Nắm bắt rõ về hoạt động quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
Theo dõi work247 tạiHoạt động quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Hoạt động quản trị nên thực hiện như thế nào trong loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể mang lại hiệu quả cao? Cần lưu ý gì trong hoạt động quản trị ở trường hợp này? Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động quản trị trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ để giải đáp những thắc mắc này nhé.
1. Khái quát về hoạt động quản trị trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong mỗi mô hình doanh nghiệp thì đều cần triển khai hoạt động quản trị để điều hành doanh nghiệp theo hướng phát triển đi lên. Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là hoạt động quản trị, quản lý, xây dựng chiến lược, định hướng phát triển cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có nguồn vốn ít hoặc trung bình, các nguồn lực khác tương đối hạn chế, quy mô kinh doanh tương tự như loại hình của doanh nghiệp đó là có quy mô vừa hoặc nhỏ. Những doanh nghiệp này cần có định hướng quản trị theo phương thức nắm bắt giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để quản trị doanh nghiệp tốt.
Loại hình doanh nghiệp vừa hay nhỏ cần phải có hoạt động quản lý, quản trị tốt thì mới có thể phát triển và mở rộng hơn nữa hoạt động của mình. Hoạt động quản trị tại các doanh nghiệp này được xem như là kim chỉ nam cho định hướng đi lên của doanh nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp tốt thì doanh nghiệp vừa và nhỏ có động lực để phát triển bền vững và có cơ hội trở thành những doanh nghiệp mạnh, đứng vững trong thị trường hoạt động của mình. Vì thế cần có những nhà quản trị có thể định hướng được phương thức phát triển và hiểu rõ hoạt động nào là tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Nên thực hiện quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào?
Muốn quản trị tốt trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các nhà quản trị, những người đứng đầu cần phải nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình. Nắm bắt rõ thị trường hoạt động, các yếu tố cạnh tranh và đề cao những hoạt động mang tính định hướng phát triển bền vững.
2.1. Chú trọng vào tầm nhìn cốt lõi
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được tổ chức quản trị theo phương thức xác định hướng đi chính, mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Nhà quản trị cần phải nắm bắt nguồn lực kinh tế, những thế mạnh mà doanh nghiệp có và đánh giá những cơ hội, thách thức của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Để có thể ra định hướng thúc đẩy phát triển điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của doanh nghiệp. Hoạt động quản trị cần thực sự tổ chức theo những định hướng phát triển tiềm năng cốt lõi của doanh nghiệp.
Một ví dụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xác định phương pháp quản trị doanh nghiệp hướng tới việc tăng tốc độ mở rộng quy mô kinh doanh. Hay thực hiện phát triển theo hướng bền vững, thúc đẩy các giá trị riêng biệt, quản trị theo hướng chậm mà chắc.
Với những định hướng quản trị khác nhau thì kế hoạch thực hiện và chiến lược phát triển cũng được triển khai theo mục đích khác nhau và đương nhiên kết quả đạt được cũng thế.
Do vậy nhà quản trị cần xác định hài hòa giữa các nguồn lực của doanh nghiệp, mở rộng tầm nhìn và nắm bắt được giá trị cốt lõi, riêng biệt của doanh nghiệp vừa và nhỏ để thực hiện hoạt động quản trị mang lại hiệu quả tốt nhất.
2.2. Thúc đẩy hoạt động bên trong nguồn lực của doanh nghiệp
Để tiến hành hoạt động quản trị tốt tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nhà quản trị phải biết cách đề cao hoạt động củng cố nguồn lực của công ty. Quản trị nhân sự tốt được xem là bước khởi đầu cho một quá trình quản trị hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.
Nguồn lực nhân sự chính là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả công việc của doanh nghiệp. Sau khi xác định được hướng đi, chiến lược phát triển của doanh nghiệp thì các nhà quản trị phải biết nắm bắt được năng lực nhân sự và bố trí hệ thống nhân sự sao cho đảm bảo được hiệu quả nhất có thể.
Nhà quản trị cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng nhân sự để kịp thời đưa ra những chiến lược mới về hoạt động đào tạo nguồn lực của công ty. Tạo dựng được mối quan hệ gắn kết trong doanh nghiệp là yếu tố thúc đẩy hiệu quả của việc quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.3. Đặt ra mục tiêu chiến lược phát triển phù hợp và rõ ràng
Đặt ra mục tiêu rõ ràng là điều cần thiết cho hoạt động quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà quản trị nên vạch ra định hướng mục tiêu dài hạn cụ thể, rõ ràng để từng bước lập ra các chiến lược hoạt động với mục tiêu ngắn hạn phục vụ cho định hướng phát triển mục tiêu chung.
Mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp cần được truyền tải tới nguồn lực nhân sự của công ty để có thể mang lại kết quả tốt hơn cho việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.
Trong mỗi giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ nhà quản trị cần đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của môi trường bên trong doanh nghiệp. Kết hợp với cách nhìn nhận về cơ hội và thách thức của môi trường bên ngoài để đưa ra những chiến lược, chính sách phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu nhất vào từng chu trình hoạt động kinh doanh.
2.4. Đề cao hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quản lý nguồn lực tài chính là vấn đề cần được quan tâm sát sao trong hoạt động quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có nguồn lực tài chính tốt thì mới có thể triển khai được các kế hoạch, chiến lược hay chính sách phát triển của doanh nghiệp được.
Nhà quản trị cần nắm bắt hoạt động tài chính về các vấn đề vốn, nợ, doanh thu, lợi nhuận, các vấn đề lưu động vốn hay lợi tức, cổ tức của doanh nghiệp mình. Từ đó xác định hướng đi an toàn hay nên mạo hiểm để đẩy nhanh sự phát triển của doanh nghiệp.
Cũng thông qua hoạt động quản lý nguồn lực tài chính thì các nhà quản trị cũng đánh giá được hiệu quả của các hoạt động, chiến lược lược đã được triển khai. Lấy đó làm cơ sở để điều hướng hoạt động quản lý, quản trị để làm sao đảm bảo được hoạt động quản lý, quản trị có hiệu quả hơn.
2.5. Cần có nhà quản trị doanh nghiệp có tầm nhìn
Người đánh giá và đưa ra những quyết định về hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là chủ thể quan trọng nắm bắt hiệu quả của hoạt động quản trị doanh nghiệp. Nhà quản trị cần có một tầm nhìn rộng mở hơn, biết cách đánh giá theo hướng khách quan hay chủ quan theo từng trường hợp cụ thể.
Để hoạt động quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt thì cần phải có những nhà quản trị nắm bắt được thời cơ, đánh giá được nguồn lực và đưa ra được những quyết định đúng đắn. Nhà quản trị cần phải có kỹ năng quản lý và có kiến thức chuyên môn mở rộng thì mới có thể đảm nhận tốt công việc này.
Các vị trí đảm nhiệm việc quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể là giám đốc doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh, chuyên viên phát triển thị trường, giám đốc hành chính và những chức vụ khác tùy theo quyết định của doanh nghiệp.
3. Những lưu ý khi quản trị hoạt động doanh nghiệp
Việc quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ phải được nắm bắt và thực hiện hàng ngày, cần tránh những đánh giá sai lầm trong các hoạt động tài chính như lưu động vốn hay quản lý vốn.
Doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực trong các hoạt động tối ưu hóa hệ thống quản lý dữ liệu, quản lý nhân sự. Nắm bắt được xu hướng phát triển trong thị trường mà doanh nghiệp tham gia để chủ động lập các kế hoạch hoặc giải quyết, định hướng hoạt động tốt hơn.
Cần áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp để đẩy nhanh quá trình thực hiện kế hoạch và chiến lược của công ty một cách năng suất hơn.
Thường xuyên thực hiện rà soát, đào tạo và luân chuyển nhân sự sang những vị trí phù hợp đảm bảo rằng họ có thể phát huy được nhiều thế mạnh của mình trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hoạt động quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần được lập báo cáo chi tiết, cập nhật thường xuyên, liên tục để có được những đánh giá định kỳ, mang tính sát sao nhằm phục vụ cho quá trình thúc đẩy hiệu quả quản trị doanh nghiệp.
Bài viết trên chia sẻ thông tin về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Có thể đã giúp bạn hiểu hơn về tính chất của hoạt động quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dựa trên những đặc điểm đó bạn cũng có thể hình dung ra được những vấn đề cần lưu tâm để có thể thực hiện quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hiệu quả hơn.
2429 0