Các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị cần có để quản lý tốt
Theo dõi work247 tạiCác kỹ năng cần thiết của nhà quản trị là yếu tố có thể tác động đến sự thành công hoặc thất bại của một doanh nghiệp. Đó là những kỹ năng mà những nhà quản lý phải trau dồi, học hỏi và tìm cách nâng cao kỹ năng của mình để có thể phát triển cùng với công ty một cách hiệu quả và bền vững.
1. Tìm hiểu vai trò những kỹ năng của nhà quản trị
Một nhà quản trị, quản lý, lãnh đạo, điều hành một doanh nghiệp, một chi nhánh đều là những người có những yếu tố khác biệt về kỹ năng cũng như chuyên môn. Để có thể ngồi vào những vị trí cấp cao với nhiều đặc quyền như thế, thì đòi hỏi các nhà quản trị phải có những kỹ năng cần thiết để có thể điều hành tốt đảm bảo được sự phát triển của doanh nghiệp.
Có rất nhiều người tuy nắm chắc về chuyên môn và có năng lực làm việc tốt, tuy nhiên phấn đấu mãi vẫn không thể ngồi lên được vị trí quản trị. Lý do là vì họ thiếu những kỹ năng cần thiết của nhà quản trị, nói cách khác đó là họ không có kỹ năng quản lý, điều hành cũng như khả năng chỉ đạo, dẫn dắt nhân viên thực hiện theo chiến lược, định hướng đã có.
Vai trò của những kỹ năng là rất quan trọng, nhất là đối với các nhà quản trị. Mỗi nhà quản trị nếu có những kỹ năng cần thiết thì có thể phát triển được một cách dễ dàng trong một môi trường đầy áp lực như thế. Các nhà quản trị phải biết mình cần làm gì, nên quyết định như thế nào, diễn đạt ra sao để cho mọi người trong công ty có thể hiểu được đúng ý. Vậy những nhà quản trị cần những kỹ năng cần thiết nào? Hãy cùng nhau tiếp tục tìm hiểu một số kỹ năng quan trọng dưới đây.
Xem thêm: Ngành quản trị doanh nghiệp là gì – những điều thí sinh cần biết
2. Những kỹ năng cần thiết của nhà quản trị cần có
Có rất nhiều kỹ năng cần thiết mà các nhà quản trị cần có, một số kỹ năng có thể chỉ liên quan đến bên lề của cuộc sống công việc, nhưng nếu nhà quản trị có nó thì cả cuộc sống đời thường cũng như sự nghiệp đều có thể thành công một cách mỹ mãn. Những ứng viên ứng tuyển, muốn tham gia vào hoạt động quản trị doanh nghiệp cũng cần phải được chọn lọc và xem xét tỉ mỉ về phần kỹ năng, để có đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng đưa ra.
2.1. Kỹ năng quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp
Kỹ năng đầu tiên phải kể đến đó là kỹ năng quản lý, lãnh đạo của nhà quản trị. Kỹ năng này có vẻ như hơi chung chung nhưng thực ra nó lại khá dễ hiểu và rất cần thiết.
Không phải ai cũng có được kỹ năng lãnh đạo, điều hành. Để có thể đưa ra một quyết định nào đó cho hoạt động của doanh nghiệp thì các nhà quản trị phải lường trước được kết quả mà nó có thể xảy ra từ đó đưa ra những kế hoạch và lãnh đạo triển khai một cách hợp lý, đảm bảo được sự phát triển của công ty nhưng vẫn đề cao sự an toàn.
Kỹ năng quản lý nhân sự, nhân viên là yếu tố quan trọng mà bất cứ nhà quản trị nào cũng nên có. Họ phải biết lúc nào thì nên thuyết phục mềm dẻo, khen, phê bình với nhân viên, lúc nào thì nên nghiêm nghị và đưa ra được quyết định của mình cho chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Ra quyết định là một phần kỹ năng mà nhà quản trị cần có để có thể lựa chọn hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.
Kỹ năng tổ chức, hoạch định, điều hành hệ thống hoạt động của công ty, nhà quản trị cần đảm bảo được những nhiệm vụ được giao là phù hợp với khả năng của mỗi nhân viên. Và bằng cách nào đó các nhà quản trị phải nắm bắt và chắc chắn được hoạt động công việc của nhân viên theo định hướng ý tưởng, đề xuất và chính sách mà công ty đưa ra.
Kỹ năng quản lý thời gian cũng có thể để cập ở đây, lý do là vì việc quản lý thời gian đối với mọi người đều quan trọng và hơn hết đối với nhà quản trị lại rất quan trọng. Các nhà quản trị phải có khả năng nắm bắt được thời gian hoạt động của mình một cách chi tiết. Họ cần phải biết thời gian nào thì phải dành cho công việc, thời gian nào dành cho cuộc sống thường nhật. Và hơn thế nữa họ cũng phải làm việc với vị trí chuyên môn của mình vì thế để đảm bảo hiệu quả hoạt động họ phải biết quản lý thời gian một cách logic.
Xem thêm: Quản lý nhà hàng làm gì? Kinh nghiệm để làm tốt quản lý nhà hàng
2.2. Kỹ năng giao tiếp, làm việc của các nhà quản trị
Các nhà quản trị cần có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt, họ phải làm việc được với tập thể cũng như công việc cá nhân thật tốt. Việc truyền đạt mục đích của mình là rất quan trọng, các nhà quản trị phải định hướng thật rõ ý định của mình thông qua giao tiếp.
Kỹ năng đặt câu hỏi và giao tiếp với nhân viên với nhân viên, kỹ năng làm việc, bàn luận và phán đoán, thuyết trình trước hội nhóm hay trong cuộc họp. Họ phải biết điều hướng những kỹ năng giao tiếp của mình với những đối tượng khác nhau như nhân viên, đối tác, nhà cung cấp, khách hàng hay thậm chí là đối thủ để có thể nâng cao được vị thế của doanh nghiệp mình.
Kỹ năng truyền thông, nhận và gửi đi các thông điệp, báo cáo cũng rất cần thiết. Họ phải biết các kỹ năng nói, diễn đạt, thuyết trình và thuyết phục người nghe. Các cuộc thương thảo khác nhau họ cần phải đưa ra giọng điệu ấn tượng khác nhau, trong những tình huống xử lý mâu thuẫn, thương lượng hay việc đưa ra quyết định với cấp trên hay cấp dưới họ cần đưa ra những câu nói với lối diễn đạt khác nhau.
Với công việc chuyên môn của mình họ phải có kỹ năng giải quyết một cách nhanh chóng, gọn lẹ nhưng vấn có được kết quả tốt. Việc xử lý công việc chuyên môn của mình tốt thì các nhà quản trị mới có khả năng điều hành những hoạt động khác của công ty một cách chuyên nghiệp được.
2.3. Kỹ năng tư duy và lập kế hoạch
Đây là một kỹ năng cần thiết và cho thấy được sự khác nhau của một nhân viên bình thường và một nhà quản trị. Không phải ai cũng có kỹ năng tư duy logic và có tầm nhìn dài hạn về nhiệm vụ của mình, mục đích của doanh nghiệp cũng như nhiệm vụ của cá nhân và tổ chức trong một doanh nghiệp.
Một nhân viên bình thường sẽ cố gắng hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất là đúng hoặc trước thời hạn. Tuy nhiên một nhà quản trị luôn luôn phải đưa tầm nhìn của mình đi trước, họ phải lập kế hoạch tiến hành tư duy và định hướng để hoàn thành công việc một cách có hiệu quả và mục tiêu là hoàn thành sớm nhất có thể, và họ định hướng những kế hoạch tiếp theo.
Các nhà quản trị nhìn con đường phát triển một cách dài hạn, kết quả hoàn thành công việc của họ không phải một tháng, một năm hay khi hoàn thành một dự án nào đó. Mà họ phải nhìn xa, định hướng bước đi của doanh nghiệp lên một tầm mới thì lúc đó họ mới xem như là hoàn thành được một công việc. Rồi công việc của họ lại tiếp tục định hướng và tư duy hơn nữa để có thể bước sang giai đoạn phát triển mới.
Xem thêm: Nhà quản lý là gì? Vai trò của nhà quản lý đối với doanh nghiệp?
2.4. Kỹ năng tin học và ngoại ngữ
Kỹ năng tin học, công nghệ và ngoại ngữ là những kỹ năng cần thiết và quan trọng với mỗi nhà quản trị nhất là trong giai đoạn phát triển hiện nay. Với xu thế phát triển vươn tầm quốc tế, không kể lĩnh vực hoạt động của công ty như thế nào, các nhà quản trị phải có một trình độ tin học và ngoại ngữ nhất định thì mới có thể đưa doanh nghiệp chạy đua với thời đại.
Các nhà quản trị phải biết các kỹ năng tin học từ việc sử dụng máy tính, quản lý thư mục, file, báo cáo, liên hệ,... Những kỹ năng tin học cơ bản cũng như nâng cao đều là những yếu tố quan trọng để việc quản trị, quản lý diễn ra một cách dễ dàng và thông suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Thông thường có ý kiến cho rằng sếp thì phải hơn nhân viên, trong trường hợp các nhà quản trị thì đúng. Với thời đại phát triển công nghệ cũng như ngôn ngữ phổ biến như hiện nay thì mỗi nhân viên đều phải thành thạo tin học văn phòng và biết được một thứ tiếng khác tiếng mẹ đẻ.
Mà ở thời đại này tiếng anh đang là một yêu cầu tất yếu với mỗi ứng viên. Vì thế các nhà quản trị cũng phải trau dồi những kỹ năng về ngôn ngữ hay tin học công nghệ của mình để có thể tiến hành rà soát quản lý và định hướng hoạt động của doanh nghiệp một cách tốt nhất.
2.5. Các kỹ năng cần thiết khác mà nhà quản trị cần có
Những kỹ năng mà nhà quản trị cần có là rất nhiều, không chỉ những kỹ năng cần thiết kể trên mà những nhà quản trị cũng cần có những kỹ năng khác như: Kỹ năng tự động viên, tạo động lực, kỹ năng giải quyết vấn đề, ủy thác công việc, kỹ năng phỏng vấn, đào tạo đội ngũ, hoạch định ngân sách.
Một số kỹ năng quan trọng khác cũng có thể kể đến là kỹ năng quản lý chi phí, điều phối dự án, quản lý áp lực, quản lý sự thay đổi, kỹ năng thích ứng và phán đoán,.... Nhà quản trị nên tôi luyện và học hỏi thêm nhiều kỹ năng hơn nữa để có thể hoạt động tốt.
Xem thêm: Quản lý và quản trị giống và khác nhau như thế nào chi tiết nhất
3. Những kỹ năng của ứng viên ứng tuyển vào vị trí quản trị trong CV
Khi tham gia ứng tuyển vào vị trí vai trò là nhà quản trị, ngoài những yếu tố cần thiết như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp thì ứng viên cũng phải chú trọng đến phần kỹ năng của mình để có thể làm nổi bật tạo ra một CV thật ấn tượng.
Phần kỹ năng trong CV xin việc vị trí nhà quản trị cần có những kỹ năng cơ bản như tin học và tiếng anh. Sau đó ứng viên có thể liệt kê những kỹ năng quan trọng khác như: Kỹ năng quản lý, điều hành, kỹ năng giao tiếp thuyết trình, kỹ năng đàm phán thương lượng, kỹ năng tổ chức hoạt động và đưa ra quyết định.
Cũng có rất nhiều doanh nghiệp ứng tuyển vị trí, chức danh nhà quản trị vì thế nếu ứng viên cảm thấy mình có khả năng thì hãy nhanh tay ứng tuyển để có thể cống hiến tài năng và sức lực của mình cho công ty cũng như sự nghiệp của mình.
4. Lưu ý về kỹ năng cần thiết của nhà quản trị
Tuy các kỹ năng mà các nhà quản trị nhất thiết phải có là rất nhiều nhưng khi khởi đầu với vai trò này thì các nhà quản trị cũng không nên quá chú trọng trong việc nâng cao kỹ năng mà quên mất chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
Trong quá trình làm việc các nhà quản trị có thể dần dần nâng cao những kỹ năng cần thiết của mình hoặc xây dựng thêm những kỹ năng mới giúp ích cho công việc. Vì thế không bắt buộc các nhà quản trị phải nắm rõ những kỹ năng cần thiết trên. Mà tùy vào tính chất công việc thì họ sẽ có những kỹ năng cần thiết khác nữa.
Qua bài viết trên đầy về các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị thì chắc hẳn bạn đọc cũng đã biết về những kỹ năng quan trọng mà mỗi nhà quản trị nên có để có thể thành công trong sự nghiệp quản lý của mình. Việc nâng cao những kỹ năng cần thiết là rất quan trọng đối với tất cả mọi người vì thế hãy học hỏi và tích lũy được càng nhiều kỹ năng càng tốt, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
8796 0