Tìm hiểu yêu cầu thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch

Theo dõi work247 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Ngày đăng: 28-08-2024

Đối với mỗi cá nhân ở vị trí chức vụ và có vai trò khác nhau trong xã hội sẽ có yêu cầu thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch khác nhau. Cụ thể nhất là thái độ chính trị giữa những cá nhân là Đảng viên và những người không phải là Đảng viên. Bài viết này sẽ dung cấp những thông tin thú vị cho bạn về thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch của từng đối tượng.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khái quát về thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch

Trước khi hiểu về tầm quan trọng của thái độ chính trị thì phải tìm hiểu được chính trị là gì? Chính trị có thể được hiểu một cách khái quát nhất là mối quan hệ hoạt động giữa các tầng lớp, giai cấp và cũng như sự tương tác giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong vấn đề xây dựng, giữ gìn và phát triển Nhà nước, xã hội.

Khái quát về thái độ chính trị
Khái quát về thái độ chính trị

Thái độ chính trị chính là quan điểm của cá nhân, tổ chức về một lĩnh vực, một khía cạnh nào đấy trong các vấn đề chính trị, dân tộc.

Mỗi người dân, đặc biệt là Đảng viên thì phải có lập trường thái độ chính trị rõ ràng, nhất quán, kiên định và một lòng trung thành với dân tộc. Mỗi một thái độ chính trị lập trường kiên định sẽ là một viên gạch đóng góp cho sự xây dựng phát triển bền vững của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thái độ chính trị cần được thể hiện ở mọi khía cạnh quan điểm nhất quán với chủ trương của Đảng, của Nhà nước kể cả trong việc kê khai sơ yếu lý lịch.

Thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch chính rất quan trọng, thể hiện tinh thần trung thực, chủ trương và lập trường của người kê khai thông tin. Cụ thể hơn thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch chính là việc kê khai chi tiết, trung thực và khách quan nhất hoạt động, công tác của người làm giấy tờ.

Thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch
Thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch

Để xây dựng và phát triển đất nước đoàn kết, chống lại được những kẻ quấy rối, có hành vi phá hoại lý tưởng thì mỗi cá nhân phải có thái độ chính trị đúng đắn và kiên định.

Xem thêm: [Tổng hợp] Những lưu ý về thái độ chính trị của Đảng viên

2. Thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch 

Sơ yếu lý lịch là giấy tờ kê khai thông tin của cá nhân bao gồm thông tin của bản thân, thông tin của người thân, gia đình và hoạt động, quá trình công tác của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định được yêu cầu.

Như đã đề cập ở trên, mỗi thành phần trong xã hội thì sẽ được yêu cầu với những thái độ chính trị khác nhau vì vậy thái độ chính trị của từng người trong sơ yếu lý lịch cũng không giống nhau.

Cụ thể đối với cán bộ Đảng viên, thái độ chính trị của họ là phải có trách nhiệm trung thực kê khai rằng bản thân đã tham gia tổ chức cách mạng (Từ ngày - tháng - năm nào?). Trong quá trình hoạt động cách mạng, bạn tham gia vào công việc gì? Giữ vai trò gì? 

Bản thân đã tham gia hoạt động và đồng thời đảm nhận nhiệm vụ gì trong chính quyền, tổ chức đoàn thể….? Tổ chức đoàn thể đó thuộc chế độ cũ hay mới? Hiện nay đang công tác, làm việc ở bộ phận, vị trí nào?

Kê khai thông tin chính xác tuyệt đối
Kê khai thông tin chính xác tuyệt đối

Ngoài ra, Đảng viên còn phải ghi đầy đủ thông tin liên quan của người thân, bố mẹ, anh, chị, em, ông bà, chú bác bao gồm cả thái độ chính trị của từng người, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế hiện nay,...

Bên cạnh đó, người làm Đảng viên sẽ phải có phần tự đánh giá, nhận xét của mình về ưu điểm, nhược điểm của bản thân trong các khía cạnh: Lối sống, tư tưởng đạo đức, phẩm chất chính trị, tinh thần chính trị, năng lực công tác và quan hệ quần chúng từ khi được tín nhiệm và trở thành Đảng viên đến nay.

Thái độ chính trị của Đảng viên trong sơ yếu lý lịch còn được thể hiện ở việc kê khai đầy đủ lịch sử bản thân chi tiết trong trình độ học vấn, học hàm học vị, lý luận chính trị. Đặc biệt là trong cách thức trình bày bản sơ yếu lý lịch không được phép có dấu hiệu tẩy xóa, đánh dấu ký tự đặc biệt, bôi bẩn,...

Còn đối với cá nhân không phải là Đảng viên nhưng có người thân là Đảng viên thì cũng phải ghi đầy đủ chi tiết quá trình hoạt động của người thân mình tại các tổ chức đoàn thể (bao gồm thái độ chính trị của người đấy). Trong trường hợp đã mất thì phải ghi rõ lý do mất, mất ở đâu? 

Trong trường hợp cá nhân không phải là Đảng viên cũng không có người thân là Đảng viên thì vẫn phải yêu cầu có thái độ chính trị trung thực, nghiêm túc với những gì được kê khai trong bản sơ yếu lý lịch. Đồng thời chịu trách nhiệm với những thông tin mà bản thân cung cấp nếu có sai sót.

Tự giác và trung thực trong kê khai
Tự giác và trung thực trong kê khai

Với sự tin tưởng của Đảng và Nhà nước đối với mỗi Đảng viên cũng như các cá nhân trong tập thể nói chung thì mỗi người đều phải có cho mình tinh thần thái độ tự giác, trách nhiệm trung thực để làm gương cho lớp trẻ sau này, xây dựng một tập thể thống nhất vững mạnh, một xã hội văn minh hiện đại, trường tồn mãi mãi.

Xem thêm: Trình độ chính trị là gì? Trình độ chính trị trong sơ yếu lý lịch

3. Những lưu ý trong cách trình bày, thể hiện thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch

Thái độ chính trị không chỉ thể hiện qua nội dung mà còn thể hiện qua hình thức trình bày sơ yếu lý lịch khoa học, có tư duy và thẩm mỹ. Thông thường trong sơ yếu sẽ có các phần chính như Giới thiệu về lịch sử bản thân, Hoạt động công tác cá nhân, Thông tin về gia đình người thân.

Trình bày thông tin sơ yếu lý lịch
Trình bày thông tin sơ yếu lý lịch

Đây là những mục rất quan trọng đồng thời nội dung đưa ra cũng rất nhiều và chi tiết, vậy làm cách nào để thể hiện được thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch một cách cụ thể khoa học mà không tốn thời gian?

Đối với mỗi mục sẽ có những nội dung yêu cầu và cách thức khác nhau. Cụ thể trong phần Giới thiệu về lịch sử bản thân, bạn có thể liệt kê thông tin theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn như họ tên, ngày/tháng/năm sinh, quê quán,...

Trong phần Giới thiệu về người thân và gia đình cũng tương tự như thế, bạn cũng có thể dùng cách trình bày liệt kê. Tuy nhiên đến phần Hoạt động cá nhân thì bạn nên sử dụng bảng để phân chia các thời điểm hoạt động, công tác.

Ứng với mỗi giai đoạn công tác ở các vị trí khác nhau thì sẽ làm việc tại đơn vị nào và trong khoảng thời gian bao lâu? Việc liệt kê theo bảng như thế này sẽ giúp phần trình bày thái độ chính trị của bạn trông khoa học, dễ theo dõi và nắm bắt thông tin hơn đấy.

Ngoài ra, nhắc lại một lưu ý chung cho tất cả các bản sơ yếu lý lịch đó chính là không được tẩy xóa, gạch bẩn và có dấu hiệu ký tự đặc biệt nhằm mục đích nào đó. Tất cả mọi người đều phải có thái độ trung thực, khách quan nhất và chịu trách nhiệm với mỗi một thông tin được kê khai trong bản sơ yếu lý lịch.

Những điều cần lưu ý
Những điều cần lưu ý

Các doanh nghiệp, tổ chức rất coi trọng thái độ trung thực của bạn trong bản sơ yếu lý lịch. Đặc biệt là nếu như bạn là Đảng viên thì thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch lại càng được đánh giá và xem xét khắt khe hơn. Vì vậy bạn phải lưu ý và kiểm tra rà soát mọi thông tin đưa ra chính xác nhất.

Như vậy có thể thấy trình bày và thể hiện thái độ chính trị trong sơ yếu lý lịch không khó như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên mỗi người nên có tinh thần trung thực, thực hiện tốt yêu cầu đã được giao và hoàn thành bản sơ yếu lý lịch khách quan nhất. Mong rằng những thông tin mà work247 chia sẻ sẽ hữu ích với bạn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem5544 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT