Hướng dẫn chi tiết về cách viết thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Ngày đăng: 29-08-2024

Cô giáo chủ nhiệm là người có vai trò vô cùng quan trọng, người bạn đồng hành, người hướng dẫn các em. Tuy rất yêu mến và kính trọng giáo viên chủ nhiệm, nhưng đôi khi, do sự ham chơi, bồng bột và hiếu thắng của tuổi trẻ, chúng ta đôi khi lại làm thầy cô phiền lòng. Vậy lúc này, việc bạn cần làm là gì? Xin lỗi thầy cô. Chắc chắn rồi; nếu bạn ngại nói ra, bạn có thể chọn hình thức viết thư. Hôm nay tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết “Hướng dẫn chi tiết về cách viết thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm”.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Lý do xin lỗi cô giáo chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi sát sao, nhìn nhận sự thay đổi của học sinh, trao đổi với các bậc phụ huynh để tìm ra hướng giải quyết đúng đắn; giáo viên chủ nhiệm quan trọng đối với tất cả các lớp, ở các bậc học khác nhau; từ học sinh lớp 1 đến học sinh lớp 12.

Trong quá trình học tập, có lẽ, chúng ta có ít nhất 1 lần khiến giáo viên chủ nhiệm bật khóc; bật khóc vì niềm vui, hay bật khóc vì sự bất lực – đó là điều tệ nhất. Tôi có một kỷ niệm khá tệ vì điều này: trong năm học lớp 7, vì cả lớp không chịu học tập và để cho thành tích lớp đi xuống, giáo viên chủ nhiệm của tôi đã rất buồn phiền, trong lúc sinh hoạt lớp, cô đã không kìm nén được cảm xúc của mình mà bật khóc trước học sinh; trước thì tôi không cảm thấy gì nhiều, nhưng giờ nghĩ lại, lại thấy thương và có lỗi với cô nhiều quá! Cô giáo của chúng em!

Lý do xin lỗi cô giáo chủ nhiệm
Lý do xin lỗi cô giáo chủ nhiệm

Học sinh tại các cấp học khác nhau sẽ có những hành vi và thái độ khác nhau, giáo viên chủ nhiệm là người nắm rõ điều này hơn ai hết. Cô theo sát từng đứa qua từng lớp học, nhìn nhận được tính cách, sở thích và điểm mạnh của các em; qua mỗi năm học, các em đã có sự thay đổi về ngoại hình hay thay đổi nhận thức như thế nào?

Cô thì luôn biết rõ học sinh, nhưng liệu học sinh có bao giờ theo dõi hay quan sát cô giáo của mình dù chỉ một lần? Ngày nào cũng gặp nhau, nhưng mấy đứa có biết cô có phong cách ăn mặc như nào? Cô có suy nghĩ gì trong mỗi lần sinh hoạt lớp? Cô có thay đổi gì qua các năm? Mấy đứa ngày càng lớn và trưởng thành hơn, thầy cô cũng ngày càng già đi.

Trong quá trình học tập và lớn lên, chúng ta sẽ mắc phải rất nhiều sai lầm, sai lầm đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta hay ảnh hưởng đến cả tập thể lớp, đến giáo viên chủ nhiệm. Một số lý do như: đi học muộn, thể hiện thái độ không tốt với thầy cô, vi phạm đạo đức căn bản của học sinh, quay cóp trong giờ kiểm tra, giờ thi,…

Xin lỗi cô giáo chủ nhiệm
Xin lỗi cô giáo chủ nhiệm

Khi mắc phải sai lầm, thông thường chúng ta sẽ không nhận ra ngay; theo thời gian, khi nghĩ và ngẫm lại mới thấy; mình phải xin lỗi thầy cô. Vì vậy, lời khuyên nhắc nhở đến các bạn học sinh; khi các em mắc sai lầm, hãy nói lời xin lỗi với thầy cô, đây chính là cách duy nhất, các em thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với cô giáo chủ nhiệm của mình.

Các em có thể lựa chọn hình thức nói xin lỗi trực tiếp hay viết lời xin lỗi qua thư, nếu bản thân mình là người ngại bày tỏ, các em có thể lựa chọn viết qua thư; điều đặc biệt khi nói qua thư là các em sẽ chia sẻ được nhiều cảm xúc thật lòng hơn; những tâm tư các em muốn gửi gắm hay tình cảm của mình đến cô chủ nhiệm.

Xem thêm: Tìm hiểu cách viết sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm chi tiết nhất

2. Các nội dung cần có trong thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm

Đầu tiên, phải có lời kính gửi đến cô chủ nhiệm và lời giới thiệu về bản thân mình. Tiếp đến, bạn có thể trực tiếp trình bày về sự hối hận của bản thân khi đã cư xử không đúng hay có hành vi không phù hợp; bạn phải đưa nội dung này vào ngay đoạn đầu của bức thư. Bên cạnh sự hối hận, hãy đưa ra sự đồng cảm về cảm giác mà cô giáo chủ nhiệm cảm thấy.

Bạn phải nhận thức được hành động vi phạm của mình có ảnh hưởng như thế nào đến giáo viên chủ nhiệm; nếu đặt bạn vào tình huống và hoàn cảnh của họ, bạn sẽ cảm thấy điều gì. Cần phải giải thích cụ thể về hành vi của mình, gia tăng sự chân thành cho lời xin lỗi.

Ví dụ: Em đã cảm thấy rất hối hận trong kỳ thi vừa qua, do sự ngu ngốc và bao đồng của mình, em đã đưa bài mình cho bạn khác chép và khiến bản thân mình bị đánh dấu bài; điều này khiến em cảm thấy vô cùng khó chịu, bực bội và thất vọng vì chính bản thân mình; tuy nhiên, em biết cô cũng rất buồn phiền về vấn đề này của em.

Các nội dung cần có trong thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm
Các nội dung cần có trong thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm

Việc làm này của em đã khiến cho lớp bị hạ 3 bậc thành tích trong tuần và 2 bậc thành tích trong tháng; nó khiến cho sự cố gắng của mọi người trở nên vô nghĩa và không có giá trị. Đặc biệt, trong tháng này, cô đang tham gia vào cuộc thi giáo viên chủ nhiệm giỏi toàn trường; em thấy rất có lỗi với cô về vấn đề này.

Phải biết nhận trách nhiệm đầu tiên về bản thân mình; không sử dụng lời giải thích đi kèm với lời xin lỗi như “tôi xin lỗi vì.. nhưng…”; nó giống như một sự biên minh rằng “nó chỉ là lỗi của tôi một phần thôi”.

Bạn hãy chỉ sử dụng thái độ thật tâm xin lỗi, còn lời giải thích, bạn có để lại trong phần sau; hãy tách biệt hai nội dung này trong khi nói; điều này sẽ giúp lời xin lỗi của bạn có trọng lực và giá trị hơn.

Sau khi nhận thức được sai phạm của bản thân, bạn cần đưa ra các đề nghị về việc thay đổi; lời đề nghị phải được đưa ra dựa trên hai khía cạnh chính: khiến bạn trở nên tốt hơn và làm họ cảm thấy tốt hơn; sau đó là một lời hứa hay lời cam kết cho việc thực hiện sự thay đổi đó. Đừng có viết lời hứa một cách chung chung hay viết đại cho có; bạn cần có trách nhiệm với bất cứ thông tin gì mình viết ra, hãy suy nghĩ cẩn thận về lời hứa này.

Cuối thư, một lời cảm ơn chân thành gửi đến cô giáo của bạn; bên cạnh lời xin lỗi; bạn có thể viết ra những chia sẻ, cảm nhận hay sự biết ơn của mình đến cô giáo chủ nhiệm; điều này sẽ khiến cô cảm thấy ấm áp, vui và có động lực hơn trong quá trình “lái đò” của mình.

Nội dung cần có trong thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm
Nội dung cần có trong thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm

Xem thêm: Làm sao để tăng cơ hội học tập bằng thư xin học bổng hiệu quả

3. Một số lưu ý bạn cần quan tâm về lời xin lỗi giáo viên chủ nhiệm

Khi mắc sai lầm, bạn cần chủ động nói lời xin lỗi đến người bị ảnh hưởng hay những người đặt niềm tin, sự kỳ vọng vào bạn; lời xin lỗi tuy khó nói, nhưng không phải là không thể. Đừng để lý trí phán đoán rằng bạn đang ngại ngùng, bạn không thể làm được điều đó,… hãy nghe theo sự mách bảo của con tim, cảm xúc của chính mình, nó sẽ dẫn đường cho bạn.

Bạn thật tâm xin lỗi, không có nghĩa là người nghe (giáo viên chủ nhiệm) phải chấp nhận ngay lời xin lỗi đó và tha thứ cho bạn; còn tùy vào mức độ bạn vi phạm. Trong quá trình viết thư, nên trình bày dưới đại từ nhân xưng “cô – em” hay tăng độ thân mật hơn chút như “cô –con”.

Một số lưu ý bạn cần quan tâm về lời xin lỗi giáo viên chủ nhiệm
Một số lưu ý bạn cần quan tâm về lời xin lỗi giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm là người chỉ đường, là người hướng dẫn và thật sự là người mẹ thứ 2 của bạn; cô hiểu được sự thay đổi về mặt tâm sinh lý của học sinh qua từng thời kỳ; đặc biệt cô giáo thường là người vô cùng tâm lý, cô có thể dễ dàng trò chuyện, nắm bắt vấn đề của các em, từ đó đưa cho các em lời khuyên hợp lý.

Cô giáo chủ nhiệm cấp 1 tạo cho các em sư yêu mến và là chỗ dựa thì cô giáo cấp 2, cấp 3 giống như một người bạn vậy; chúng ta thân thiết với nhau từ khi bước vào đến khi chia tay; trải qua 4 năm, cùng nhau bước qua bốn mùa xuân hạ thu đông; gắn bó với nhau qua bao kỷ niệm, hoạt động vui buồn; có lẽ vì vậy; giai đoạn cuối cấp bao giờ cũng khó khăn nhất; khó khăn vì áp lực thi cử, khó khăn vì những lời chia tay.

Bản thân em cũng luôn muốn gửi lời xin lỗi đến tất cả các thầy cô chủ nhiệm của mình; em muốn cảm ơn thầy cô đã kiên trì, nỗ lực và không từ bỏ việc dạy bảo đứa học trò nhiều chuyện, bao đồng và hay gây rắc rối này; nhờ có thầy cô em mới có được mình như ngày hôm nay. Em luôn mong muốn và hy vọng thầy cô trên khắp thế giới này luôn được mạnh khỏe, luôn hạnh phúc và giúp đỡ được nhiều thế hệ học sinh hơn.

Lưu ý bạn cần quan tâm về lời xin lỗi giáo viên chủ nhiệm
Lưu ý bạn cần quan tâm về lời xin lỗi giáo viên chủ nhiệm

Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hồ Chí Minh đã từng phát biểu: "Có gì tuyệt vời hơn là nghề giáo dục những thế hệ sau tích cực đóng góp vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?" Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất…, những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh… Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”.

Trên đây là bài chia sẻ của work247 về “Hướng dẫn chi tiết về cách viết thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm”, hy vọng bài viết mang đến bạn thông tin hữu ích trong quá trình bạn tìm hiểu về thư xin lỗi cô giáo chủ nhiệm.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem11929 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT