Social Anxiety là gì và những biểu hiện của hội chứng sợ xã hội
Theo dõi work247 tạiNhững bệnh về mặt thể xác từ lâu vốn đã là nỗi đáng sợ của con người, đặc biệt là những căn bệnh nan y khó chữa như ung thư. Thế nhưng thứ bệnh về mặt tâm lý lại đáng sợ hơn như vậy rất nhiều. Trong cuộc sống ngày một phát triển như hiện tại, xuất hiện những căn bệnh về hội chứng tâm lý và điển hình trong số đó là hội chứng ám ảnh xã hội. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh có tên gọi tiếng Anh - Social Anxiety là gì trong bài viết này bạn nhé!
1. Câu trả lời cho Social Anxiety là gì?
Không tự nhiên mà những ngôi sao đang trên đà phát triển con đường sự nghiệp hay thậm chí là đỉnh cao của sự nghiệp mà họ muốn tìm đến cái chết như một sự kết thúc cho tất cả áp lực bị đè nén trong cuộc sống.
Người ta liên tục phải “giật mình” khi thỉnh thoảng các tờ báo đưa tin người của công chúng tự tử. Điều này dấy lên một hồi chuông báo động đỏ với thứ vũ khí mang tên “búa rìu của dư luận”.
Social Anxiety được định nghĩa là hội chứng ám ảnh xã hội, sợ xã hội do lo âu quá mức. Nói một cách dễ hiểu hơn, hội chứng sợ xã hội là những biểu hiện sợ hãi ở mức bất thường bởi đối với các tình huống xã hội. Trong khi đó, những người bình thường dễ dàng vượt qua còn những người mắc chứng bệnh này thì lại không.
Thông thường, những người mắc chứng bệnh Social Anxiety có cách nhìn, thái độ và biểu hiện đối với xã hội một cách bất thường và họ luôn có xu hướng sợ những nơi đông người như tập thể hay đám đông. Dù là người xa lạ hay người quen, họ đều cảm thấy e dè, ngại tiếp xúc, cảm giác có một rào cản mà những con người đó không thể nào thoát ra được.
Những triệu chứng cơ bản của những ai thuộc nhóm người mắc bệnh Social Anxiety gồm: khó chịu trong người, buồn nôn, đỏ mặt, tay chân đổ mồ hôi và nhịp tim đập nhanh. Trong một vài tình huống xã hội xảy ra, họ nhạy cảm hơn so với những người bình thường rất nhiều. Chỉ đơn cử là một ánh nhìn từ người bên cạnh đến lời nhận xét tiêu cực, thậm chí miệt thị họ cũng khiến bản thân những người này có cách tiếp nhận gay gắt hơn.
Nhìn chung ở mức độ nhẹ của căn bệnh Social Anxiety, tình trạng bệnh diễn ra không thường xuyên và tạo điều kiện cho họ rèn luyện, trấn an tinh thần tốt hơn nhằm đẩy lùi căn bệnh sợ xã hội đáng sợ đó.
Xem thêm: Tiềm lực là gì? Những tiềm lực trong kinh doanh hữu ích nhất
2. Social Anxiety - những nỗi sợ điển hình
Bất cứ là căn bệnh nào thì người bệnh đều bị ảnh hưởng tiêu cực không chỉ mặt thể chất và cả tinh thần. Những người mắc Social Anxiety cũng không ngoại lệ. Bởi lẽ cách họ phản hồi và đáp trả người xung quanh đâu đó phảng phất những nỗi sợ khủng khiếp mà chắc có lẽ ai thật sự gần họ mới hiểu được. Cách tốt nhất mà họ hiểu đực và có thể tự mình làm tốt nhất đó chính là thu mình lại trong bóng tối, né tránh những vấn đề xảy ra không hay đến với mình. Có thể nói đó cũng chính là giải pháp giúp những người Social Anxiety tạm thời quên đi những nỗi sợ hãi và lo âu sẵn sàng thường trực trong tâm trí.
Một trong những nỗi sợ mà người ta dễ nhìn nhận thấy ở nhóm người mắc hội chứng ám ảnh xã hội là sợ đám đông. Nếu có sự lựa chọn thì nhóm người này chắc chắn sẽ không chọn những nơi đang tụ tập đông người. Với những ai đang ở mức báo động của bệnh, họ còn sợ khi nhìn thấy những đám đông người tập trung.
Tiếp theo là lo lắng về việc có ai đó theo dõi những hành động, việc làm của mình. Những người Social Anxiety luôn phải dè chừng, cảnh giác với tất cả mọi người xung quanh vì họ sợ những người khác săm soi chính mình. Những ánh mắt của ai đó rất có thể ẩn chứa những vấn đề khiến họ rơi vào trạng thái bất an - cảm giác không an toàn nên nỗi sợ này là hoàn toàn dễ hiểu.
Từ hai nỗi sợ trên, bệnh Social Anxiety vô hình chung mang đến cho họ nỗi sợ người ngoài, người xa lạ không quen. Họ có ý nghĩ mặc định trong đầu rằng những người mà mình không quen không biết có ý đồ “đen tối” với họ. Từ đây, những người này không hề muốn gặp gỡ những con người mới hay dù chỉ là một vài câu giao tiếp với người kế bên. Trong tình huống bất đắc dĩ những người Social Anxiety phải chạm mặt người xa lạ, họ ngay lập tức tìm kiếm cho mình một khoảng trống trong căn phòng như một không gian riêng để tránh sự không may làm phiền đến từ người khác.
Chừng dừng lại ở đó bởi nỗi sợ khác là sợ những cuộc hẹn với ai đó. Đối với những người mắc hội chứng sợ xã hội, họ thường chỉ có một niềm tin duy nhất vào chính bản thân mình. Họ có suy nghĩ hoài nghi với người khác liệu họ có lừa dối mình hay không, lừa dối mình hay làm hại mình hay không. Những người đến với mình chỉ vì mục đích theo xu hướng tiêu cực, không hề mang tính tích cực. Bởi vậy, họ dần trở nên đơn độc, buồn tủi giữa cuộc sống xã hội vẫn tấp nập, đông người.
Một nỗi sợ khác đồng thời là cách để những ai mắc Social Anxiety bảo vệ bản thân mình, chính là không muốn đưa ra ý kiến, suy nghĩ của bản thân tại những môi trường tập thể. Mặc dù họ có những ý nghĩ riêng nhưng lại sợ khi một mình đứng lên phát biểu, mọi ánh mắt của người khác đổ dồn về phía mình. Không những vậy, người khác có thể phản kháng, đánh gia hay thậm chí phê bình ngay tại buổi sinh hoạt hay buổi họp đó khiến những người Social Anxiety chỉ muốn rời khỏi đó càng sớm càng tốt.
Đó là những nỗi sợ điển hình của bệnh Social Anxiety - những người bị ám ảnh xã hội. Dường như cuộc sống của họ bị bao vây toàn là những nỗi sợ làm cho chính bản thân họ sợ hãi và lo âu tột độ những vấn đề xảy ra ngoài xã hội.
Xem thêm: Tính khách quan là gì và chúng mang đến cuộc sống ý nghĩa ra sao?
3. Giúp người Social Anxiety hòa nhập cuộc sống
Tinh tế và thường xuyên để ý thì bạn không khó để nhận ra những đối tượng xung quanh mình, ai là người đang bị hội chứng ám ảnh ảnh xã hội, sợ xã hội. May mắn, bạn có thể hỗ trợ họ dần quay lại hòa nhập với mọi người. Tuy nhiên tính kịp thời trong việc phát hiện bệnh cũng như điều trị bệnh luôn hết sức quan trọng.
Cũng không tránh được trường hợp không may xảy ra là bạn chính là nhân vật chính trong câu chuyện chống lại căn bệnh tâm lý đáng sợ - Social Anxiety. Vậy với tư cách là người muốn thoát ra khỏi hội chứng bệnh sợ xã hội, bạn có thể làm gì?
Những giai đoạn khi hội chứng này chưa phát triển mạnh, một người bạn để lắng nghe và chia sẻ như liều thuốc vô cùng quý giá. Bạn có thể mở lòng chia sẻ với những người Social Anxiety và ngược lại nhằm mang đến cho họ nguồn năng lượng tích cực mỗi ngày. Nếu cần thiết, hãy tìm đến những bác sĩ điều trị tâm lý, với chuyên môn nghề nghiệp họ sẽ giúp người bệnh của mình gỡ rối được những vấn đề đang gặp phải.
Bên cạnh đó, những liều thuốc an thần để trị bệnh cũng tương đối cần thiết trong trường hợp giai đoạn bệnh Social Anxiety ở mức báo động. Tuy nhiên dù là thuốc nào chúng ta cũng không nên lạm dụng để tránh những hậu quả không may xảy ra.
Ngoài ra, việc lựa chọn những công việc phù hợp hơn, môi trường sống thích nghi với bản thân cũng là yếu tố giúp cho bạn có được sự hứng khởi với cuộc sống, truyền tải những nguồn năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Có như vậy, cách nhìn nhận đối với các vấn đề xã hội dần trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Đừng duy trì trạng thái sợ hãi của bản thân quá lâu sẽ khiến bạn dễ có xu hướng mắc chứng bệnh về tâm lý như Social Anxiety.
Trên đây là những thông tin nổi bật về Social Anxiety là gì mà có thể bạn chưa biết. Hy vọng rằng work247.vn đã gửi gắm đến bạn những chia sẻ hữu ích!
1498 0