Tìm hiểu HRC là gì? Những thông tin cần biết đối với HRC

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 06-08-2024

Bạn đã biết HRC là gì chưa? HRC được ứng dụng vào trong những công việc hay ngành nghề nào? Khi áp dụng HRC vào trong cuộc sống hiện tai có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên ngay trong bài viết bổ ích dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu khái quát HRC là gì?

Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta sẽ gặp rất nhiều những thuật ngữ viết tắt mang nhiều hàm ý khác nhau, nếu như không được tìm hiểu kỹ thì sẽ không thể hiểu đúng và đủ về ý nghĩa của những từ đó. Đặc biệt là cụm từ HRC đã gây nhiều khó khăn cho nhiều người khi họ không thể hiểu ý nghĩa của nó là gì? Để có thể hiểu sâu hơn về cụm từ này chúng ta hãy cùng bắt đầu tìm hiểu từng hàm ý mà nó thể hiện trong đó ngay sau đây nhé!

1.1. Ý nghĩa của HRC trong ngành nhân sự

Nếu ứng dụng vào ngành nhân sự thì HRC là cụm từ được viết tắt cho từ Human Resources Club có nghĩa là câu lạc bộ nguồn nhân lực hoặc đó là một câu lạc bộ có liên quan đến những vấn đề về nhân sự. Đối với lĩnh vực này thì HRC hàm ý để chỉ một tổ chức ở trong đó có những người làm trong ngành về nhân sự, những người có khả năng chuyên môn hoặc có nghiệp vụ hay có những kỹ năng đáp ứng được cho công việc nhân sự cùng nhau tụ họp lại, hoạt động, trao đổi kiến thức với nhau nhằm tạo nên một môi trường lành mạnh.

Ý nghĩa của HRC trong ngành nhân sự
Ý nghĩa của HRC trong ngành nhân sự

Một số cụm từ giải nghĩa cho HRC trong ngành nhân sự bao gồm: Human Resources Committee có nghĩa là Ủy ban nhân sự; Human Resources Council có nghĩa là Hội đồng nhân sự; Human Resources Management có nghĩa là Quản lý nhân sự.

1.2. Ý nghĩa của HRC trong ngành cơ khí

Bên cạnh mang ẩn ý cho ngành nhân sự thì HRC cũng mang một ý nghĩa khác vô cùng quan trọng trong ngành cơ khí đó là HRC dùng để chỉ về mức độ cứng ở các chỉ tiêu dùng để đo lường vô cùng quan trọng trong giai đoạn sản xuất các nguyên vật liệu. Ngày nay có rất nhiều các đơn vị dùng để tính toán, đo lường về độ cứng là HR gồm có: HB; HRB; HV; HRC cũng được dùng để đo cho cuộn thép nóng. Ngày nay việc sử dụng đơn vị để đo độ cứng HRC ngày càng trở nên phổ biến.

Ý nghĩa của HRC trong ngành cơ khí
Ý nghĩa của HRC trong ngành cơ khí

2. Tìm hiểu chi tiết về phương pháp đo độ cứng HRC

2.1. Khái niệm và cách thức đo độ cứng HRC

Độ cứng là một thuật ngữ rất thân quen trong ngành cơ khí và những ngành liên quan đến kim loại khác. Người làm trong ngành này hoặc người sử dụng sẽ cần phải dựa vào những thông số này cực nhiều, chính vì vậy người ta phải thực hiện sản xuất những loại trang thiết bị cùng với nhiều phương pháp khác để thực hiện đo độ cứng của những vật liệu đó một cách nhanh chóng. Vậy chính xác thì độ cứng là gì? Đơn vị dùng để đo độ cứng là loại đơn vị nào? Làm sao để đo được độ cứng của một kim loại? Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Độ cứng được hiểu là tên gọi dùng để đại diện cho một độ cứng cáp, chắc chắn, bền chặt của một loại nguyên vật liệu nào đó. Độ cứng có ảnh hưởng rất nhiều đến những công tác chế tạo cùng với sản xuất trong ngành cơ khí kim loại. Chính vì vậy, đa phần những loại nguyên vật liệu trước khi được thực hiện chế tạo, mài dũa, gọt cắt, sản xuất đều phải được kiểm tra độ cứng.

Khái niệm và cách thức đo độ cứng HRC
Khái niệm và cách thức đo độ cứng HRC

Đơn vị dùng để đo độ cứng là loại đơn vị để biểu đạt về mức độ cứng của nguyên vật liệu đó. Độ cứng hay còn được hiểu là HRC thường được biểu thị với nhiều đơn vị khác nhau tùy thuộc vào từng trang thiết bị để đo lường độ cứng. Trong đó có đơn vị phổ biến là kg. Máy để đo độ cứng có các thang bậc để hiển thị về đơn vị đo lường riêng biệt.

Sau khi đã nắm bắt được thông tin về đơn vị để đo độ cứng thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm về cách thức để đo độ cứng đó để có thể thực hành trong đời sống ngay lập tức. Từ xưa đến nay, khi chưa có nhiều các thiết bị dùng để đo độ cứng thì đa phần mọi người sẽ thực hiện đo một cách thủ công. Cụ thể cách đo thủ công là sẽ trực tiếp tác động vào bên trên bề mặt của vật liệu kim loại đó để cảm nhận về độ cứng của chúng. Phương pháp đo độ cứng này thường cho kết quả không được thật sự chính xác và khi đó chỉ có thể ước chừng về mức độ cứng của vật liệu.

Chính vì vậy để nâng cao về độ chính xác cùng việc giảm thiểu đi những sai số quan trọng trong công tác đo độ cứng của nguyên vật liệu thì con người đã sản xuất được ra những thiết bị máy móc để thực hiện việc đo lường độ cứng. Các thiết bị này sẽ có những công thức tính toán để mức độ đo lường thật chính xác, từ đó chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian và hiệu quả, mức độ uy tín cũng được tăng cao hơn.

Cách đo độ cứng thường thấy nhất đó sẽ là người đo sẽ dùng một mũi nhọn của máy đo độ cứng. Các trang thiết bị đó cần được chắc chắn những đại lượng được hiển thị y nguyên như lúc đầu. Sau đó sẽ cho mũi kim đó tiếp xúc với bề mặt của vật liệu. Ngay sau đó trên máy sẽ hiển thị một thông số đối với độ cứng được hiện ở trên màn hình của máy. Bên cạnh đó, trường hợp người dùng muốn thay đổi về đơn vị để đo độ cứng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bản thân thì có thể thực hiện thay đổi chúng một cách đơn giản, dễ dàng.

Cách đo độ cứng thường gặp
Cách đo độ cứng thường gặp

Một số cách phân loại về độ cứng của nguyên vật liệu đang ở mức độ cao hay thấp sẽ được dựa theo đại lượng này:

- Vật liệu có độ cứng thấp đó là khi đo lường thì nó hiển thị trong khoảng từ 20 HRC hoặc là 100 HRC.

- Vật liệu có độ cứng ở mức bình thường có độ cứng là 25 HRC cho đến 45 HRC.

- Vật liệu có độ cứng cao sẽ rơi vào khoảng từ 50 HRC cho đến 65 HRC.

2.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đo độ cứng HRC

Phương pháp đo lường độ cứng vật liệu nào cũng sẽ kèm theo những ưu điểm và nhược điểm riêng của chúng, tuy nhiên điểm khác biệt đó là về mức độ của các nhược điểm ra sao?

- Ưu điểm:

Ưu điểm có thể nhận ra ngay đầu tiên của phương pháp đo lường độ cứng HRC này đó là giúp tiết kiệm về mặt thời gian đo lường. Giai đoạn đo lường thường được diễn ra một cách nhanh chóng, gọn nhẹ. Bên cạnh đó thì độ chính xác của phương pháp đo này cũng rất cao, các thông số cũng được hiện ngay trên màn hình của thiết bị đo một cách nhanh chóng giúp chúng ta dễ dàng thực hiện những vấn đề khác. Đây là điểm cải tiến và khác biệt so với cách đo lường bằng thủ công trước đây. Các thao tác khi đo lường được diễn ra vô cùng nhanh chóng, đơn giản với những thông số được ghi một cách chi tiết, rõ ràng và được phân loại.

Ưu điểm
Ưu điểm

Việc sử dụng phương pháp đo lường HRC cần có các hệ thống về quan học để có thể thực hiện quá trình đo, đồng thời cũng có thể rút ngắn được thời gian cho việc đo lường một cách đáng kể mà kết quả mang lại vẫn đạt độ chính xác cao. Một điều đặc biệt của phương pháp đo độ cứng HRC này đó là thường sẽ ít bị chịu ảnh hưởng bởi độ nhám của bề mặt nguyên vật liệu.

- Nhược điểm: 

Ngoài những ưu điểm nêu trên thì đi kèm theo phương pháp đo độ cứng HRC là những nhược điểm khó có thể tránh được khi thực hiện đo độ cứng của vật liệu, nhược điểm này cũng mang đến một số những điều bất lợi cho người thực hiện đo lường. Chính vì vậy để giảm bớt được những hạn chế này thì người thực hiện đo lường cần phải hiểu rõ được cách thức và phương pháp đo lường đó trong quá trình kiểm tra độ cứng HRC.

Nhược điểm
Nhược điểm

Nhược điểm lớn của phương pháp đo độ cứng HRC chính là có nhiều lúc phần đầu mũi đo bị quá tải và nó sẽ gây ra sự cố đối với công tác thực hiện. Bên cạnh đó là những sự chênh lệch về sai số khiến mất đi độ chính xác của công tác đo lường. Ngoài ra đối với những nguyên vật liệu có độ mỏng sẽ không mang lại kết quả hoàn toàn chính xác như mong muốn.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong được HRC là gì, HRC ứng dụng cho những ngành nghề nào. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể tự tin thể hiện sự hiểu biết của mình về thuật ngữ HRC trong cuộc sống và công việc.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1116 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT