Nghiệp vụ là gì? Toàn bộ thông tin nghiệp vụ của một số ngành nghề

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Nghiệp vụ, có thể không còn xa lạ với chúng ta hiện nay nữa, đặc biệt là đối với một số ngành nghề như công an, cảnh sát thì bạn sẽ thường xuyên nghe đến nghiệp vụ hơn. Thế nhưng có phải chỉ với các ngành đó mới cần đến nghiệp vụ hay không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về nghiệp vụ là gì và một số nghiệp vụ của các ngành nghề hot hiện nay nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm kiếm việc làm

1. Đi tìm câu trả lời cho “nghiệp vụ là gì?”

Nghiệp vụ có lẽ sẽ không còn xa lạ với nhiều ngành nghề công việc hiện nay. Đặc biệt khi bạn bắt đầu tham gia vào một công việc nào đó bạn sẽ phải vượt qua vòng phỏng vấn. Mà đa phần trong vòng này nhà tuyển dụng sẽ đều hỏi bạn nghiệp vụ của vị trí mà bạn ứng tuyển là gì? Đương nhiên với câu hỏi này thì bạn phải hiểu thế nào được gọi là nghiệp vụ trước đã. 

Đi tìm câu trả lời cho “nghiệp vụ là gì?”
Đi tìm câu trả lời cho “nghiệp vụ là gì?”

Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về nghiệp vụ, tuy nhiên theo cách hiểu thông thường nhất thì nghiệp vụ được hiểu chính là tổng hợp các kỹ năng, nghề nghiệp mà bạn cần phải thực hiện đối với một công việc đó để đảm bảo công việc đạt chất lượng cao và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó thì nghiệp vụ còn được thể hiện ở kỹ năng chuyên môn, trình độ của người đó. Đôi khi nghiệp vụ chính là một trong những công cụ để đo trình độ, khả năng của nhân viên. Hoặc nghiệp vụ chỉ đơn giản là cách bạn thực hiện công việc đó như thế nào mà thôi.

Nghiệp vụ còn có thể được phân thành các nhóm như là:

+ Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn

+ Nghiệp vụ theo tính chất công việc

Trong đó cụ thể như sau:

- Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn: Đây chính là những nghiệp vụ mà bạn đã có từ trước, tích lũy trong quá trình học tập của mình sau đó vận dụng và sáng tạo trong công việc tốt hơn, cụ thể hơn để công việc được hoàn thành một cách thuận lợi nhất. Đó chính là nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn từ trước.

- Nghiệp vụ theo tính chất của công việc chính là nghiệp vụ mà nó sẽ yêu cầu những kỹ năng nhất định để thực hiện với một công việc cụ thể. Ví dụ như nghiệp vụ ngành kế toán, nghiệp vụ công an, quân đội,...mà theo mỗi công việc khác nhau thì sẽ có những nghiệp vụ chuyên môn khác nhau sao cho phù hợp với ngành nghề mà bạn đang làm đó.

Như vậy bạn đã hiểu hơn về nghiệp vụ rồi đúng không nào, tuy nhiên cũng đừng nên bỏ lỡ những thông tin trong các phần sau nhé, bởi nó hứa hẹn sẽ đem lại khá nhiều thông tin hữu ích và hay ho cho bạn đó nhé. 

2. Một vài thông tin liên quan đến nghiệp vụ mà bạn cần biết

Đối với nghiệp vụ nó khá đa dạng và phong phú về cách hiểu, tuy nhiên bạn cũng không nên chỉ biết đến khái niệm của nó, bởi điều này sẽ làm cho khối lượng kiến thức về vấn đề này bị hẹp hơn. Đối với vấn đề nghiệp vụ thì nó còn có khối nghiệp vụ và bộ phận nghiệp vụ là hai vấn đề có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn nhé.

2.1. Khối nghiệp vụ

Khối nghiệp vụ
Khối nghiệp vụ

Có thể nói khi người ta nhắc đến nghiệp vụ thì cụm từ luôn đi kèm đó chính là khối nghiệp vụ. Mà đây chính là một cụm từ chỉ khối có cùng trình độ chuyên môn và có khả năng tham mưu đối với công việc đó, thể hiện công việc tốt hơn. Hiện nay, đối với nhiều công ty, doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà còn hầu hết các doanh  nghiệp trên thế giới đều đang áp dụng hình thức khối nghiệp vụ này vào việc quản trị nguồn nhân lực thay vì hoạt động theo kiểu quyền hành tập trung. Đối với nhiều hoạt động doanh nghiệp không muốn quyền lực của mình dồn vào một người nhất định. Chính vì thế mà họ sử dụng khối nghiệp vụ để phân tán các nguồn lực của mình ra nhiều bộ phận khác nhau.

2.2. Bộ phận nghiệp vụ

Bộ phận nghiệp vụ
Bộ phận nghiệp vụ

Nếu như hiểu nghiệp vụ chính là khái niệm dùng để chỉ các khả năng, năng lực của một cá nhân trong công việc nào đó thì bạn hoàn toàn có thể hiểu bộ phận nghiệp vụ chính là nhiều người hợp thành một bộ phận.

Đối với một công ty, doanh nghiệp nào đó mà bộ các bộ trong doanh nghiệp hoạt động tốt thì có thể hợp nhất các bộ phận này với nhau và trở thành bộ phận nghiệp vụ để thực hiện các hoạt động trong doanh nghiệp tốt nhất có thể. Đối với từng bộ phận nghiệp vụ thì sẽ phải thực hiện đúng các chức năng, chuyên môn của mình theo từng phòng khác nhau. Tuy nhiên các phòng này vẫn hỗ trợ nhau trong công việc được thường xuyên hơn. 

Ví dụ như: Bộ phận nghiệp vụ của phòng hành chính tổng hợp sẽ đưa ra những phương án, kế hoạch, biện pháp thực hiện công tác quản lý nhân sự hiệu quả. Còn đối với phòng kinh doanh thì bộ phận nghiệp vụ của phòng này chính là tổng hợp và đưa ra những chiến lược phát triển sản phẩm, mở rộng sản phẩm đến với khách hàng rộng rãi hơn.

Như vậy bạn đã thấy được tầm quan trọng của các bộ phận nghiệp vụ hay chưa? đây chính là một trong những bộ máy hoạt động và tạo nên sự hoàn thiện đối với một doanh nghiệp. Đương nhiên người lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần phải chú tâm hơn đến các hoạt động của bộ phận này để nó thật sự có hiệu quả.

Việc làm marketing

3. Nghiệp vụ cơ bản của một số ngành nghề hot hiện nay

Hiện nay có một số công việc, ngành nghề đang rất hót, rất phát triển, nhận được nhiều sự quan tâm ưu ái của các bạn trẻ, đó chính là ngành kế toán, khách sạn nhà hàng, ngân hàng,...nhằm giúp bạn tham gia vào công việc một cách đơn giản hơn, chuyên nghiệp hơn thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nghiệp vụ của một số ngành nghề nhé.

3.1. Nghiệp vụ trong lĩnh vực kế toán

Nghiệp vụ trong lĩnh vực kế toán
Nghiệp vụ trong lĩnh vực kế toán

Kế toán chính là một công việc đang được rất nhiều công ty, doanh nghiệp và các bạn trẻ quan tâm đến. Có thể nói đây cũng là một trong những công việc vô cùng có triển vọng trong tương lai, đa phần các bạn đều muốn tìm kiếm việc làm kế toán vì tính chất công việc của nó khá ổn định. Tuy nhiên cũng chính vì lẽ đó mà phần nào bạn vướng phải sự cạnh tranh khá cao. Chính vì thế mà khi tham gia ứng tuyển vào vị trí này thì bạn cần phải tìm hiểu xem nghiệp vụ ngành kế toán là gì.

- Thực hiện thu, giữ các khoản tiền từ việc bán các sản phẩm đi, nhập các khoản cần phải nhập vào quỹ và thực hiện kê khai các hóa đơn, thuế cần nộp.

- Nghiệp vụ kế toán tiếp theo mà bạn cần phải biết chính là lập các phiếu thu chi, hóa đơn cho khách hàng.

- Thực hiện lưu trữ các loại giấy tờ, sổ sách quan trọng của công ty.

- Làm sổ sách, tiền lương và các giấy tờ có liên quan đến các hoạt động của công ty.

Như vậy, đối với lĩnh vực kế toán thì bạn cần phải biết đó không chỉ đơn thuần là các nghiệp vụ, mà nó còn liên quan trực tiếp đến các kỹ năng, nghề nghiệp với ngành này của bạn nữa.

3.2. Nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng

Nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng

Lĩnh vực ngân hàng chính là một trong những lĩnh vực đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Có thể nói đây là một môi trường đầy tiềm năng dành cho các bạn trẻ tham gia vào ngành này. Tuy nhiên có thể nói để tham gia ứng tuyển vào ngành này lại không hề đơn giản chút nào. Bạn không những phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà còn cần phải có kỹ năng nghiệp vụ tốt. Nếu như trong vòng phỏng vấn, khi hỏi về nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng là gì mà bạn không biết thì điều đó quả thật không tốt một chút nào, đúng không. Chính vì thế mà bạn càng cần phải tìm hiểu về nghiệp vụ của ngành này.

- Nghiệp vụ nhận và gửi tiền cho khách hàng: Có thể nói đây chính là một trong những nghiệp vụ được diễn ra thường xuyên nhất trong bất kỳ một ngân hàng nào. Theo đó thì nhân viên ngân hàng sẽ thực hiện thu và giữ tiền cho khách hàng có nhu cầu theo hình thức có thời hạn gửi và không có thời hạn gửi. 

- Nghiệp vụ tín dụng: Đối với nghiệp vụ về tín dụng trong ngân hàng thì có thể chia thành nhiều loại khác nhau như là: tín dụng theo mục đích và tín dụng theo đầu tư,...

Ngoài ra với lĩnh vực ngân hàng thì còn có rất nhiều các nghiệp vụ khác như: mua bán, ủy thác,...mà bạn cần phải biết. Đối với từng hoạt động dịch vụ tại ngân hàng mà các hoạt nghiệp vụ của bạn cũng cần được thực hiện theo.

3.3. Nghiệp vụ trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn

Lĩnh vực nhà hàng, khách sạn là một trong những công việc có liên quan trực tiếp đến việc phục vụ cho khách hàng. Hiện nay lĩnh vực này đang phát triển ở nước ta rất nhiều, có thể nói đây là một trong những ngành phát triển khá mạnh và đang dần trở thành lĩnh vực đem lại nguồn thu lớn cho khách hàng.

Nghiệp vụ trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn
Nghiệp vụ trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn

Đối với lĩnh vực khách sạn, nhà hàng này thì tiêu chuẩn về nghiệp vụ luôn luôn phải đảm bảo thực hiện công việc tốt hơn. Bởi nó liên quan trực tiếp tới việc đánh giá của khách hàng. Chính vì thế mà bạn cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Về việc đón tiếp khách hàng

- Về việc order thực đơn, gọi món cho khách hàng

- Bạn còn phải chủ động trong việc giới thiệu các món ăn cho khách hàng lựa chọn

- Kiểm tra kỹ lưỡng về các món ăn phục vụ cho khách hàng trước khi đưa lên phục vụ.

- Không chỉ đảm nhận nhiệm vụ gọi món mà còn phải đảm bảo trong suốt quá trình phục vụ khách hàng tại nhà hàng, khách sạn khi dùng bữa.

- Thực hiện giữ vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo làm hài lòng khách hàng nhất

- Thực hiện tư vấn, giải đáp các thắc mắc có liên quan trực tiếp đến công việc của mình với khách hàng trong phạm vi chuyên môn.

Việc làm it phần cứng - mạng

4. Cần làm gì để thực hiện nghiệp vụ trong công việc tốt hơn

Cần làm gì để thực hiện nghiệp vụ trong công việc tốt hơn
Cần làm gì để thực hiện nghiệp vụ trong công việc tốt hơn

Như vậy, có thể nói nghiệp vụ đối với công việc là vô cùng quan trọng. Nó giúp cho bạn thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp hơn. Thậm chí còn giúp bạn thăng tiến trong công việc tốt hơn. Vậy bạn cần phải làm thế nào để thực hiện nghiệp vụ đó một cách tốt nhất.

- Thứ nhất, bạn cần phải đảm bảo về khả năng chuyên môn với công việc của mình, đối với các công việc nếu như muốn làm tốt được nó thì cần phải đảm bảo khả năng chuyên môn tốt trước đã. Bởi khi có khả năng chuyên môn thì bạn mới có thể tham gia vào công việc này tốt hơn.

- Thứ hai, bạn cũng cần phải có một trí nhớ hoàn hảo, bởi với nhiều công việc khác nhau thì các nghiệp vụ sẽ khác nhau, có thể nghiệp vụ mà bạn cần phải học, phải biết nó dài một trang giấy giấy hoặc hơn. Chính vì thế mà bạn cần phải có một khả năng ghi nhớ thật tốt để thực hiện công việc tốt hơn.

- Thứ ba, khi muốn làm nghiệp vụ tốt hơn thì chúng ta nên phải chuẩn bị một thái độ thật tốt, nên có một tinh thần trách nhiệm với công việc mà chính bạn đang đảm nhận.

Như vậy, trên đây chính là toàn bộ các thông tin mà chúng tôi muốn đem đến cho bạn về nghiệp vụ là gì? Hy vọng nó sẽ thật sự hữu ích với chính bạn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3669 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT