POC là gì? Các điều bạn cần biết về Proof of Concept

Theo dõi work247 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Ngày đăng: 30-07-2024

Một khái niệm được dùng rất nhiều ngày nay, cụ thể trong các doanh nghiệp - POC, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến nó. Trước khi một sản phẩm, một ý tưởng nào đó chính thức ra mắt thì nó cần được chứng minh là khả thi trong thực tế. Đó là lúc ta cần POC, hãy tìm hiểu chính xác POC là gì, lợi ích và ứng dụng của POC trong các lĩnh vực khác nhau như thế nào.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Định nghĩa POC là gì

POC được viết tắt cho cụm từ Proof of Concept, dịch nôm na là bằng chứng của khái niệm. POC là một minh chứng để xác định rằng một số khái niệm hoặc lý thuyết nhất định có tiềm năng ứng dụng trong thế giới thực tế hay không. Proof of Concept đại diện cho bằng chứng chứng minh rằng một dự án hoặc một sản phẩm khả thi và đủ xứng đáng với các chi phí cần thiết để hỗ trợ và phát triển nó.

POC là gì
POC là gì

Ví dụ, một công ty muốn hướng tới việc phát triển một phần mềm mới, họ sẽ xem xét nhu cầu thị trường, tính khả thi của dự án, chi phí dự kiến ​​và các yếu tố khác. Phân tích này sẽ kết hợp với nhau để cho thấy phần mềm này sẽ hoạt động như thế nào trong thế giới thực.

Ta hiểu POC là sự hiện thực hóa một phương pháp hoặc ý tưởng nhất định để chứng minh tính khả thi của nó hoặc chứng minh nguyên tắc với mục đích xác minh rằng một số khái niệm hoặc lý thuyết có tính thực tiễn và tiềm năng. 

Do đó POC là một mẫu thử được thiết kế để xác định tính khả thi, nhưng không đại diện cho các sản phẩm có thể phân phối ra thị trường. Các nhà đầu tư thường cần POC để có bằng chứng thực tế rằng một công ty khởi nghiệp cùng các sáng kiến kinh doanh của nó đảm bảo cho tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí đầu tư (ROI) tốt.

POC trong cuộc sống, đa dạng lĩnh vực
POC trong cuộc sống, đa dạng lĩnh vực

Các nhà quản lý dự án hay phát triển phần mềm sử dụng POC để xác định các lỗ hổng trong quy trình có thể gây ra thất bại cho sản phẩm.

2. Lợi ích của POC

POC giúp tránh các vấn đề kỹ thuật và các vấn đề khác có thể xảy ra trong tương lai, đồng thời cho phép người thực hiện nhận được phản hồi có giá trị ở giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển, do đó giảm thiểu rủi ro không cần thiết.

Cụ thể là đối với các công ty khởi nghiệp, kết quả POC này được sử dụng để thuyết phục các bên quan tâm (nhà đầu tư, đối tác) rằng ý tưởng sắp thực hiện có giá trị thực tế và tác động đến thế giới thật.

Bằng chứng về khái niệm (POC) cũng bao gồm việc kiểm tra mô hình doanh thu. Với việc doanh thu của một công ty sẽ được dự kiến từ sản phẩm và dịch vụ của công ty đó, đồng thời nó cũng chỉ ra chi phí sản xuất, phát triển, dự kiến tài chính dài hạn hay phí duy trì và đưa ra thị trường cần bao nhiêu tiền. Song song với đó là việc xem xét có cần trả tiền để được cấp phép quyền sở hữu trí tuệ hay không.

 

Lợi ích của POC
Lợi ích của POC

Ngoài ra, loại phân tích POC này có thể giúp doanh nghiệp đánh giá nội bộ, xem xét việc mua lại và sáp nhập hay không. POC được thiết kế giảm mức độ không chắc chắn về một dự án hay quyết định mua lại. Nếu như bạn thực hiện một dự án dài hơn thì POC mang lại 2 lợi thế lớn nhất cho bạn như:

- Bạn có bằng chứng để tin rằng ý tưởng bạn đang thực hiện thực sự xứng đáng để nỗ lực.

- Bạn có thể tránh mất tiền bằng cách từ chối chi tiêu ngân sách cho những gì không khả thi hoặc không cần thiết cho thị trường.

3. Khi nào thì cần đến POC

Nhu cầu sử dụng POC cần thiết trong các trường hợp sau:

- Kiểm tra giá trị ý tưởng hoặc quyết định đã lên kế hoạch.

- Đảm bảo kế hoạch quy trình làm việc đã chọn là chính xác.

- Xác định các hạn chế đối trong giải pháp cho một vấn đề cụ thể và đảm bảo rằng điều này có thể thực hiện được về mặt kỹ thuật nói chung.

- Kiểm tra xem giải pháp được đề xuất có phù hợp với mong đợi của đối tượng mục tiêu hay không.

4. POC trong các lĩnh vực

4.1. POC trong phát triển phần mềm

POC trong phát triển phần mềm mô tả các quy trình riêng biệt với mục tiêu và vai trò tham gia khác nhau. Proof of Concept cũng có thể đề cập đến từng phần các giải pháp liên quan đến người dùng, nhằm xác định liệu hệ thống có đáp ứng các yêu cầu nhất định hay không.

POC trong phát triển phần mềm
POC trong phát triển phần mềm

Mục tiêu tổng thể của bằng chứng về khái niệm là tìm giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật, chẳng hạn như cách hệ thống có thể được tích hợp hoặc thông số có thể đạt được thông qua một cấu hình nhất định không.

Nếu POC được triển khai kịp thời sẽ giúp tránh nhiều lỗi và cạm bẫy có thể xảy ra khi tạo và tung ra các sản phẩm phần mềm mới trên thị trường, mà không phải trải nghiệm tất cả chức năng trong thời gian dài.

4.2. POC trong kinh doanh

Trong lĩnh vực này, POC là cách các công ty khởi nghiệp chứng minh rằng một sản phẩm khả thi về mặt tài chính. POC liên quan đến việc nghiên cứu và xem xét nhiều thứ, sau đó trình bày trước các bên liên quan nên nó rất được ưa chuộng trong kinh doanh.

Khi một sản phẩm của công ty kinh doanh ra mắt, nó phải đảm bảo tính chất mới mẻ, thực tế và áp dụng được vào cuộc sống của người tiêu dùng thì sản phẩm đó mới tồn tại lâu và phát triển bền vững được. Ví dụ, doanh nghiệp lấy ý kiến, phản hồi của khách hàng sau khi dùng thử sản phẩm. Từ những ý kiến đó doanh nghiệp sẽ cải thiện và tối ưu hiệu quả sản phẩm hay dịch vụ hơn.

4.3. POC trong kỹ thuật

Bằng chứng về khái niệm được sử dụng mỗi khi ngành kỹ thuật có ý tưởng mới về một sản phẩm nào đó. Cụ thể là nếu có một thiết bị hay sản phẩm kỹ thuật, điện tử nào được triển khai sáng tạo thì nó cần được chứng minh chức năng của mình trước đã.

Ngoài ra, nếu sản phẩm thể hiện được tính khả thi của nó, có nghĩa là có thể được tiếp cận thị trường, đem lại lợi nhuận và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hơn. Đó là lý do tại sao các Shark trong chương trình Shark Tank luôn yêu cầu người gọi vốn chứng minh tính khả thi của sản phẩm.

4.4. POC trong nghiên cứu thuốc

Thuốc là sản phẩm được sử dụng trực tiếp nên cần đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nên trong lĩnh vực nghiên cứu thuốc, người ta cần thực hiện giai đoạn POC và nhiều giai đoạn khác trước khi ra mắt nó trên thị trường.

POC trong nghiên cứu thuốc
POC trong nghiên cứu thuốc

4.5. POC trong thị trường

Ngày nay, khi bạn có ý định khởi nghiệp startup thì chắc chắn bạn phải sử dụng đến Proof of Concept. Có nghĩa là, bạn phải chắc chắn sản phẩm hay dịch vụ, ý tưởng kinh doanh của bạn có khả thi và đủ tiềm năng để thực hiện không. Từ đó, bạn có thể có những định hướng và phương pháp riêng cho mình. 

Với bản chất của POC, bạn cần trải qua các bước: Thu thập dữ liệu, phân tích và nghiên cứu thị trường, tổng hợp, đưa ra đánh giá, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, kiểm tra phản ứng thị trường. Đây là các bước mà doanh nghiệp nào cũng cần làm, nhất là các doanh nghiệp nhỏ hay mới khởi nghiệp, đối thủ cạnh tranh lớn mạnh.

4.6. POC trong điện ảnh

Có thể bạn sẽ thấy hơi lạ là tại sao phải cần POC trong điện ảnh, nó là nghệ thuật cơ mà, cần gì phải thực nghiệm trước. Không hẳn đâu nhé! Ngày nay khi mà sự phát triển của kỹ xảo điện ảnh giúp cho doanh thu của các bộ phim bom tấn cao chót vót.

POC trong điện ảnh
POC trong điện ảnh

Các nhà làm phim sẽ thực hiện thử nghiệm những kỹ xảo về mặt hình ảnh, âm thanh, tính năng có thực sự đem lại hiệu quả, bù đắp kinh phí khủng cho các kỹ xảo này không. 

4.7. POC trong bảo mật

Với Proof of Concept trong giới bảo mật, điều này thường có nghĩa là dùng một chương trình hay tập lệnh thử nghiệm nhằm chứng minh rằng lỗ hổng nào đó không thực sự gây hại cho hệ thống đang được thử nghiệm, hệ thống của bạn khó bị xâm nhập và ăn đứt đối thủ cạnh tranh. Và ít nhất với PoC, bạn có thể tập trung vào lỗ hổng và xác nhận bản sửa lỗi, bớt tốn kém chi phí và nhân lực trong lĩnh vực cái gì cũng đắt đỏ này.

POC có mặt trong nhiều lĩnh vực cuộc sống quanh ta, nó đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Nên mong rằng với bài viết này các bạn đã hiểu được POC là gì rồi nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1564 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT