Tính tự lập là gì? Làm sao để con rèn luyện được tính tự lập?
Theo dõi work247 tạiTự lập vô cùng quan trọng với cuộc đời của mỗi con người, đức tính này không phải tự nhiên mà có, nó cần được hình thành ngay từ khi còn nhỏ. Bài viết sẽ bật mí cho các ông bố bà mẹ về cách nuôi dạy con tự lập khi con còn là một mầm non dễ uốn nắn.
1. Định nghĩa tính tự lập
Tự lập được định nghĩa là tự mình làm mọi thứ, tự sống cuộc sống của mình mà không cần nhờ vả tới những người xung quanh. Người tự lập thường được mọi người yêu quý vì có khả năng làm chủ mọi tình huống, làm chỗ dựa vững chắc cho người khác.
Tự lập như một cách khẳng định nhân cách con người luôn cứng rắn, mạnh mẽ trong cuộc sống, có thể vượt qua mọi thử thách, khó khăn. Nếu không có sự tự lập, thường xuyên nhờ vả người khác, khi trưởng thành hoặc rời xa vòng tay của bố mẹ sẽ bị mọi thứ xung quanh quật ngã, không thể tự mình đứng lên được. Không có tính tự lập không những không giúp được người khác, không giúp được mình mà còn là gánh nặng cho những người thân, bạn bè.
Tính tự lập sẽ giúp con người trưởng thành, chín chắn hơn bao giờ hết; từ đó, quyết định những sự thành công trong trong tương lai, sự nghiệp.
2. Nuôi dạy con có tính tự lập
Bố mẹ nào mà chẳng thương con, dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa con của mình. Nhưng thương thương thì phải thương đúng cách thì hẳn họ chưa mấy quan tâm. Chỉ cần biết rằng mình phải bảo vệ con, bao bọc con và cho con những điều kiện phát triển tốt nhất.
“Nuôi dạy con”, không phải cứ nuôi con cho con lớn thật nhanh, cho con khỏe mạnh là đủ, bên cạnh chữ “nuôi” còn có chữ “dạy”. Mà dạy dỗ còn còn khó nhọc hơn nhiều. Kết quả của quá trình dạy dỗ thì không thể hiện ngay tức khắc mà sẽ phản ánh trong đời sống của đứa con sau này. Thế nên nuôi dạy con có tính tự lập là vô cùng cần thiết.
Tự lập không những giúp con hoạt bát, nhanh nhẹn và chủ động hơn mà còn giúp con có thể xử lý những tình huống xấu khi không có cha mẹ bên cạnh. Đồng thời sẽ giúp cho các bậc phụ huynh giảm bớt áp lực con cái.
Sau đây là một số cách để con có thể rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ:
2.1. Dạy con những kỹ năng sống cần thiết nhất
Từ khoảng 3-4 tuổi thì trẻ đã có thể làm một số công việc nhỏ nhẹ, phục vụ cho chính con. Mẹ nên cùng con thực hiện một số hoạt động hàng ngày như tự đánh răng, rửa mặt, cất gọn quần áo vào tủ, sắp xếp đồ chơi do con bày ra, giúp mẹ cầm các đồ vật mẹ cần,...
Khi đó, con còn chưa biết làm, mẹ có thể hướng dẫn con, làm cùng con như một người bạn để con có thể luyện tập tốt hơn.
Mẹ cần quan sát các hành vi trong quá trình làm việc của con để điều chỉnh hợp lý cách làm việc. Mẹ đừng quên dành tặng cho con những lời khen để khuyến khích con thực hiện vào những lần sau.
Thời điểm này mẹ nên kiên nhẫn dạy con từng chút một bởi tay bé còn rất gượng gạo, không dễ để có thể điều chỉnh được hành vi của mình.
2.2. Được phép mắc lỗi
Chúng ta thường tức giận với những lỗi lầm của con, con không làm theo ý mình mà đánh mắng lần sau không được như thế nữa. Trẻ con có bầu trời riêng của chúng, đôi khi khái niệm về đúng của chúng lại khác hoàn toàn chúng ta.
Trẻ con kỳ lắm, chúng không thích làm theo những thứ chúng ta thường làm, những thứ ngược đời sẽ khiến chúng thích thú hơn như căn cơm bằng dĩa, uống nước không cần cốc, nghịch ngợm đất cát,... Vô vàn những thứ người lớn không thể giải thích được nhưng lại làm cho bọn trẻ thích thú.
Nếu cha mẹ phản ứng thái quá với những lỗi lầm của con sẽ khiến cho bầu trời của con bị thu bé lại, con bạn sẽ không còn dám thử, dám trải nghiệm nữa, dần trở nên nhút nhát và trầm tính. Đâu đó đã có khám phá rằng, một đứa trẻ nghịch ngợm sẽ thường thông minh hơn những đứa trẻ biết nghe lời.
Thế nên, con mắc lỗi, bố mẹ hãy chỉ ra cho con chỗ sai của mình để con không tái phạm nữa chứ không phải khiển trách nặng nề, không cho phép con mắc lỗi.
2.3. Rời xa vòng tay
Vì thương con nên bố mẹ thường xót con, muốn che chở cho đứa con của mình, không muốn để con ra vòng tay của mình dù chỉ một bước. Bố mẹ cũng nghĩ rằng bảo vệ con từng chút như thế sẽ giúp con không gặp phải những điều, những con người xấu ngoài kia, sẽ an toàn cho con hơn.
Nhưng việc bó buộc con trong tình yêu thương của cha mẹ sẽ khiến con rụt rè, thế giới của con chỉ có bố mẹ. Việc được bao bọc như thế sẽ làm cho con không được tiếp xúc với những điều xấu, không biết được cách ứng xử khi gặp những tình huống xấu. Lâu dần khi lớn lên, thế giới trong con vẫn là màu hồng, con sẽ rất dễ bị quật ngã bởi những điều bình thường nhất.
Xã hội có người xấu thì cũng có người tốt, các bố các mẹ nên cho con mình tự do khám phá thế giới, có thể là những buổi học ngoại khóa, những chương trình mùa hè cho trẻ, những nơi đào tạo kỹ năng sống cho trẻ sẽ giúp trẻ trưởng thành hơn.
Hiện nay vào mỗi dịp nghỉ hè, có rất nhiều những trường học tổ chức cho học sinh tham gia các khóa huấn luyện quân đội trong hè. Học sinh đến đây phải rèn luyện tác phong không khác gì các cô các chú bộ đội. Dậy từ sớm, gấp chăn màn, quét dọn, ăn sáng, thể dục, luyện tập, học hỏi các kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn, sinh hoạt cùng nhau. Ở nơi này, các em sẽ cần phải tự mình thực hiện mọi việc mà không có sự hỗ trợ từ phụ huynh, làm quen với các bạn mới, học tập dưới sự hướng dẫn của chỉ huy, thầy cô giáo.
2.4. Tự làm theo cách con muốn
Khi con gặp một tình huống khó, cha mẹ không nên cầm tay chỉ việc cho con, điều này sẽ khiến con bị phụ thuộc, mình không làm thì cũng có cha mẹ lo.
Khi gặp trường hợp đó, bố mẹ hãy để con giải quyết theo cách của mình. Khi con làm, bố mẹ sẽ đưa ra cho con những điểm đúng- sai- phải- trái của cách giải quyết như thế. Mẹ sẽ chỉ ra cho con nếu gặp công việc này, con làm như thế này sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn để con có thể rút kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng vào những lần sau.
Việc tự quyết định cũng góp phần rèn luyện được tính tự lập cho con, con sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, có quyền tự quyết định.
Cha mẹ hãy tích cực đọc sách để học hỏi thêm cho mình các kinh nghiệm nuôi dạy trẻ như: nuôi con không phải cuộc chiến, để con được ốm, chờ đến mẫu giáo thì đã muộn, con nghĩ đi mẹ không biết,... Có rất nhiều cuốn sách hay, bố mẹ hãy thay đổi chính mình để cả gia đình trở nên tốt hơn nhé.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi về tính tự lập là gì. Mong rằng trong thời gian tới sẽ cung cấp được cho các độc giả các bài viết chất lượng hơn nữa, đừng quên truy cập vào website của chúng tôi thường xuyên nhé.
1258 0