Phân tích thị trường là gì? Tìm hiểu một số vấn đề xoay quanh nó
Theo dõi work247 tạiMuốn thành công, ngoài kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cần thiết thì bạn cần phải có sự am hiểu về lĩnh vực mình theo đuổi. Trong đó phân tích thị trường sẽ giúp bạn sở hữu, thâu tóm được những thay đổi đang diễn ra hàng ngày ở thị trường này, dựa vào đó mà đưa ra những quyết định chính xác hơn.
Vậy theo bạn việc phân tích thị trường là gì? Tiến trình phân tích thị trường được diễn ra như thế nào? Cùng theo chân work247.vn để hiểu rõ về những vấn đề này bạn nhé!
1. Bạn hiểu phân tích thị trường là gì?
Phân tích thị trường dịch sang tiếng Anh là “Market analysis”, thuật ngữ chuyên ngành sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư.
Hiện tại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này, tuy nhiên không có một quy định nào chính xác để buộc bạn phải hiểu theo một nghĩa cụ thể.
Bạn có thể hiểu đơn giản phân tích thị trường chính là hoạt động phân tích, tìm hiểu các thông tin về nhiều yếu tố cấu thành nên thị trường, mục đích cuối cùng là để thâu tóm được quy luật vận động, xác định những nhân tố ảnh hưởng để ra quyết định cuối cùng về chiến lược kinh doanh.
Hiện nay, các nhà đầu tư kinh doanh muốn đứng vững trên thị trường, muốn tồn tại lâu dài và tiến đến đỉnh vinh quang thì trong mọi bước đi của họ đều không thể thiếu vắng công tác phân tích thị trường. Công tác này cực kỳ quan trọng, thậm chí nó ảnh hưởng tới cả sự sống còn của tổ chức đó.
Nói vậy chắc có lẽ bạn vẫn chưa thể hình dung được phân tích thị trường có vai trò như thế nào? Không sao, đừng vội vàng chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân ở phần tiếp theo nhé.
Xem thêm: Các loại hình thức kinh doanh người chủ nào cũng cần biết
2. Vì sao phân tích thị trường lại quan trọng?
2.1. Phân tích thị trường là để thấu hiểu khách hàng
Trong kinh doanh, khách hàng luôn là yếu tố then chốt để quyết định mọi thứ bao gồm sự sống còn của doanh nghiệp bạn. Ai cũng nhận ra điều đó, vấn đề là bằng cách nào để thấu hiểu khách hàng của mình mới là điều quan trọng?
Khi thấu hiểu khách hàng, bạn sẽ biết cách bày ra mọi thứ chạm vào sở thích cũng như nhu cầu cấp thiết của họ, điều đó dẫn đến tiến trình mua hàng diễn ra nhanh chóng hơn.
Vậy phân tích thị trường là cách để bạn đạt được điều đó, hay nói cách khác nó không thể tách rời với hoạt động kinh doanh cho dù đó là lĩnh vực nào. Hãy nhớ rằng bạn càng thấu hiểu khách hàng của mình bao nhiêu thì tỷ lệ thành công càng lớn bấy nhiêu.
Xem thêm: Việc làm phát triển thị trường
2.2. Phân tích thị trường là để hiểu rõ đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường, không chỉ một mình bạn hoạt động, cùng với đó là rất nhiều những đối thủ cạnh tranh khác, họ cùng sản xuất sản phẩm thuộc phân khúc thị trường của bạn, cùng muốn thu hút tệp khách hàng tiềm năng giống bạn vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn chẳng có chút thông tin nào về họ?
Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, trong đó đối thủ cạnh tranh đóng vai trò khá quan trọng có ảnh hưởng tới từng đường đi nước bước của doanh nghiệp bạn. Vậy phân tích thị trường chính là biện pháp giúp bạn nhìn ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ để từ đó có kế hoạch phù hợp.
Hãy nhìn vào sản phẩm Diêm của Thống Nhất, nếu như ở giai đoạn trước đây, thương hiệu này từng làm mưa làm gió trên thị trường, đã thế lại không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nhưng theo thời gian, điều kiện ở xã hội mới không phù hợp nên diêm Thống Nhất đã dần bị mai một. Nếu họ không hiểu thị trường, không phân tích thị trường thì liệu rằng doanh nghiệp này có thể tồn tại cho đến bây giờ hay không? Nhận thấy sản phẩm của mình không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân hiện nay, công ty đã nhanh chóng đưa ra dòng sản phẩm thay thế phù hợp hơn, vậy là thương hiệu vẫn còn mà hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn được diễn ra bình thường.
Không chỉ hiểu rõ đối thủ cạnh tranh đang có trên thị trường, việc phân tích còn giúp doanh nghiệp phát hiện thêm những đối thủ mới để đề phòng kịp thời.
2.3. Phân tích thị trường giúp doanh nghiệp nhận định vấn đề kịp thời
Nếu bạn cứ mù quáng và bước đi trên con đường đầy chông gai thì chắc chắn bạn sẽ bị tổn thương, trong kinh doanh chẳng có con đường nào được trải bằng hoa hồng, muốn tiến đến tượng đài vinh quang thì bạn cần phải tỉnh táo và xác định đúng phương hướng.
Phân tích thị trường chính là cách giúp bạn nhìn thấy mọi rào cản phía trước, khi đó bạn có thể nhận định đâu là thứ có thể khắc phục và dẹp bỏ nó một cách nhanh chóng.
Khi phân tích thị trường, bạn thấu hiểu đối thủ cạnh tranh đồng thời cũng hiểu thêm cả doanh nghiệp mình, những gì thu thập được đối thủ khiến bạn so sánh dễ dàng, nhìn vào đó để rút ra những điểm mình đang thiếu sót.
Xem thêm: Tuyển dụng nhanh
2.4. Phân tích thị trường thành công sẽ đưa doanh nghiệp đến chiến lược hoàn hảo
Khi bạn phân tích thị trường thành công cũng là lúc bạn có cho mình những ý tưởng mới phù hợp nếu không muốn nói là hoàn hảo.
Nhận định được vấn đề cấp thiết, những điểm mạnh và điểm yếu cần phải khắc phục, nhà đầu tư kinh doanh sẽ biết mình cần phải làm gì tiếp theo. Có thể là cải tiến lại toàn bộ hệ thống, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hơn, thực hiện chăm sóc khách hàng tốt hơn,...
3. Tiến trình phân tích thị trường mục tiêu thực hiện như thế nào?
Đây chính là phần mà nhiều người mong đợi nhất khi tìm hiểu về chủ đề này, nếu bạn cũng vậy thì đừng bỏ qua bất cứ chi tiết nào được chia sẻ dưới đây nhé:
3.1. Quyết định mục đích phân tích thị trường ban đầu
Không thể phủ nhận lợi ích của việc phân tích thị trường, thế nhưng đừng vì thế mà lạm dụng nó nhiều quá bạn nhé. Nhất thiết phải biết mục đích của việc phân tích này là gì? Nó có thực sự xứng đáng để bạn rày công thực hiện hay không?
Khi nảy sinh một ý tưởng mới trong đầu, bắt buộc nhà đầu tư kinh doanh phải xác định đến yếu tố khả thi của dự án. Nếu thực hiện liệu bạn có khả năng thành công hay không?
3.2. Cần xác định tệp khách hàng mục tiêu
Tất cả các ý tưởng hay những hoạt động sản xuất kinh doanh của bạn đều trở nên vô nghĩa nếu như bạn bỏ qua khách hàng tiềm năng. Bạn có một sản phẩm tốt, bạn có một sản phẩm đạt chuẩn với mẫu mã không góc chết thế nhưng bạn lại không có tệp khách hàng tiềm năng phù hợp, vậy cũng coi như chẳng có ý nghĩa gì.
Người tiêu dùng là yếu tố quan trọng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu không chăm sóc họ, tự nhiên họ cũng không có lí do nào để quay trở lại với bạn.
Hãy tiến hành xác định xem tệp khách hàng của bạn là ai, đôi khi không nhất thiết phải lao vào thị trường lớn nhưng tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt, bạn vẫn có thể hoạt động tốt nhất ở những thị trường ngách với những khách hàng trung thành.
Xem thêm: Viết cv xin việc
3.3. Tổng hợp thông tin từ việc nghiên cứu thị trường tiềm năng
Thông tin thu thập càng chất lượng thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã làm công tác phân tích thị trường rất tốt. Đối với những thông tin quá sơ sài không cần đến trình độ người khác vẫn có thể thu thập nhưng chúng sẽ chẳng có tác dụng gì trong trường hợp này. Cái mà bạn quan tâm chính là thông tin về xu hướng, thông tin về nhu cầu của khách hàng trong đúng tệp khách hàng mà bạn hướng đến, họ yêu thích cái gì, họ mong muốn sử dụng sản phẩm có giá thành cao hay thấp, họ còn muốn những điều gì khác?...
Công tác này cần phải làm tốt thì doanh nghiệp mới có cơ sở để đi đến hình thành ý tưởng cũng như kế hoạch thực hiện.
3.4. Kiểm tra và phân tích yếu tố của nền thị trường
Đừng vội tin vào những thứ mình vừa thu thập được mà bỏ qua bước xác minh bạn nhé. Trên thực tế có rất nhiều thông tin ảo tung ra với mục đích đánh lừa người tiêu dùng, hoặc đánh lừa đối thủ cạnh tranh là bạn đó.
Hãy đảm bảo tất cả những gì thu thập được phải chính xác, bên cạnh đó cũng phải chắt lọc để có thông tin hữu ích phục vụ cho kế hoạch sau này.
Phân tích thị trường là gì bạn đã nắm rõ sau khi đọc xong bài viết này, work247.vn hy vọng những nhà đầu tư kinh doanh trong tương lai sẽ đạt được những gì mình ấp ủ.
1213 0