Sàn thương mại điện tử là gì? Hoạt động sàn thương mại điện tử?

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Ngày đăng: 30-07-2024

Kinh doanh trên nền tảng công nghệ đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ trong thời điểm hiện nay; đặc biệt là khi mọi người không thể ra ngoài vì các yêu cầu dãn cách xã hội. Mọi người có thể mua bất kỳ hàng hóa gì thông qua các sàn thương mại điện tử như: shopee; lazada; tiki; now; baemin;… từ đồ ăn, trang thiết bị vật dụng, nhu yếu thực phẩm hàng ngày,… Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết “Sàn thương mại điện tử là gì? Hoạt động sàn thương mại điện tử?”.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Sàn thương mại điện tử là gì?

Sàn giao dịch thương mại điện tử (sàn thương mại điện tử) là website thương mại điện tử, nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp; giữa các doanh nghiệp với cá nhân và giữa các cá nhân với nhau. Họ có thể là bất cứ ai, bất cứ người nào (không chỉ riêng chủ sở hữu website); thực hiện đăng ký mua bán theo quy định của Bộ công thương Việt Nam.

Tại các sàn giao dịch thương mại; hàng hóa được trưng bày; giới thiệu đến người tiêu dùng một cách công khai về chất lượng sản phẩm cũng như mức giá đi kèm; các chương trình, sự kiện cũng được giới thiệu đến khách hàng một cách chi tiết; người dùng dễ dàng trong việc so sánh mức giá giữa các doanh nghiệp và lựa chọn sản phẩm phù hợp với tiêu chí và nhu cầu sử dụng của cá nhân.

Sàn thương mại điện tử là gì?
Sàn thương mại điện tử là gì?

Các dịch vụ phổ biến trên các trang thương mại điện tử bao gồm: tích hợp giải pháp kinh doanh; điều phối hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước, đẩy mạnh phát triển lĩnh vực logistic; dịch vụ cộng đồng; dịch vụ cộng tác;...

Sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động giống như một cái chợ; tuy nhiên, nó là chợ của thời đại công nghệ, thời đại 4.0. Mọi hàng hóa đều được trưng bày trong khu chợ này; tuy nhiên, quy mô của nó là vô cùng lớn; không chỉ diễn ra trên toàn quốc gia; nó còn cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào kinh doanh.

Sản phẩm vô cùng đa dạng; hầu như bạn có thể tìm thấy bất cứ điều gì khi bước chân vào khu chợ này; không chịu tình trạng chen lấn; đông đúc hay cái nắng nóng gay gắt của mùa hè; bạn hoàn toàn có thể mua sắm hàng hóa ngay khi ngồi tại nhà; hàng hóa sau đó sẽ được vận chuyển đến trước cửa nhà bạn.

Sàn thương mại điện tử
Sàn thương mại điện tử

2. Cách hoạt động sàn thương mại điện tử?

Để có thể điều hành và sáng lập một sàn thương mại điện tử; doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định về đăng ký kinh doanh sàn thương mại điện tử; quy định trong luật pháp Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ hai yếu tố chính như sau: Doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do sở kế hoạch và đầu tư cấp; website thương mại điện tử phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

Cách hoạt động sàn thương mại điện tử?
Cách hoạt động sàn thương mại điện tử?

Sau khi hoàn tất việc đăng ký với nhà nước; sàn thương mại điện tử sẽ chính thức được đưa vào hoạt động. Sàn thương mại điện tử đóng vai trò là người trung gian; hỗ trợ người mua trong việc tìm kiếm hàng hóa; hỗ trợ người bán trong việc sắp xếp vị trí gian hàng và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.

Tại Việt Nam, mô hình kinh doanh chủ yếu là B2C (business to customer) – kinh doanh hướng đến khách hàng; mô hình cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng; một số thương hiệu lớn áp dụng mô hình kinh doanh B2C có thể kể đến như Elise; Adidas; Nike;…

Ngoài ra, còn các mô hình khác cũng hoạt động trên các sàn thương mại điện tử như B2B (business to business) – cung cấp dịch vụ sản phẩm từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác; quy mô giao dịch kinh doanh trong hình thức này được đánh giá là lớn nhất; doanh nghiệp Alibaba tuy không phải tiên phong nhưng là doanh nghiệp thành công nhất khi hoạt động theo hình thức này; đối tác trên toàn thế giới.

Hoạt động sàn thương mại điện tử?
Hoạt động sàn thương mại điện tử?

C2C (customer to customer) – khách hàng đến khách hàng; mô hình trao đổi dịch vụ hàng hóa giữa các khách hàng với nhau; họ kiếm được lợi nhuận từ các phần chênh lệch giá trị; đây là mô hình được sử dụng thành công trên eBay và Amazon.com.

Xem thêm: Tìm kiếm việc làm thương mại điện tử

3. Ưu điểm, nhược điểm khi kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại

Sàn giao dịch thương mại điện tử bên cạnh các ưu điểm nổi bật như: các sản phẩm hàng hóa đa dạng; số lượng hàng hóa giao dịch lớn; không gian giao dịch rộng, xuyên quốc gia; có thể giao dịch vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày;… tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế vô cùng lớn như: hàng hóa được bày bán một cách tràn lan, không có sự kiểm tra về chất lượng, người mua không được chạm hay nhìn trực tiếp hàng hóa,…

3.1. Ưu điểm khi kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử

Mọi sản phẩm hàng hóa trong tất cả các lĩnh vực khác nhau đều được bày bán trên các sàn thương mại điện tử như: linh kiện điện thoại; phụ tùng xe máy, ô tô; quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm; tivi, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại; đồ ăn, hoa quả;… tất cả những gì bạn cần, hầu hết đều được bày bán tại đây; với nguồn cung ứng lớn, từ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Phương thức thanh toán nhanh chóng, dễ dàng, tiện lợi, phù hợp với nhu cầu của tất cả mọi người; thực sự là tất cả mọi người. Bạn có thể thanh toán trực tiếp qua các cổng thanh toán trực tuyến như Momo; Airpay;… hay thanh toán thông qua các tài khoản ngân hàng; nếu bạn không thích hình thức thanh toán online, bạn hoàn toàn có thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sau khi nhận hàng.

Thời gian giao dịch diễn ra vào bất kể thời gian nào trong ngày hay thời điểm nào trong năm; bạn có thể mua tại bất cứ đâu và bất cứ khi nào, chỉ cần có điện thoại và một tài khoản trên các sàn thương mại; đặc biệt, vào ngày lễ, các sàn thương mại điện tử thường xuyên tổ chức các chương trình ưu đãi, sự kiện lớn; khách hàng có thể mua các sản phẩm yêu thích với mức giá vô cùng ưu đãi, chỉ từ 1k đồng.

Ưu điểm khi kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử
Ưu điểm khi kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử

Đặc biệt, nó giúp bạn rất nhiều trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển khi mua hàng. Bạn hoàn toàn có thể mua sắm hàng hóa ngay trên giường; tranh thủ thời gian nghỉ trưa; hàng hóa sẽ được vận chuyển trực tiếp đến địa điểm bạn yêu cầu; đặc biệt tiện lợi nếu bạn muốn giao tặng hàng hóa cho một đối tượng nào đó; mà bạn không có thời gian hay điều kiện để trực tiếp mang qua.

Thời gian giao hàng thông thường sẽ diễn ra trong khoảng từ 1 - 3 ngày tại các thành phố lớn và 4 - 7 ngày đối với các khu vực ngoại tỉnh; tuy nhiên, nếu là các giao dịch trong cùng thành phố; bạn có thể lựa chọn giao nhanh, hàng hóa sẽ được vận chuyển sau 1 – 2 giờ đồng hồ.

Ngoài ra, việc bán hàng trên các trang thương mại điện tử giúp ích rất nhiều cho các đơn vị mới kinh doanh hoặc đã kinh doanh lâu; họ không phải tốn chi phí cho việc thuê mặt bằng mà còn có được tệp khách hàng tiềm năng nhờ các hoạt động quảng bá của sàn thương mại điện tử.

Xem thêm: Nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử - Công việc hấp dẫn

3.2. Nhược điểm khi kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử

Kinh doanh trên nền tảng các sàn thương mại điện tử có rất nhiều ưu điểm; tuy nhiên, đối với người mua, nó còn tồn tại khá nhiều hạn chế về chất lượng hàng hóa, không được trực tiếp kiểm tra sản phẩm, không nhìn được chính xác về màu sắc, hoa văn sản phẩm; chi phí giao hàng cao; rủi ro trong quá trình giao hàng khiến hàng hóa giao đến lại bị hoàn về;…

Trong đó, chất lượng hàng hóa là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất; là một trong những lý do chính khiến khách hàng từ bỏ và không lựa chọn hình thức mua bán trên các sàn.

Bạn chắc chắn từng gặp trường hợp, váy được bày bán trên gian hàng online nhìn thì đẹp nhưng mua về mặc không vừa, không hợp và chẳng ra làm sao; hay kích cỡ size giày, size dép;… Ngoài ra, việc bán hàng tràn lan khiến cho hàng giả hàng nhái được lưu thông ngày càng nhiều, với các mức giá đa dạng khác nhau.

Nhược điểm khi kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử
Nhược điểm khi kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử

Để khắc phục tình trạng này; sàn thương mại điện tử đã phát triển và cho ra mắt hình thức đánh giá chất lượng sau khi người mua mua và sử dụng sản phẩm bằng sao; số sao càng lớn, hàng hóa được bày bán càng chất lượng; người mua dễ dàng đánh giá chất lượng và đưa ra các quyết định mua phù hợp.

Hay bạn có thể truy cập vào gian hàng của các thương hiệu nổi tiếng, các cửa hàng được đánh đánh dấu “mall” - hàng chính hãng, để đảm bảo chất lượng hàng mua.

Trên đây là bài chia sẻ của tôi về “Sàn thương mại điện tử là gì? Hoạt động sàn thương mại điện tử?”, hy vọng bài viết mang đến bạn nhiều tài liệu bổ ích trong quá trình bạn tìm hiểu về sàn thương mại điện tử.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1034 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT