Quỹ bảo hiểm xã hội là gì? Mục đích hoạt động quỹ bảo hiểm xã hội

Theo dõi work247 tại
Phạm Hường tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hường

Hầu hết chúng ta đều đã từng nghe nhắc đến quỹ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ quỹ bảo hiểm xã hội là gì, nguồn hình thành quỹ từ đâu và mục đích của quỹ để làm gì? Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin khái quát nhất về quỹ bảo hiểm xã hội.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Hiểu như thế nào về quỹ bảo hiểm xã hội?

Trước tiên ta có thể hiểu quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ nằm ngoài ngân sách Nhà nước, đây là quỹ tài chính hoàn toàn độc lập. Quỹ bảo hiểm xã hội không nhằm mục đích sinh lợi mà nhằm đảm bảo cho trả trợ cấp cho các đối tượng thuộc diện được bảo hiểm xã hội.

Quỹ bảo hiểm xã hội là gì?
Hiểu như thế nào về quỹ bảo hiểm xã hội?

Khoản trợ cấp này nhằm đảm bảo bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập thu nhập cho người lao động trong các trường hợp họ bị mất hoặc giảm bớt thu nhập. Đó có thể là các trường hợp tai nạn, ốm đau, thai sản, hết độ tuổi lao động hay bệnh nghề nghiệp.

Mặc dù là một loại quỹ không thuộc ngân sách nhà nước nhưng quỹ bảo hiểm xã hội vẫn được đặt dưới sự bảo hộ của Nhà nước và được Nhà nước bù đắp nếu như xảy ra thiếu hụt. Quỹ bảo hiểm xã hội luôn có chiều hướng biến động không ngừng bởi vậy cần được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo về quá trình thu chi.

Qua đó khi người được bảo hiểm xảy ra rủi ro và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí hưởng bảo hiểm xã hội sẽ được quỹ chi trả một phần hoặc toàn bộ rủi ro đó.

Quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm các quỹ thành phần đó là: Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ hưu trí và tử tuất; Quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Xem thêm: Bảo hiểm là gì? Những điều cơ bản về bảo hiểm mà bạn cần nắm được

2. Đâu là nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội?

Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ 5 nguồn chính bao gồm: Do người sử dụng lao động đóng; Nguồn đóng từ người lao động; nguồn tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ; Hỗ trợ của Nhà nước và những nguồn thu hợp pháp khác.

Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội từ đâu?
Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội

2.1. Do người sử dụng lao động đóng

Thực hiện theo quy định của luật bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm xã hội được đóng góp với tỷ lệ tương đối lớn từ người sử dụng lao động. Căn cứ trên quỹ lương của doanh nghiệp và tỷ lệ mà đơn vị chi trả cho người lao động sẽ tính ra mức đóng góp vào quỹ của người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động tham gia đóng góp cho quỹ bảo hiểm xã hội sẽ giúp cho người lao động giảm bớt gánh nặng khi không may xảy ra các trường hợp rủi ro như ốm đau hay tai nạn. Từ đó đảm bảo về công tác an sinh xã hội.

2.2. Nguồn quỹ do người lao động đóng

Tỷ lệ đóng quỹ của người lao động dựa trên thu nhập của họ. Người lao động khi tham gia đóng quỹ bảo hiểm xã hội không chỉ giảm nhẹ những gánh nặng về chi phí khi xảy ra rủi ro mà còn đảm bảo về nguồn thu nhập khi hết độ tuổi lao động.

Nguồn quỹ bảo hiểm do người lao động đóng
Nguồn quỹ do người lao động đóng

Các chính sách về lương hưu hay trợ cấp thai sản, trợ cấp mai táng cũng hoạt động dựa trên nguồn quỹ này.

2.3. Khoản tiền sinh lời từ các hoạt động đầu tư quỹ

Các hoạt động đầu tư quỹ thường mang lại nguồn lợi nhuận lớn và đây là một trong những nguồn đem lại nguồn thu quan trọng cho quỹ bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên mang tính chất của hoạt động đầu tư quỹ nên với lượng vốn đầu tư nhàn rỗi cần đảm bảo đáp ứng được ba yêu cầu cơ bản sau:

Khoản tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư
Khoản tiền sinh lời từ các hoạt động đầu tư quỹ

Thứ nhất, hoạt động đầu tư phải đảm bảo an toàn cho nguồn quỹ. Những hoạt động đầu tư này không được khiến cho nguồn quỹ bị thâm hụt quá nhiều dẫn tới không đáp ứng được việc chi trả cho các hoạt động của quỹ. Các hoạt động đầu tư phải mang tính thanh khoản cao để có thể nhanh chóng thu hồi quỹ khi hoạt động đầu tư xảy ra rủi ro.

Thứ hai, với mỗi hoạt động đầu tư cần đảm bảo khả năng sinh lời.

Thứ ba, cần đáp ứng được những nhu cầu thanh toán xảy ra thường xuyên trong quá trình chi trả các chế độ của bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: BHXH tự nguyện là gì? Và những điều cần biết về BHXH tự nguyện

2.4. Sự hỗ trợ quỹ từ Nhà nước

Trong quá trình sử dụng và quản lý quỹ không thể tránh khỏi những trường hợp xảy ra thâm hụt quỹ, khiến cho quỹ không đảm bảo khả năng thanh toán. Mà quỹ bảo hiểm xã hội lại là quỹ quan trọng trọng việc đảm bảo hoạt động an sinh xã hội. Vì vậy quỹ sẽ được Nhà nước bảo hộ và thực hiện hỗ trợ trong các trường hợp cần thiết để đảm bảo quỹ tiếp tục đi đúng mục tiêu ổn định xã hội.

2.5. Những nguồn thu quỹ hợp pháp khác

Bên cạnh những nguồn thu trực tiếp từ việc đóng quỹ của người sử dụng lao động, người lao động hay sự hỗ trợ của Nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội còn có những nguồn thu khác như:

Những nguồn thu quỹ bảo hiểm xã hội hợp pháp khác
Những nguồn thu quỹ hợp pháp khác

Sự ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân ở trong hay ngoài nước; Các khoản thu phạt từ những cá nhân, đơn vị thực hiện sai luật bảo hiểm hoặc thu phạt từ các đơn vị đóng bảo hiểm xã hội không đúng thời gian quy định.

3. Mục đích của việc tạo dựng quỹ

Để quá trình hoạt động của bất kỳ loại quỹ nào diễn ra một cách thuận lợi thì việc xác định đúng mục đích thành lập quỹ là một yếu tố không thể thiếu. Việc định hướng tốt mục đích quỹ còn giúp giảm thiểu rủi ro, gây thất thoát quỹ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội cũng như hoạt động của quỹ.

Hiện nay quỹ bảo hiểm xã hội hoạt động với hai mục đích chính.

Mục đích việc tạo dựng quỹ bảo hiểm xã hội
Mục đích của việc tạo dựng quỹ

Thứ nhất, quỹ đảm bảo việc chi trả cho người lao động các chế độ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định.

Trong các hoạt động chi của quỹ thì đây là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất. Các chế độ được chi trả mà người lao động được hưởng ở đây bao gồm: chi trả trợ cấp thai sản, chi trả lương hưu và chi trả chế độ cho người lao động khi bị mắc bệnh nghề nghiệp.

Việc thực hiện các chế độ chi trả này nhằm đảm bảo người lao động có thể an tâm làm việc, đảm bảo một cuộc sống tốt hơn, giảm bớt một phần gánh nặng trong trường hợp không may gặp rủi ro và đảm bảo thu nhập khi bước sang độ tuổi hưu trí.

Thứ hai, chi trả cho phí quản lý bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh việc chi trả cho các đối tượng được bảo hiểm theo đúng chế độ, quỹ bảo hiểm xã hội còn được dùng với mục đích chi trả chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.

Những loại chi phí có thể kể đến ở đây là:

Phí quản lý bảo hiểm xã hội
Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội

- Chi phí cho việc tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội cho quá trình hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội trong các cấp.

- Chi phí phổ biến, tuyên truyền về bảo hiểm xã hội của các chính sách pháp luật; Chi phí cho việc tập huấn hay bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.

- Chi phí cho quá trình cải cách các thủ tục bảo hiểm xã hội và hiện đại hóa về hệ thống quản lý quỹ bảo hiểm; Chi phí cho việc quản lý và phát triển, người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội.

Quỹ bảo hiểm xã hội là loại quỹ với mục đích vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Quỹ được hình thành và đảm bảo hoạt động theo quy định của pháp luật. Qua nội dung bài viết của work247.vn về quỹ bảo hiểm xã hội là gì hy vọng bạn đã hiểu về quỹ bảo hiểm xã hội và tầm quan trọng của chúng trong đời sống hàng ngày. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem662 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT