2024

Ngày nay, triết học đã trở thành một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục Đại học. Vậy triết học ra đời khi nào? Có sự khác biệt gì giữa triết học hy lạp cổ đại và triết học hiện đại? Ngành triết học là gì? Học triết học để làm gì? Tại sao chúng ta phải học triết? Ngành triết học ra trường làm gì? Tất cả những băn khoăn, thắc mắc ấy sẽ được work247.vn giải đáp ngay sau đây

Việc làm công chức - viên chức

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Định nghĩa triết học là gì? Tìm hiểu về nhà triết học

1.1. Triết học là gì?

Triết học là gì?
Triết học là gì?

Triết học (philosophy) là bộ môn lý luận khoa học, chuyên nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí, vai trò, trách nhiệm của con người trong thế giới quan ấy, cùng những vấn đề có sự kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ. Khác với những bộ môn khoa học khác, triết học không chỉ nêu ra định nghĩa, lí thuyết mà còn đưa ra phê phán, các phương pháp tiếp cận có hệ thống và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong công việc lập luận. 

Triết học được phân chia ra rất nhiều loại, mỗi loại triết học lại có nhiệm vụ phụ trách về một ngành khoa học cụ thể. Có thể kể đến các loại triết học như: triết học về thống kê, triết học về toán học, triết học về vật lý, triết học về hóa học, triết học về sinh học, triết học về y khoa, triết học về tâm lý học, triết học về tâm thần thần học, triết học về kinh tế học và triết học về khoa học xã hội.

Triết học cũng đưa ra rất nhiều vấn đề cơ bản nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Có tất cả 5 vấn đề cơ bản của triết học. Đó là: vấn đề về bản thể, vấn đề về chân lý, vấn đề về nhận thức, vấn đề về đạo đức và vấn đề về thẩm mỹ.

Các học thuyết của triết học bao gồm: chủ nghĩa duy vật (Triết học Mác - Lenin), chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa duy danh, chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa lý tưởng, chủ nghĩa thực dụng, hiện tượng học và thuyên thích học, chủ nghĩa hiện sinh và triết học phân tích.

1.2. Tìm hiểu về nhà triết học

Một số nhà triết học nổi tiếng
Một số nhà triết học nổi tiếng

Nhà triết học, hay còn gọi là nhà triết gia, là những người thông thái, trí tuệ, có nhiều hiểu biết sâu sắc, chuyên nghiên cứu về lĩnh vực triết học và có nhiều đóng góp cho bộ môn này. Thuật ngữ “triết học” và “triết gia” được ra đời trong thời nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. Nhà triết học có sự tương phản, đối lập với “kẻ ngụy biện”. Nếu như những “kẻ ngụy biện” hay “bọn người tự nghĩ mình thông thái” được coi là những nhà giáo, được tôn thờ trong Hy Lạp cổ điển, hay đi khắp nơi để thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền thì các nhà triết học lại là những người yêu thích sự thông thái. Vì vậy, các nhà triết học sẽ không bao giờ lợi dụng sự thông thái của mình với mục đích tiêu chính là kiếm tiền. Đây chính là một phần khác biệt giữa triết học hy lạp cổ đại với triết học hiện đại.

Dựa theo khu vực và lịch sử triết học, người ta đã phân ra nhà triết học phương Đông và nhà triết học phương Tây. Một số nhà triết học nổi tiếng gồm có:

- Nhà triết học phương Đông: Khổng Tử (Trung Hoa), Mạnh Tử (Trung Hoa), Adi Shankara (Ấn Độ), Thích-ca Mâu-ni (Ấn Độ)

- Nhà triết học phương Tây: Aristotle (Hy Lạp), Platon (Hy Lạp), Karl Max (Đức), Vladimir IIyich Lenin (Nga)

2. Sự khác biệt giữa triết học phương Tây và phương Đông

triết học hy lạp cổ đại
Triết học hy lạp cổ đại

Ngày nay, đa số mọi người đều không biết triết học ra đời khi nào. Triết học đã xuất hiện gần như cùng lúc ở cả phương Tây và phương Đông trong khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI Trước Công nguyên tại một số “cái nôi” của nền văn minh cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. 

- Triết học phương Tây gồm có

- Triết học phương Đông gồm có

Tuy ra đời gần như cùng một thời gian nhưng triết học giữa phương Tây và phương Đông lại có sự khác nhau. Nếu như triết học của phương Tây chặt chẽ, thống nhất thì triết học của phương Đông lại mềm dẻo, lỏng lẻo hơn. Triết học phương Tây đi từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận,... rồi mới xây dựng nhân sinh quan con người, hay nói cách khác là đi từ gốc lên ngọn, nhưng triết học phương Đông thì ngược lại, đi từ ngọn xuống gốc. 

Đối tượng nghiên cứu của triết học phương Tây là toàn bộ tự nhiên, xã hội, gốc là tự nhiên, có xu hướng hướng ngoại, lấy ngoài giải thích trong, chủ yếu theo trường phái duy vật. Còn triết học phương Đông lại nghiên cứu về xã hội, chính trị, tâm linh, đạo đức, gốc là tâm điểm cá nhân để nhìn xung quanh, có xu hướng hướng nội, lấy trong giải thích ngoài, chủ yếu theo trường phái duy tâm. 

Triết học phương Tây có sự khác biệt về phương pháp nhận thức so với triết học phương Đông ở chỗ: triết học phương Đông dùng tư duy duy lý, phân tích để mổ xẻ vấn đề, còn phương Đông lại dùng trực giác nhiều hơn, đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu nhất của bản chất sự vật, sự việc, hiện tượng. Triết học phương Tây tách chủ thể với khách thể để có cái nhìn khách quan, còn phương Đông lại gộp cả người nhận thức và đối tượng nhận thức, cùng đặt chung trong một hệ quy chiếu để nhận xét, đánh giá, phân tích tình hình.

3. Ngành triết học ra trường làm gì?

Ngành triết học ra trường làm gì?
Học xong ngành Triết học thì ra trường làm gì?

Triết học thường được mọi người nghĩ là môn học khô khan bởi tính chất lí thuyết nặng. Nhiều người không khỏi thắc mắc: “Học triết học để làm gì?” Hay là “Học triết học ra làm gì?”. Thực ra, môn triết học không hề nhàm chán hay thừa thãi như nhiều người nghĩ. Triết học ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta rất nhiều.

Khi học môn triết, bạn sẽ được rèn kĩ năng tư duy biện luận, phản biện, kĩ năng phân tích, đánh giá vấn đề theo hướng vừa khách quan, vừa chủ quan, kĩ năng tư duy ngôn ngữ, kĩ năng suy nghĩ logic, kĩ năng thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, thương lượng,... Đây chẳng phải là những kĩ năng rất quan trọng khi đi xin việc sao?

Theo một nghiên cứu của Jane Wells từ các website tài chính khác nhau đã chỉ ra: những người có trình độ về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các sinh viên nghiên cứu chuyên ngành triết học thường có xu hướng dễ dàng kiếm được công việc lương cao.

Dưới đây là một số ý tưởng về công việc trong lĩnh vực triết học mà bạn có thể tham khảo:

- Giảng viên khoa Triết: Nếu bạn vừa yêu thích công việc dạy học, vừa có sự đam mê với bộ môn triết thì giảng viên sẽ là một vị trí tuyệt vời, hội tủ đủ cả hai sở thích của bạn. Hãy nỗ lực học tập tốt, bạn sẽ được các trường đại học giữ lại làm giảng viên, hoặc có thể học cao hơn để trở thành thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư và đi thuyết giảng ở các trường chuyên về lĩnh vực chính trị như: Học viện Chính trị, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Học viện Tư tưởng Hồ Chí Minh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền),...

Việc làm giáo dục - đào tạo

- Biên tập viên, phóng viên, xuất bản: Với lý luận chuyên môn sẵn có về ngành triết, bạn có thể sử dụng những kiến thức đó để phục vụ, làm việc trong ngành xuất bản, trở thành phóng viên, nhà báo làm việc ở các cơ quan báo chí, các tạp chí, ấn phẩm truyền thông, các đài phát thanh, truyền hình như Đài Phát thanh Hà Nội, kênh Quốc Hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, An ninh TV,... Trong đó, điển hình là Biên tập viên Ngọc Trinh đang công tác ở Đài Truyền hình Việt Nam, thường xuyên xuất hiện trên kênh VTV1. Trước đây, Ngọc Trinh cũng là sinh viên học khoa lý luận, liên quan nhiều đến lĩnh vực triết học, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Việc làm báo chí - truyền hình

- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước: Bạn thường xuyên xem thời sự và hay quan tâm các vấn đề chính trị xã hội? Sẽ thật tuyệt nếu bạn ứng dụng được những kĩ năng mà mình đã học ở môn Triết để phân tích, giải quyết, xử lí, đánh giá, đưa ra các phương pháp, biện pháp cho những vấn đề còn gây nhức nhối ở xã hội. Để làm được điều đó, hãy cố gắng rèn luyện, nỗ lực học tập, phấn đấu vào Đảng và trở thành cán bộ chính trị hoặc làm công chức, viên chức nhà nước.

- Tham gia các tổ chức Phi chính phủ, các tổ chức Cộng đồng: Nếu bạn yêu thích những công việc liên quan đến cộng đồng, xã hội, hãy tham gia các tổ chức Phi chính phủ hoặc các Tổ chức hoạt động Xã hội, Qũy bảo trợ,... trong nước và ngoài nước. Đây là những nơi đang liên tục tuyển các nhân sự làm việc.

4. Các phương pháp để học môn triết hiệu quả

Triết học là một nỗi sợ vô hình với nhiều sinh viên mỗi khi mùa thi đến. Làm sao có thể nhớ hết được các kiến thức dài dòng, khó hiểu này đây? Hãy để work247.vn mách bạn vài phương pháp để học môn triết hiệu quả nhé.

- Học từ khóa: Hãy dùng bút nhớ hoặc bất kì thứ gì để đánh dấu từ khóa trọng tâm, chỉ học những từ đó và đọc qua bài để nhớ ý, tránh học thuộc từng câu từng chữ.

- Học trực tuyến: Hiện nay, với sự giúp đỡ của công nghệ, nhiều trường Đại học đã triển khai hình thức học giáo dục trực tuyến, đăng tải các khóa học hoặc thông tin kiến thức trên các trang mạng xã hội. Hơn nữa, bạn cũng có thể tạo nhóm học tập trên Facebook, Instagram,... để kết bạn và làm quen, trao đổi niềm đam mê môn Triết với những người cùng chung sở thích.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cụ thể, chi tiết liên quan về môn triết học và trả lời cho câu hỏi “ngành triết học ra trường làm gì”. Giờ bạn đã yên tâm hơn để theo đuổi lĩnh vực triết rồi chứ? Ngoài những gợi ý về các công vệc ở trên, bạn cũng có thể theo dõi thêm trang thông tin tìm kiếm việc làm uy tín work247.vn để nhận được thông tin thú vị nhất liên quan đến công việc tuyển dụng nhé. Chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục môn Triết học.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem6048 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT