Book value là gì? Sử dụng book value trong thực tiễn như thế nào
Theo dõi work247 tạiBook value hay còn được gọi là giá trị sổ sách là một thuật ngữ chuyên dụng trong kế toán dùng để xác định giá trị của một tài sản hoặc là cả một công ty. Ngày nay, bên cạnh các kế toán, các nhà đầu tư chứng khoán cũng rất quan tâm đến giá trị này. Hãy cùng tìm hiểu về book value là gì và cách sử dụng book value qua bài viết dưới đây của work247.vn nhé!
1. Định nghĩa về book value
Book value hay còn được biết với nhiều cái tên như giá trị sổ sách hay giá bút toán là một chỉ số được sử dụng rộng rãi trong kế toán cũng như trong đầu tư.
Book value có thể hiểu một cách đơn giản đó chính là giá trị của một tài sản trên sổ sách thông qua việc sử dụng chi phí ban đầu trừ đi chi phí hao mòn cũng như chi phí suy giảm của tài sản trong quá trình sử dụng. Hay nói cách khác, book value chính là giá trị thực của một tài sản thông qua việc ghi chép và tính toán trên bảng cân đối kế toán.
Vậy sử dụng giá trị book value này như thế nào? Trên thực tế, giá trị sách được sử dụng để đánh giá giá trị của 3 đối tượng chính bao gồm giá trị tài sản, giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ phiếu.
Tuy nhiên, để tính được giá trị doanh nghiệp sẽ cần một số bước phức tạp hơn so với việc tính giá trị tài sản thông thường. Giá trị của một doanh nghiệp sẽ được tính bằng tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó trừ đi tài sản vô hình và nợ phải trả. Sở dĩ nói việc tính giá trị doanh nghiệp phức tạp hơn so với việc tính giá trị tài sản thông thường là bởi vì có rất nhiều loại tài sản vô hình bao gồm bằng sáng chế, lợi thế thương mại, vốn trí tuệ,... Những tài sản vô hình đó đóng góp vào nguồn lực doanh nghiệp tuy nhiên lại không được tính vào giá trị của doanh nghiệp đó.
Bên cạnh đó, chỉ số book value còn được sử dụng trong kế toán để xác định giá trị cũng như tiềm năng của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Giá trị mỗi cổ phiếu sẽ được tính bằng cách lấy giá trị sổ sách của công ty và chia cho số lượng cổ phiếu thường trên thị trường. Trong trường hợp công ty đó có phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi, người tính toán cần phải trừ đi giá trị cổ phiếu ưu đãi trước khi chia cho số lượng cổ phiếu bình thường. Sau khi tìm ra giá trị thực của cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ so sánh với giá thị trường và đưa ra những quyết định đầu tư.
2. Tác dụng của book value đối với kinh doanh và đầu tư
Việc sử dụng giá trị sổ sách trong doanh nghiệp từ lâu đã là điều không thể tránh khỏi. Việc tính giá trị sổ sách trong kinh doanh cũng như đầu tư mang ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của công ty.
Về mặt kinh doanh, giá trị sổ sách sẽ thể hiện giá trị của tài sản cũng như của doanh nghiệp, qua đó các nhà lãnh đạo có thể nhận biết được tình trạng hiện tại của doanh nghiệp để đưa ra đối sách phù hợp. Điều này sẽ thể hiện ở việc ghi chép các tài sản và giá trị của nó trên bảng cân đối. Trong quá trình sử dụng xác định giá trị hao mòn cũng như giảm giá trị tài sản sẽ xảy ra. Thông qua việc giám sát những hao mòn cũng như giảm giá trị ấy kết hợp với việc kiểm kê lợi nhuận mà tài sản đó mang lại cho công ty, các nhà lãnh đạo có thể lựa chọn giữa việc tiếp tục đầu tư, sử dụng tài sản, phương pháp kinh doanh đó hay sẽ bán các tài sản ấy và tìm kiếm các phương án khác.
Trong lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số giá trị sổ sách để có thể xác định giá trị thực của cổ phiếu. Sử dụng book value đã tính toán được, các nhà đầu tư sẽ rút ra được hệ số giá trị sổ sách P/B để có thể xác định phương hướng đầu tư kiếm lời. Hệ số giá trị sổ sách P/B có thể được tính bằng cách lấy giá trị thị trường chia cho giá trị sổ sách. Hệ số P/B càng lớn thì kỳ vọng về giá trị cổ phiếu sẽ càng lớn cũng như triển vọng kinh doanh của công ty càng cao. Ngược lại, hệ số P/B nhỏ cũng sẽ thể hiện mức độ định giá thấp. Thông qua kết hợp những yếu tố về công ty cũng như hệ số P/B, nhà đầu tư sẽ lựa chọn việc bán, mua hay nắm giữ cổ phiếu về lâu dài cho phù hợp nhằm tạo ra lợi nhuận cho bản thân.
3. Một số lưu ý khi sử dụng giá trị book value
Mặc dù book value là một thước đo giá trị tương đối đáng tin cậy trong kinh doanh, tuy nhiên việc chỉ thể hiện trên con số cũng sẽ mang lại nhiều hạn chế mà người sử dụng cần lưu ý. Những hạn chế đó là gì và cần làm gì để khắc phục.
Hạn chế đầu tiên phải nói đến đó chính là về độ trễ của thời gian báo cáo. Vấn đề này có thể xảy ra trong doanh nghiệp cũng như đầu tư vì các quy định, chính sách riêng của công ty về thời gian báo cáo kế toán. Các chủ doanh nghiệp cũng như bộ phận kế toán sẽ không thể tiến hành báo cáo chi tiết về từng ngày hoạt động cũng như giá trị của từng tài sản một trong những ngày hoạt động đó. Thường thì báo cáo kế toán sẽ được đưa lên cấp trên cũng như phát hành công khai đối với nhà đầu tư theo tháng, quý hay năm. Điều này sẽ hạn chế đi khả năng đưa ra những đối sách, phương án kịp thời với việc vận hành cũng như đầu tư.
Bên cạnh độ trễ, một yếu tố khác có thể nói đến đó chính là việc không chính xác tuyệt đối trong báo cáo. Không có thước đo nào là chính xác tuyệt đối. Giá trị sổ sách đôi khi không thể phản ánh chính xác giá trị của công ty bởi vì các yếu tố chủ quan cũng như khách quan. Tài sản của công ty có thể bị thổi phồng hoặc ghi chép không chính xác dẫn đến sai sót trong việc xác định giá trị.
Tuy rằng giá trị sổ sách là một thước đo hữu hiệu tuy nhiên giá trị này không thể hiện được toàn diện mọi mặt của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều tài sản vô hình hơn là những tài sản hữu hình. Ví dụ điển hình đó chính là các công ty về sáng chế, công nghệ. Dựa hoàn toàn vào giá trị sổ sách sẽ làm mất đi các giá trị khác trong việc đánh giá một doanh nghiệp và bỏ qua các cơ hội lớn đề đầu tư cũng như phát triển kinh doanh trong tương lai.
Lời khuyên được đưa ra để đánh giá được giá trị của một doanh nghiệp một cách toàn diện nhất đó chính là sử dụng nhiều các loại chỉ số khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng P/B, các nhà đầu tư cũng có thể tham khảo các phương án như hệ số P/E hay ROE, ROA,... Cùng với đó, các nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến các yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp như các tài sản chuyên dụng, môi trường kinh doanh cũng như ngành kinh doanh,...
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về một trong những loại chỉ số đánh giá doanh nghiệp cũng như tài sản phổ biến nhất hiện nay đó chính là Book value hay còn gọi là giá trị sổ sách. Thông qua những thông tin đó, work247.vn hy vọng các bạn đã có thể trả lời câu hỏi book value là gì cũng như có thể rút ra những kinh nghiệm trong việc sử dụng chỉ số này.
1633 0