PQA là gì? Cái nghề chuyên săm soi những câu chuyện phần mềm

Theo dõi work247 tại
Lê Minh Phượng tác giả work247.vn Tác giả: Lê Minh Phượng

Ngày đăng: 09-08-2024

PQA là một trong hai quy tình của QA, được phân biệt cùng với SQA. Trong đó một bên là đảm bảo cho chất lượng của phần mềm – SQA, một bên là đảm bảo cho sự chất lượng từ trong quy trình. Chúng ta đã có những bài viết khai thác sâu về SQA, vậy PQA là gì cũng sẽ tiếp tục được chia sẻ trong nội dung bên dưới đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. PQA là gì?

PQA trong chuyên ngành được gọi đầy đủ bằng cái tên tiếng Anh Process Quality Assurance, được định nghĩa rõ ràng là một bộ phận thuộc QA và chuyên phụ trách vai trò đảm bảo chất lượng của quy trình. Theo đó, bộ phận PQA sẽ chuyên trách hai nhiệm vụ chính bao gồm:

Thứ nhất là xây dựng cho các dự án một hệ thống các quy trình thông qua việc ứng dụng những quy trình sẵn có như CMM hoặc ISO, hoặc tự xây dựng một quy trình chuẩn riêng dựa trên các quy trình này.

PQA là gì?
PQA là gì?

Thứ hai là tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình các bộ phận, dự án thực hiện quy trình. Thông qua đó PQA sẽ tổng hợp lại toàn bộ thông tin, qua đó đưa ra các giải pháp ưu việt để giúp quy trình được cải tiến và hoạt động một cách hiệu quả hơn.

PQA có mối quan hệ qua lại với SQA, cụ thể nó là input của SQA. Với những hiểu biết rõ ràng PQA là gì đã được làm sáng tỏ thì bạn có những hình dung như thế nào về công việc này? Hãy hiểu sâu về nghề hơn nữa thông qua những thông tin được chia sẻ bên dưới đây.

2. Những đặc trưng cơ bản của nghề PQA

Nếu theo định nghĩa trên thì rõ ràng chúng ta có thể kết luận một điều về PQA như thế này: PQA chính là một "của hiếm" trong mọi doanh nghiệp hoạt động ở mảng phần mềm, đồng thời nó cũng trở thành một "gương mặt thương hiệu" đối với nghề QA nói chung. Bởi lẽ, chỉ khi đơn vị có xây dựng hiệu quả một quy trình chuyên phụ trách, quản lý chất lượng thì mới có thể giúp thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận tăng lên gấp nhiều lần.

Khi đầu tư cho PQA, doanh nghiệp cũng cần phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định để giúp quy trình này được duy trì và giúp đơn vị ứng dụng tốt vào thực tiễn. Các nhà phát triển PQA chia sẻ rằng có 3 loại chi phí cần đầu tư cho quy trình này, bao gồm Prevention cost (chặn lỗi), control cost (kiểm soát lỗi) và failure (phát sinh khi có lỗi).

Đặc trưng của PQA
Đặc trưng của PQA

Một vài tài liệu nghiên cứu về PQA có đưa ra quy luật chung cho khâu sản xuất một chương trình phần mềm thường có các định mức chi phí đầu tư như sau: 1 đồng đầu tư vào khâu đầu tiên sẽ giúp giảm được 10 đồng ở khâu 3, 1 đồng bỏ vào khâu 2 làm giảm được 3 đồng bỏ vào khâu 3. Đây đều là những lợi ích thiết thực khi các đơn vị biết đầu tư đúng chỗ để tiết kiệm chi phí cho cả quá trình. Và kết quả chúng ta chỉ có thể nhận được nếu đưa quy luật đó vào trong thực tế. Nhân viên chuyên trách về quản lý chất lượng PQA sẽ đứng ra hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện công việc này.

Tuy nhiên trong thực tế tuyển dụng hiện nay, việc tuyển một PQA chất lượng không phải là chuyện dễ dàng. Do đó dẫn đến tình trạng "dùng chung". Vị trí PQA ở nhiều đơn vị vừa và nhỏ không được phân chia rạch ròi, bộ phận QA sẽ đảm nhiệm chung tất cả các công việc của cả PQA và SQA nhưng chính vì thế mà các vấn đề chuyên môn sâu trong nghiệp vụ của PQA không được phát huy, thể hiện triệt để dẫn đến những mong muốn về việc kiểm soát chất lượng phần mềm chưa thực sự đạt tới những giá trị như mong muốn.

Tìm hiểu thông tin về PQA để nắm bắt rõ đặc trưng
Tìm hiểu thông tin về PQA để nắm bắt rõ đặc trưng

Trong khi đó nếu như sử dụng chuyên biệt PQA cho khâu kiểm soát chất lượng thì PQA sẽ làm những việc này cho doanh nghiệp: kiểm thử chất lượng sản phẩm tại khâu cuối cùng, đưa ra các tiêu chuẩn kiểm thử, phương pháp thực hiện, chỉ định rõ tool nào sẽ cho kết quả kiểm thử tốt nhất, bên cạnh đó là đưa ra được những tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá thế nào là sản phẩm tốt và thế nào là sản phẩm chưa tốt.

Đây đều là những giải pháp tuyệt vời mà PQA mang đến. Vậy rốt cuộc, nó đã phải thực hiện những nhiệm vụ gì mới có được những giải pháp tuyệt vời đó?

3. PQA và những nhiệm vụ chủ yếu

Dựa vào những hiểu biết về PQA là gì đã được đưa ra ở nội dung trên, có thể tổng hợp lại những nội dung liên về chức năng, nhiệm vụ chính của PQA như sau:

Nhiệm vụ chính của PQA
Nhiệm vụ chính của PQA

- PQA trực tiếp đưa ra đề xuất các quy trình phát triển sản phẩm. đề xuất này sẽ đảm bảo có sự phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của mỗi một dự án. PQA có thể tận dụng một số quy trình hỗ trợ sẵn có như CMMI, ISO hoặc là Agile, V-Model.

- Cung cấp các tài liệu hướng dẫn, các biểu mẫu sẵn về nội dung bảo đảm chất lượng tới cho toàn bộ các thành viên của nhóm phát triển sản phẩm.

- Kiểm tra thực tế triển khai quy trình của nhóm để luôn chắc chắn các bộ phận trong nhóm đã tuân thủ thực hiện đúng quy trình của PQA.

PQA thực hiện những nhiệm vụ nào?
PQA thực hiện những nhiệm vụ nào?

- Thường xuyên nhắc nhở những người tham gia vào công cuộc phát triển sản phẩm phải tuân thủ đầy đủ và đúng mọi quy trình, trình tự công việc đã được đặt ra từ trước.

- Kịp thời đưa ra những sự điều chỉnh trong quy trình trong từng giai đoạn phát triển sản phẩm để đáp ứng yêu cầu về sự phù hợp với mỗi sản phẩm cụ thể.

Đây vừa là chức năng của hoạt động PQA, cũng lại là nhiệm vụ quan trọng, thiết yếu thường xuyên phải thực hiện của đội ngũ nhân viên PQA. Để lúc nào cũng kiểm soát tốt tất cả mọi thứ trong tầm tay thì bộ phận PQA cần phải đáp ứng thỏa mãn những yêu cầu nghề nghiệp cơ bản nhất. Nếu muốn biết bản thân đã có gì và thiếu gì cần bổ sung thì bạn đọc tiếp những nội dung sau đây, các yêu cầu dành riêng cho vị trí việc làm PQA sẽ được chia sẻ.

4. Yêu cầu nghiệp vụ dành cho những người trong nghề PQA

Trong lĩnh vực Công nghệ phần mềm nói chung và mảng hoạt động kiểm soát chất lượng của quy trình nói riêng, người ta đặt cho PQA một biệt danh khá thú vị là "kẻ soi mói". Trong cuộc sống hàng ngày có lẽ chẳng ai thích những kẻ chuyên đi soi mói, moi móc chuyện của người khác đúng không nào nhưng trong phạm vi này, sự soi mói của PQA lại là điều cần thiết và được giới chuyên ngành kỳ vọng rằng PQA sẽ có thể soi mói nhiều vấn đề hơn nữa. Bởi lẽ với nghiệp vụ chuyên soi ra lỗi của quy trình phần mềm, vị trí này sẽ đem đến cho con người một sản phẩm chất lượng nhất để sử dụng, trở thành những công cụ tối ưu để phục vụ hiệu quả mọi nhu cầu của cuộc sống.

Vậy làm thế nào để "soi mói" được nhiều? Có nghĩa là làm sao để có thể luôn nhìn nhận thấy vấn đề bất cập một cách nhanh chóng mỗi khi một chương trình phần mềm ra đời, qua đó đảm bảo chất lượng của chương trình đó là tuyệt đối?

Yêu cầu cơ bản cho người hành nghề PQA
Yêu cầu cơ bản cho người hành nghề PQA

Người hành nghề PQA cần phải có được một nền tảng kiến thức rộng và thật sâu đối với phạm vi công việc ở trong hệ thống quy trình phần mềm đang phụ trách. Hơn hết, kỹ năng tổ chức, khả năng tư duy logic được cho là những chủ chốt về kỹ năng mà nhân viên PQA phải đáp ứng khi hành nghề. Tiếp đến sẽ là kỹ năng phân tích, đo lường các số liệu, dữ liệu cũng không thể thiếu đối với một PQA-er.

Rõ ràng thông qua những giá trị hiểu biết PQA là gì thì Minh Phượng mạn phép đưa ra quan điểm đánh giá riêng về nghề như thế này, đây là một nghề quan trọng, không thể thiếu trong quy trình tạo ra một sản phẩm phần mềm vì nhờ có nó, phần mềm mới được hoàn hảo. Chính vì thế, công việc này không hề dễ dàng để thực hiện hay ứng tuyển nhưng chắc chắn nó sẽ là một sự lựa chọn thú vị, tuyệt vời dành cho những ai đang theo đuổi nghiệp vụ kiểm tra, test sản phẩm trong ngành IT phần mềm. Nhu cầu tìm việc rất lớn, có thể sẽ khiến bạn khó khăn hơn trong việc đối đầu với các đối thủ cạnh tranh nhưng hãy yên tâm rằng, bạn luôn nhận được sự hẫu thuẫn đắc lực từ hệ thống hỗ trợ việc làm số 1 Việt Nam – work247.vn. Hãy tận dụng những giá trị tiện ích mà website cung cấp để mang về cho mình cơ hội việc làm PQA thật phù hợp và hấp dẫn nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3786 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT