Những điều bạn nên biết khi tìm hiểu quản trị logistics là gì
Theo dõi work247 tạiThuật ngữ quản trị logistics hiện nay đang rất phổ biến trên thị trường trong lĩnh vực cung ứng hàng hóa vật phẩm. Tuy nhiên không phải nhiều người cũng biết và hiểu rõ. Thậm chí rất nhiều người hiểu nhầm về hậu cần và chuỗi cung ứng. Bài viết này cùng work247.vn sẽ đi tìm hiểu về quản trị logistics là gì? Nội dung, chiến lược, mục tiêu của quản trị logistics như thế nào? Để từ đó giúp bạn phân biệt được hai hoạt động trên để đưa ra được chiến lược kinh doanh hiệu quả.
1. Quản trị logistics là gì? Vai trò của quản trị logistics?
1.1. Tìm hiểu quản trị logistics là gì?
Trước tiên đi vào việc tìm hiểu quản trị logistics là gì thì hãy cùng work247.vn đi hiểu rõ về khái niệm logistics trước nhé. Để có cái nhìn sâu sắc và đúng nhất về công việc quản trị logistics.
Logistics là quá trình vận chuyển và lưu trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên cho đến dây chuyền cung ứng đến tay người dùng cuối cùng thông qua nhiều các hoạt động về kinh tế sao cho thực hiện một cách tối ưu nhất về vị trí hàng hóa.
Vậy quản trị logistics được viết bởi tên tiếng anh đầy đủ là logistics management là một trong những phần của việc quản trị chuỗi cung ứng bao gồm rất nhiều các đầu công việc như hoạch định, kiểm soát và thực hiện việc vận chuyển, dự trữ hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp hay công ty,... và rất nhiều các hoạt động nhỏ lẻ khác mà quản trị logistics cần làm.
1.2. Vai trò
Nhờ vào việc quản trị logistics sẽ giúp quản lý các nguyên liệu, thiết bị, vật tư, nguồn lực đến các loại mặt hàng khác. Quá trình quản trị sẽ còn liên quan đến tích hợp các luồng thông tin và các công cụ quản lý. Xử lý các nguyên liệu đến đóng gói sản xuất, kiểm kê, lưu kho, vận chuyển hay xuất kho,...
Xem thêm: Logistics xanh là gì? Xu hướng ngành hậu cần trong thời đại mới
2. Quy trình các hoạt động cơ bản của quản trị logistics
Việc quản trị logistics gồm các hoạt động và quy trình cơ bản như sau:
2.1. Quản lý vật tư
Quy trình quản lý vật tư là yếu tố đầu vào của hoạt động để xác định được nhu cầu sử dụng, tim kiếm nhà cung cấp đến việc tiến hành mua hàng, nhập kho và đưa vật tư vào quy trình sản xuất.
Các nguyên liệu thô sơ nhận từ đối tác trung gian sẽ cần phải được trải qua bước kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trước khi chuyển vào kho vật tư.
Việc dự trữ nguyên liệu vật tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động về quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng do đó phải cần được lên kế hoạch và thực hiện công việc nghiêm ngặt và đầy đủ nhất.
2.2. Dự trữ
Hoạt động dự trữ là việc tích tụ sản phẩm ở từng mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn vận động từ nơi sản xuất tới nơi người tiêu dùng để đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra một cách liên tục tránh tình trạng bị đứt gãy.
Các mặt hàng sản phẩm cần được đóng gói, nhập hay xuất bất cứ khi nào mà thị trường có nhu cầu. Thông thường các hoạt động về lưu trữ được diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hạn phụ thuộc rất nhiều vào tính chất đặc trưng của lô hàng và chiến lược của doanh nghiệp, tổ chức.
Chung quy lại việc dự trữ hàng hóa là để đảm bảo được sự hoạt động suôn sẻ của dây chuyền mà không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.
2.3. Kho bãi
Quản trị kho bãi là một trong những hoạt động không thể thiếu trong hệ thống quản trị logistics. Là nơi để lưu trữ vật phẩm hàng hóa. Ngoài ra kho bãi còn cung cấp các thông tin về điều kiện lưu trữ , vị trí, tình trạng của hàng hóa khi được lưu trữ.
Quản trị kho liên quan chặt chẽ đến khâu tiếp nhận, lưu trữ, vận chuyển. Quản trị kho bãi đưa ra các yêu cầu về việc duy trì điều kiện trong kho trong trạng thái an toàn, đảm bảo vận hành và hạn chế sai số tối thiểu nhất.
2.4. Vận tải
Một vài các doanh nghiệp tổ chức sử dụng phương thức vận chuyển thông quan bên thứ 3, tất cả các hoạt động đó phải được giữ ở trạng thái đảm bảo nhất. Để sản phẩm đến tay được người tiêu dùng cần nhờ vào hoạt động phương thức vận tải để vận chuyển hàng hóa. Vì thế có thể nói đây là một trong những hoạt động có thể coi đây là hoạt động quan trọng nhất của quản trị logistics nói riêng và ngành logistics nói chung.
Vận chuyển được được sử dụng với nhiều phương thức khác nhau như đường bộ, đường sát, hàng không hay đường thủy. Bất kể cho việc lựa chọn phương thức vận chuyển nào, kết hợp ra sao để giảm đi chi phí nhiều nhất, tốc độ giao hàng nhanh và hạn chế thiệt hại sản phẩm khi sử dụng vận chuyển là mục tiêu quan trọng hàng đầu của quá trình vận tải logistics.
2.5. Chi phí
Việc cân bằng giữa chi phí và lợi nhuận là việc làm cần thiết để đạt đạt được hiệu quả cao nhất trong quản trị logistics. Logistics chính là một tập hợp các hoạt động khác nhau có mối quan hệ mật thiết. Vì vậy việc quản trị chi phí trong logistics sẽ là kế hoạch chi tiết về chi phí nhất định cho các khâu để đảm bảo tích kiểm đối đa nhất chi phí bỏ ra.
Ngoài ra có rất nhiều các khoản phí cần được sự quan tâm đặc biệt như chi phí nhân công, chi phí hao mòn máy móc, thiệt hại do hư hỏng.
3. Tầm quan trọng của quản trị logistics
Logistics là phần quan trọng trong công việc chuỗi cung ứng, để gia tăng thêm giá trị cho quy trình cung ứng. Đưa ra các định hướng giải quyết về việc tồn kho hàng để từ đó tạo được doanh thu ấn tượng đem lại cho tổ chức.
Logistics chính là một trong những nhân tố để dẫn đến sự thành công trong chuỗi cung ứng, giúp mang lại sự gia tăng về doanh thu lẫn lợi nhuận. Logistics là bàn đạp để doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường, nhận được sự tin tưởng của người dùng, gia tăng đơn hàng, đem lại phát triển về doanh thu.
Tuy nhiên khi xảy ra sự cố không mong muốn về logistics nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tác động to lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung của tổ chức.
Xem thêm: Dịch vụ logistics là gì? Tìm hiểu về quy trình logistics
4. Mục tiêu và chiến lược của quản trị logistics
4.1. Mục tiêu quản trị logistics
Với quản trị logistics đặt ra các mục tiêu như giảm thiểu sự khác biệt trong dịch vụ logistics. Gia tăng, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các lô hàng nhập khẩu. Giảm thiểu, hạn chế vấn đề về việc tồn hàng trong kho. Đáp ứng kịp thời về sự thay đổi của thị trường. Duy trì được về chất lượng của sản phẩm và luôn phải cải tiến.
4.2. Chiến lược của quản trị logistics
Chiến lược trong quản trị logistics rất quan trọng do vậy cần có những chiến thuật như:
4.2.1. Điều phối chức năng
Logistics được cho là tích hợp của nhiều các hoạt động có sự phụ thuộc với nhau. Vì thế khi muốn thay đổi bất kì một phần nào của hệ thống cần phải được đánh giá trực tiếp về sự ảnh hưởng của nó. Bất kì sự thay đổi nhỏ ở khâu nào đi nữa cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chung của các toàn khâu. Đồng thời sẽ gây ra hiệu quả tiêu cực đến lĩnh vực. Vì vậy mọi sự thay đổi hay thực hiện các quyết định đều phải được điều phối giữa tất cả các chức năng của logistics.
4.2.2. Tích hợp chuỗi cung ứng
Việc sử dụng tích hợp chuỗi cung ứng cần đòi hỏi phải thực hiện nhiều bước để xây dựng được một mạng lưới logistics gồm có định vị chuỗi cung ứng tại khắp các quốc gia. Xây dựng được chiến lược xuất nhập khẩu. Chọn vị trí kho lưu trữ hàng hóa. Chọn phương thức vận chuyển. Lựa chọn đối tác phù hợp. Cuối cùng là phát triển hệ thống thông tin tại quốc gia nước nhà.
4.2.3. Rủi ro gộp
Việc gom hàng vào các kho tập trung chính là phương pháp để giúp làm giảm lượng hàng tồn kho thông qua quá trình quản lý hàng tồn kho rủi ro gộp. Rủi ro tồn kho tăng lên từ đó làm cho chuỗi cung ứng giảm lượng dự trữ an toàn và chuyển sang quy trình đặt hàng trong khoảng thời gian ngắn. Khi giảm hàng tồn kho theo cách này thì nguy cơ hết hàng sẽ tăng lên thì lượng hàng bán đi sẽ cao.
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn cung cấp đến các đọc giả về quản trị logistics là gì. Hy vọng bài viết đã được ra những kiến thức bổ ích giúp các bạn trang bị kiến thức cho bản thân.
392 0