Nguyên giá tài sản cố định là gì? Cách tính nguyên giá tài sản cố định

Theo dõi work247 tại
Hà Ngọc Nhi tác giả work247.vn Tác giả: Hà Ngọc Nhi

Trong kế toán doanh nghiệp, tài sản cố định là căn cứ quan trọng để tính khấu hao tài sản. Mỗi loại trong tài sản cố định lại có cách xác định nguyên giá khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những thông tin cơ bản liên quan đến nguyên giá tài sản cố định là gì và cách xác định nguyên giá tài sản cố định.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giải thích nguyên giá tài sản cố định là gì?

1.1. Tài sản cố định 

Tài sản cố định (TSCĐ) được hiểu là toàn bộ tài sản có giá trị lớn trong doanh nghiệp, thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, chu kỳ kinh doanh này có thể dài hơn 1 năm.

Các tài sản cố định có thể ở trong tình trạng đang được sử dụng, chưa được sử dụng hoặc không còn sử dụng do chúng đang trong quá trình lắp ráp hoàn thiện hoặc không còn được doanh nghiệp sử dụng nhưng vẫn còn giá trị sử dụng.

Tuy nhiên không phải tài sản nào được doanh nghiệp sử dụng trên một năm đều là tài sản cố định. Ta cần xét 2 yếu tố cấu thành nên tài sản cố định, đó là giá trị và thời gian sử dụng. Đối với tài sản có giá trị nhỏ nhưng được sử dụng từ trên một năm, doanh nghiệp sẽ thường kê khai vào danh mục tài sản lưu động.

Tài sản cố định
Tài sản cố định

Nguyên giá tài sản cố định theo thông tư hiện hành của Bộ Tài Chính phải có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

Tài sản cố định thường được chia làm 3 loại:

- Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu phục vụ lao động tồn tại dưới hình thái vật chất tham gia vào quá trình sản xuất trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn giữ nguyên trạng thái. Ví dụ điển hình đó là nhà cửa, máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận chuyển…

- Tài sản cố định vô hình: Là các tài sản tồn tại mà không có hình thái chất nhất định nhưng mang lại giá trị trong quá trình sản xuất, thỏa mãn về điều kiện tài sản hữu hình và được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh liên tiếp như bằng sáng chế, bằng phát minh, quyền sử dụng đất, quyền tác giả…

- Tài sản cố định thuê tài chính: Các tài sản hình thành từ hợp đồng thuê tài chính giữa doanh nghiệp và bên cung ứng. Khi hết hạn hợp đồng, doanh nghiệp có thể lựa chọn mua đứt tài sản hoặc hoàn trả tài sản đã thuê. Tổng số tiền theo hợp đồng cho thuê tài sản ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản được thuê tại thời điểm ký kết hợp đồng cho thuê.

Xem thêm: Tài sản công là gì? Nguyên tắc quản lý tài sản công theo quy định

1.2. Nguyên giá của tài sản cố định

Nguyên giá tài sản cố định được hiểu là giá trị ban đầu của tài sản (giá trị nguyên thủy) được xác định tại thời điểm xuất hiện lần đầu tiên của tài sản tại doanh nghiệp. Nguyên giá tài sản cố định được quy về giá trị tiền tệ mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sở hữu tài sản đó.

Thực tế mọi tài sản sau khi đưa vào quá trình sử dụng đều sẽ hao mòn ít nhiều. Bởi vậy, nguyên giá tài sản cố định phải được tính toán và xác nhận ngay từ lần đầu chúng có mặt tại doanh nghiệp.

Nguyên giá chỉ bị thay đổi khi tài sản cố định được nâng cấp, trang bị thêm để tăng tính năng sử dụng, kéo dài tuổi thọ hoặc giảm bớt một số bộ phận cấu thành do không có nhu cầu sử dụng.

2. Nguyên giá của tài sản cố định được tính như thế nào?

Nguyên giá của tài sản cố định được tính như thế nào?
Nguyên giá của tài sản cố định được tính như thế nào?

2.1. Xác định nguyên giá với Tài sản cố định hữu hình

2.1.1. TSCĐ hữu hình mua sắm

Cách tính nguyên giá này sẽ được áp dụng cho việc mua sản phẩm mới và cũ:

Nguyên giá TSCĐ = Giá phải trả + các khoản thuế + các chi phí khác

Trong đó:

- Giá phải trả là mức giá trên hợp đồng mua bán (đã trừ khoản giảm giá hay chiết khấu)

- Các khoản thuế mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đưa sản phẩm về mà không bao gồm các khoản thuế giảm trừ.

- Các chi phí khác là các chi phí liên quan đến lắp đặt, vận chuyển, chi phí nâng cấp, chạy thử, lệ phí trước bạ và các khoản lãi vay phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào TSCĐ đó.

2.1.2. TSCĐ hữu hình nhận góp vốn

Nguyên giá của tài sản này sẽ lệ thuộc vào ý chí của tất cả các thành viên cổ đông hoặc tổ chức chuyên định giá và thống nhất. Theo đó nguyên giá của TSCĐ hữu hình nhận góp vốn sẽ bằng tổng của giá trị được định giá và các chi phí liên quan đến việc tiếp nhận và hoàn thiện tài sản đó.

2.1.3. TSCĐ hữu hình theo phương thức trao đổi

Trong trường hợp này, nguyên giá của TSCĐ được xác định là giá trị hợp lý khi tài sản đó được nhận về hoặc giá trị tài sản được đem đi trao đổi sau khi đã cộng thêm các khoản chi phí liên quan khác hoặc trừ đi các khoản đã thu về và các khoản thuế (không bao gồm thuế hoàn lại). Các chi phí liên quan trực tiếp đến tài sản trong phương thức trao đổi giống với các chi phí trong phương thức mua sắm.

Nguyên giá được xác định đối với TSCĐ trong hình thức trao đổi được tính dựa trên giá trị còn lại của tài sản hữu hình đó.

2.1.4. TSCĐ hữu hình tự sản xuất hoặc xây dựng

Xác định nguyên giá với Tài sản cố định hữu hình
Xác định nguyên giá với Tài sản cố định hữu hình

Đối với TSCĐ hữu hình tự xây dựng, nguyên giá được xác định đúng với giá trị được quyết toán sau khi công trình kết thúc và được đưa vào sử dụng.

Đối với TSCĐ hữu hình tự sản xuất thì:

Nguyên giá TSCĐ = Giá thành thực tế của tài sản hữu hình tự sản xuất + Chi phí khác

Chi phí khác ở đây bao gồm chi phí lắp đặt, vận hành, chạy thử…

2.1.5. TSCĐ hữu hình do biếu, tặng

Nguyên giá TSCĐ hữu hình do biếu, tặng được xác định đúng với giá trị mà Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá thẩm định giá trị.

Xem thêm: Giá thành sản xuất là gì? Những thành phần của giá thành sản xuất

2.2. Xác định nguyên giá với Tài sản cố định vô hình

Xác định nguyên giá với Tài sản cố định vô hình
Xác định nguyên giá với Tài sản cố định vô hình

2.2.1. TSCĐ vô hình mua sắm

Cách tính nguyên giá này sẽ được áp dụng cho việc mua sản phẩm khá tương tự với cách tính TSCĐ hữu hình mua sắm.

Nguyên giá TSCĐ = Giá phải trả + các khoản thuế + các chi phí khác

Trong đó: Các khoản thuế không bao gồm các khoản thuế giảm trừ.

2.2.2. TSCĐ vô hình trao đổi, biếu tặng, điều chuyển

Nhìn chung cách xác định giá đối với các tài sản này giống với cách tính giá đã được nêu trên đối với các TSCĐ hữu hình tương ứng với từng hình thức trao đổi, biếu tặng haowjc điều chuyển.

2.2.3. TSCĐ vô hình hình thành bên trong nội bộ

Nguyên giá này liên quan trực tiếp đến các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình xây dựng và thử nghiệm tính đến thời điểm chúng chưa được đưa vào sử dụng, bao gồm các chi phí:

- Chi phí phát sinh trong giai đoạn thực hiện hoạt động nghiên cứu

- Chi phí xin bản quyền

- Chi phí đăng ký nhãn hiệu…

2.2.4. TSCĐ vô hình đối với quyền sử dụng đất

TSCĐ vô hình đối với quyền sử dụng đất
TSCĐ vô hình đối với quyền sử dụng đất

Nguyên giá của TSCĐ vô hình quyền sử dụng đất là là toàn bộ số tiền doanh nghiệp, tổ chức bỏ ra để có quyền sử dụng hợp pháp và các khoản chi phí đã bỏ ra để đền bù, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ.

2.3. Xác định nguyên giá với Tài sản cố định thuê tài chính

Nguyên giá TSCĐ = Giá trị tài sản thuê khi bắt đầu thuê tài sản + Chi phí trực tiếp phát sinh

Tuy nhiên chi phí này sẽ không bao gồm khoản lãi phải trả.

Xác định nguyên giá TSCĐ là điều cần thiết để có thể lập nên bảng cân đối kế toán hoàn chỉnh. Xác định nguyên giá TSCĐ dù được tuân theo các công thức nêu trên nhưng vẫn chưa thể đảm bảo chính xác 100% bởi cách tính này đều dựa trên ý chí chủ quan của con người. Nhiều cá nhân, tổ chức đã lợi dụng tính chủ quan này để khai khống giá trị tài sản hoặc hạ thấp giá trị tài sản nhằm chuộc lợi cá nhân.

Qua bài viết trên đây, work247 hy vọng đã có thể gửi đến quý bạn đọc những giải đáp xung quanh câu hỏi nguyên giá tài sản cố định là gì. Mong rằng những thông tin trên đã phần nào đó cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về chủ đề này.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem213 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT