SEV là gì? Tìm hiểu chi tiết về SEV trong từng trường hợp
Theo dõi work247 tạiNhững từ viết tắt thường sẽ không bị nhầm lẫn nếu nó trở thành thương hiệu đầu tiên được sử dụng bởi một tổ chức, một doanh nghiệp hay một quốc gia,… Tuy nhiên cũng có từ viết tắt được sử dụng và gắn liền với tên của nhiều tổ chức, chẳng hạn như SEV. Vậy SEV là gì? SEV quen thuộc với những tổ chức, doanh nghiệp nào? Hãy đồng hành đi tìm hiểu cùng work247.vn nhé!
1. SEV – Hội đồng tương trợ kinh tế
1.1. Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
Sau năm 1945, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển dẫn đầu là Liên Xô (nước Nga ngày nay). Từ đó giữa các nước cùng chế độ xuất hiện và phát triển quan hệ hợp tác tương trợ. Và để hỗ trợ sự phát triển của các mối quan hệ hợp tác này Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập ngày 8/1/1949 bởi các nước xã hội chủ nghĩa phát triển bấy giờ là Liên xô, Bulgaria, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan và Romania.
Mục tiêu của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) mong muốn hợp tác và củng cố mối quan hệ xã hội chủ nghĩa quốc tế của Joseph Stalin ở cấp độ kinh tế với các quốc gia kém hơn Trung Âu và hiện đang ngày càng không bắt kịp với thị trường truyền thống và nhà cung cấp ở phần còn lại của Châu Âu.
Đến năm 1950 Hội đồng tương trợ kinh tế kết nạp thêm Cộng hòa dân chủ Đức và tiếp những năm sau đó các nước thành viên tiếp tục được tăng lên với sự gia nhập lần lượt của Mông Cổ, Cuba và cuối cùng là Việt Nam. Ba thành viên cuối là ba nước kém phát triển nhất trong khối thời bấy giờ và sự gia nhập của các nước này đã làm tăng gánh nặng cho 6 nước XHCN Đông Âu (Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Tiệp Khắc, Romania và Đông Đức). Tuy nhiên so với 03 nước đó thì Mông Cổ phát triển hơn chút, khi trước đó đã được Liên Xô trợ đều đều và không làm tăng gánh nặng nhiều cho khối SEV. Vì thế thực tế, Cuba và Việt Nam mới mang đến gánh nặng nhanh chóng leo thang.
1.2. Vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
Trong thời gian hoạt động, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã có những giúp đỡ to lớn đối với sự phát triển của các nước thành viên nhất là Cuba và Việt Nam. Trong đó Việt Nam là nước yếu được cưu mang giúp đỡ từ 9 nước anh em. Từ khi gia nhập cho đến năm 1987, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã hỗ trợ cho Cuba đến gần 4 tỷ US$, cho Việt Nam 2 tỷ (50% viện trợ quân sự) và cho Mông Cổ 1 tỷ.
Từ năm 1951 đến năm 1973, dù còn nhiều khó khăn và hạn chế, song tốc độ tăng trưởng công nghiệp của các nước trong khối SEV là khoảng 10%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước thành viên năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950, sản xuất đạt 33% so với Thế giới. Thành tựu hiện hữu cụ thể là đã xây dựng được mạng lưới giao thông đường sắt và mạng lưới điện cho các nước XHCN Đông Âu, thành lập được Ngân hàng Hợp tác Kinh tế quốc tế và đường ống dẫn dầu “Hữu Nghị” được xây dựng, các nước Đông Âu được sử dụng dầu hỏa từ vùng sông Volga của Liên Xô. Và Liên Xô cũng chính là nước giữ vai trò quyết định trong khối SEV bởi thời điểm đó Liên Xô là nước phát triển thành công nhất khi lựa chọn đường đi đúng hướng trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Với sự phát triển của mình, Liên Xô trong suốt hơn 20 năm đã viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên trong khối SEV tới 20 tỷ rúp (đơn vị tiền Nga)
1.3. Hạn chế trong thời gian tồn tại của Hội tương trợ kinh tế (SEV)
Sau khi thành lập Hội tương trợ kinh tế (SEV) đã luôn nỗ lực thực hiện mục tiêu thành lập của mình, đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế qua việc phối hợp giữa các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. SEV có định hướng phát triển lâu dài và đã lập kinh tế dài hạn như phân công sản xuất theo hướng chuyên ngành trong quy mô các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh thương mại hóa qua việc trao đổi và mua bán hàng hóa giữa các nước và hỗ trợ lẫn nhau để xuất khẩu ra nước ngoài đồng thời còn phát triển công nghiệp, nông nghiệp giao thông vận tải và hợp tác khoa học kỹ thuật để cùng nhau phát triển.
Tuy nhiên trong thời gian hoạt động do SEV còn bộc lộ nhiều thiếu sót, sai lầm nên các kế hoạch dài hạn đã lập chưa hoàn toàn được thực hiện. Một số hạn chế mà SEV bộc lộ như:
- Khép kin cửa và không hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Điều này có thể thấy ở ngay các định hướng chỉ phát triển trong phạm vi các nước xã hội chủ nghĩa trong khi kinh tế trên toàn thế giới đang ngày càng quốc tế hóa cao độ tức là phát triển hội nhập với các quốc gia trên thế giới.
- Hàng hóa trao đổi trong khối SEV mang tính bao cấp
- Nền kinh tế chỉ huy
Do đó sau hơn 40 năm hoạt động, ngày 28/06/1991 Hội nghị đại biểu các nước thành viên đã quyết định chấm dứt mọi hoạt động và giải thế Hội tương trợ kinh tế (SEV). Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụp đổ chế độ chủ nghĩa của các nước Đông Âu và trước biến đổi về tình hình thế giới, định hướng phát triển của Hội Đồng tương trợ kinh tế không phù hợp, các nước trong khối không có hội được vươn mình ra quốc tế.
SEV – Hội tương trợ kinh tế tính đến thời điểm hiện tại đã giải thể và không còn xuất hiện trên thế giới đã được gần 30 năm do đó mỗi khi nhắc tới SEV người ta không còn cho đó là cái tên chỉ để gọi Hội tương trợ quốc tế ngoại trừ một số trường hợp. Giờ đây SEV được biết đến nhiều hơn khi là tên viết tắt của một công ty thuộc tập đoàn công nghệ thông tin top đầu toàn quốc. Đó là công ty nào? Các bạn hãy tiếp tục tìm hiểu cùng work247.vn nhé!
2. SEV - SamSung Electronics VietNam
2.1. Sự hình thành và phát triển của SamSung Electronics VietNam (SEV)
SamSung Electronics VietNam (SEV) tên đầy đủ là Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam được cấp giấy phép đầu tư và bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh. Đây là dự án đầu tiên của Samsung tại Việt Nam, nhằm thúc đẩy Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất quan trọng nhất của Tập đoàn, đồng thời là cơ sở để mở rộng quy mô đầu tư của Samsung.
Sau hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với 6 nhà máy, 1 trung tâm nghiên cứu & phát triển (R&D) và 1 đơn vị bán lẻ trong đó có hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất toàn cầu là SEV đặt tại Bắc Ninh và SEVT đặt tại Thái Nguyên. SEV hoạt động tại Việt Nam không chỉ tập trung cho chuyên môn sản xuất mà còn luôn quan tâm tới nhân viên với những chính sách đãi ngộ tốt, chăm lo cho từng lao động. Samsung đã mang tới cho lao động Việt Nam cơ hội làm việc trong môi trường hiện đại, đời sống người dân được nâng cao hơn nhờ mức lương hậu hĩnh mà Samsung trả xứng đáng với công sức làm việc của lao động.
Trong những năm tới đây Samsung Electronics VietNam (SEV) sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển đổi mới về công nghệ, sản phẩm và các giải pháp mang lại cảm hứng cho các hoạt động cộng đồng trên toàn thế giới cùng tham gia. Samsung Electronics nói chung và Samsung Electronics VietNam nói riêng luôn tự hào sản xuất và cung cấp các sản phẩm tố nhất thế giới ra thị trường toàn quốc thông qua sự xuất sắc trong hoạt động và sức mạnh đổi mới.
2.2. Cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam
Hiện Việt Nam đang sở hữu tới 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất toàn cầu của Samsung là SEV và SEVT cùng nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất Đông Nam Á nhu cầu lao động tại Việt Nam là rất lớn tạo cho người lao động phổ thông và cả lao động có chuyên môn tại Việt Nam một địa chỉ tìm việc mới dồi dào thông tin tuyển dụng. Với sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn tại Hàn Quốc và các quốc gia khác trên thế giới, Samsung khi vào Việt Nam khởi điểm chỉ với 500 nhân viên và năm 2024 nhưng chỉ sau đó 10 năm con số đã được năng lên tới 170.000 nhân viên là người lao động trên khắp mọi miền tổ quốc.
Để phục vụ mục tiêu phát triển và tăng sản lượng sản xuất đồng thời bổ sung vào những vị trí còn thiếu lao động trong nhà máy và Samsung Electronics VietNam (SEV) có nhu cầu tuyển dụng lao động thường xuyên, đặc biệt là với công việc làm công nhân sản xuất. Phạm vi SEV tuyển dụng toàn cầu, hầu hết các tỉnh thành phố Việt Nam đều đặt cơ sở tiếp nhận hồ sơ xin việc và giải đáp những thắc mắc về thông tin việc làm của lao động.
Với chế độ đãi ngộ tốt và mức lương hấp dẫn cùng các chính sách khác cho công nhân, người lao động có thể yên tâm làm việc. Bên cạnh đó với những lao động ở xa, Samsung còn hỗ trợ cả chỗ ở gần nhà máy hoặc xe đi lại để thuận tiện cho việc di chuyển đảm bảo công việc được thực hiện trong tiến độ của nhà máy. Nếu bạn đang có mong muốn tìm việc làm tại nhà máy Samsung ở Bắc Ninh hoặc Thái Nguyên – nơi chiếm hơn 30% nhân lực của Samsung Electronics toàn cầu thì trên work247.vn hiện có rất nhiều thông tin tuyển dụng lao động của Samsung cho ứng viên lựa chọn. Hãy truy cập work247.vn ngay để không bỏ lỡ những thông tin việc làm hấp dẫn nhé!
Qua việc tìm hiểu SEV là gì trên đây, work247.vn đã cung cấp cho độc giả được thêm hai kiến thức mới về Hội tương trợ kinh tế và Samsung Electronics Việt Nam. Hy vọng toàn bộ thông tin trong nội dung bài viết trên đã đáp ứng được nhu cầu bổ sung kiến thức của mọi độc giả. Và mong rằng work247.vn sẽ luôn là điểm đến lý tưởng của ứng viên khi cho nhu cầu tìm việc làm.
8842 0