Tạm trú là gì? Những thủ tục cần biết về tạm trú
Theo dõi work247 tạiTạm trú là gì? Chúng ta đã từng nghe và điền rất nhiều giấy tờ có từ tạm trú song không phải ai cũng biết tạm trú là gì và hiểu trọn một cách đúng nghĩa và đầy đủ nhất. Để bạn đọc có thể hiểu rõ cũng như nắm bắt những thông tin cần thiết xung quanh về tạm trú là gì? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết sau đây nhé!
1. Tạm trú là gì?
Nơi tạm trú nghĩa là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng kí thường trú, tạm trú có nghĩa là cư trú tạm thời và bị giới hạn về mặt thời gian.
Trong trường hợp ở nhờ nhà hay thuê trọ thì phải có ý kiến đồng ý đăng kí tạm trú của bên cho thuê hay bên cho ở và hoàn tất thông tin đầy đủ vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Chỉ khi đăng kí tạm trú, công dân mới được đảm bảo mọi mặt về quyền lợi nhất định trước pháp luật.
Vì sao phải đăng kí tạm trú và không đăng kí tạm trú đúng quy định thì bị phạt như thế nào ?
Khi chúng ta tới sinh sống hay học tập, làm việc ở một nơi ở mới. Ta thường thắc mắc tạm trú là gì và tại sao sao phải đăng kí tạm trú, nếu bản thân trốn tránh và không chấp hành thì có bị xử phạt không? Những thông tin sau đây để giúp bạn có câu trả lời.
Tại sao công dân phải đăng kí tạm trú khi tới một nơi ở mới?
Khi bạn đăng kí tạm trú điều đó sẽ góp phần giúp Cơ quan nhà nước nắm bắt và quản lí công dân tốt hơn góp phần đảm bảo trật tự an ninh, an toàn cho xã hội.
Mặt khác việc đăng kí tạm trú của bạn là điều được xem là bắt buộc theo quy định của pháp luật, việc làm này không chỉ là nghĩa vụ trách nhiệm mà còn giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình để thực hiện một số thủ tục chính xác và thuận lợi hơn
Không đăng kí tạm trú đúng quy định thì bị phạt như thế nào?
Theo quy định của Pháp luật, các cá nhân hay hộ gia đình trốn tránh không đăng kí tạm trú thì sẽ bị xử phạt từ 100.000 – 300.000 đồng.
Xem thêm: Tìm việc làm pháp lý
2. Những thủ tục cần thiết để đăng kí tạm trú
Để đăng kí nơi tạm trú đúng quy định của pháp luật chắc hẳn bạn sẽ cần hiểu rõ tạm trú là gì và những thủ tục và quy định cần thiết sau đây.
Các thông tin đầy đủ để đăng ký tạm trú là một trong những tìm kiếm được nhiều người đặt ra và muốn tìm hiểu do những điều kiện và nhu cầu khác nhau của mỗi cá nhân nên mọi người thường phải thay đổi nơi ở mới những địa điểm khác để phù hợp với mỗi người. Để thực hiện được thủ tục đăng ký tạm trú đúng quy định và nhanh chóng. Chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây.
Chuẩn bị hồ sơ đăng kí tạm trú gồm
+ Bản khai nhân khẩu của công dân
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
+ Giấy tờ chứng minh chỗ ở mới hợp pháp (trừ trường hợp bên cho thuê, cho ở đồng ý cho đăng kí tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ chứng minh)
+ Trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
+ Xuất trình chứng minh thư hoặc giấy tờ liên quan có xác nhận đóng dấu của Công an xã, nơi người đó đăng ký thường trú.
Xem thêm: Thỏa ước lao động tập thể là gì và những vấn đề xoay quanh
2.1. Những giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng kí tạm trú
- Giấy chứng nhận quyền làm chủ nhà ở hoặc giấy tờ liên quan về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở
- Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép)
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán
- Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã
- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác
- Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật
- Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên
- Giấy tờ chứng minh về đăng ký các phương tiện tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở.
* Các giấy tờ, văn bản liên quan chứng minh việc cá nhân cho thuê, cho mượn, cho người ở nhờ chỗ ở hợp pháp
- Các văn bản cho thuê, mượn, ở nhờ nhà ở, của các cơ quan, các tổ chức hoặc của từng cá nhân (tùy từng trường hợp khác nhau mà các văn bản của các cá nhân khi giao nôp phải được công chứng hoặc có dấu xác nhận của chính quyền cấp xã).
- Đối với nhà ở tại các thành phố thuộc trung ương phải có dấu xác nhận của chính quyền của về các điều kiện diện tích theo quy định của cơ quan thành phố và được cá nhân đứng ra cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ xác nhận, kí kết bằng các văn bản giấy tờ có cam kết chứng thực.
- Văn bản cam kết của các cá nhân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng riêng và không có bất kì chỉnh sửa, sai phạm nào
2.2. Địa điểm để nộp hồ sơ đăng ký giấy tờ tạm trú cho công dân
Công dân đến nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú. Cán bộ có trách nhiệm tiếp nhận các giấy tờ trong hồ sơ đối chiếu với các điều khoản quy định của pháp luật.
- Trường hợp hồ sơ chính xác đầy đủ, đúng yêu cầu thì kí giấy biên nhận cho người đăng kí
- Trong trường hợp bộ hồ sơ đáp ứng đủ các điều kiện nhưng còn thiếu một số giấy tờ hoặc các giấy tờ kê khai chưa chính xác thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có nhiệm vụ hướng dẫn lại cho công dân
- Và trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ không được xét duyệt và sẽ được hoàn trả bằng các văn bản cho công dân và nêu rõ lý do.
2.3 .Thời hạn giải quyết cho công dân đăng kí nơi tạm trú
Các giấy tờ đúng pháp luật sẽ được đăng ký nơi tạm trú và cấp sổ tạm trú cho công dân trong vòng 02 ngày kể từ khi công dân nộp đủ hồ sơ.
2.4. Mức phí làm hồ sơ đăng kí tạm trú và thời hạn đăng kí tạm trú của công dân
Hiện nay, bộ Tài chính quy định HĐND các Tỉnh, Thành phố được quyền tự quyết định mức lệ phí đăng kí tạm trú.
Khi được đăng kí tạm trú và cấp sổ các công dân nên kiểm tra lại đầy đủ các thông tin được ghi và kí nhận đầy đủ vào sổ theo dõi dải quyết hộ khẩu.
Thời hạn đăng kí tạm trú của mỗi gia đình hay cá nhân đã đăng kí tạm trú có thời hạn tối đa là 24 tháng kể từ ngày đăng kí.
Đối với công dân nước ngoài đăng kí tạm trú tại Việt Nam, có thời hạn tối đa là 5 năm.
Xem thêm: Việc làm pháp lý tại Hồ Chí Minh
2.5. Những trường hợp bị xóa đăng kí tạm trú
Bên cạnh những công dân có giấy tờ đầy đủ và hợp pháp được đăng kí tạm trú một cách chính xác và nhanh chóng thì bên cạnh đó cũng có 05 trường hợp cụ thể bắt buộc cơ quan chức năng cơ quan có thẩm quyền phải xóa tên trong sổ tạm trú như sau:
+ Người đã đăng kí tạm trú nhưng đã bị chết hay mất tích
+ Người đã đăng kí tạm trú nhưng không có mặt hay sinh sống và làm việc tại nơi đăng kí từ 06 tháng trở lên
+ Người đã đăng kí tạm trú nhưng hết thời hạn quá 30 ngày mà không tới cơ quan để tiếp tục đăng kí tạm trú
+ Người đã được đăng kí thường trú mà còn đăng kí tạm trú
+ Người đã đăng kí tạm trú nhưng bị cơ quan thẩm quyền quyết định hủy đi
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến tạm trú là gì? Và những thủ tục cũng như quy định cần thiết liên quan đến tạm trú. Hi vọng rằng bài viết chia sẻ của Timviec.365.com đã cung cấp đầy đủ kiến thức và những thông tin cho bạn đọc đang tìm kiếm tạm trú là gì?
1837 0