Viên chức là gì? Viên chức có trở thành công chức được hay không?
Theo dõi work247 tạiViên chức là gì? Đến bây giờ vẫn khá là nhiều người còn nhầm lẫn giữa cán bộ, viên chức và công chức. Vậy nên bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm ra được dấu hiệu nhận biết giữa ba khái niệm trên.
1. Viên chức là gì?
Thời kỳ trước năm 1991, đất nước Việt Nam ta không có sự phân biệt gì đối với hai khái niệm công chức – viên chức bởi chúng được gộp chung vào trong một nhóm được gọi là “ cán bộ công chức viên chức ”.
Cho đến năm 1998, chúng bắt đầu mới có Pháp lệnh Cán bộ, Công chức và đến năm 2024 Luật Cán bộ, Công chức được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2024, hiện nay dự thảo Luật Viên chức đang được lấy ý kiến đóng góp để thông qua.
Theo Luật viên chức số 58/2024/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Viên chức là công dân Việt nam được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp nào đó, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ được quy định sẵn là công chức)".
Các bạn có thể hiểu Viên chức là người thực hiện những công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực cũng như kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động, thương binh - xã hội, thông tin – truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch vụ như bác sỹ, giảng viên, giáo viên…Và làm tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Pháp Luật Nhà nước.
Xem thêm: Vốn tự có của ngân hàng là gì? Đặc điểm và những điều cần biết
2. Dấu hiệu nhận biết giữa Cán bộ, Công chức, Viên chức là gì?
Từ trước đến nay, xuất hiện khá là nhiều những ý kiến của cả những người làm nhân viên cơ quan Nhà nước lẫn những người làm việc cho các doanh nghiệp/ tổ chức/ cơ quan tư nhân cũng không khỏi thắc mắc về ba khái niệm này cũng bởi một phần trước đây thì không có sự phân biệt giữa chúng. Tuy nhiên thì đến nay là 2024 thì là một công dân của Đất nước Việt Nam thì chúng ta cũng cần phải nắm rõ và biết được cách phân biệt giữa những khái niệm này.
Trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu hai khái niệm: Cán bộ là gì, Công chức là gì để có thể phân biệt được với Viên chức là gì.
- Cán bộ: là một công dân Đất nước Việt Nam, được bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn chức vụ hoặc chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước hoặc Tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (có thể gọi chung là cấp Tỉnh), ở Huyện, Quận, Xã, Thành Phố thuộc Tỉnh ( gọi chung là cấp huyện) trong biên chế và hưởng các chính sách lương thưởng từ Ngân sách Nhà nước.
- Công chức (Chi tiết theo Nghị định 06/2010/NĐ-CP): là vị trí được tuyển để bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế giữ một công vụ - nhiệm vụ thường xuyên.
- Trong mọi cơ quan hành chính của Đảng, Nhà nước ở cấp Tỉnh, cấp Huyện.
- Trong các cơ quan, đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam ( mà không phải sỹ quan, hạ sỹ, quân nhân chuyên nghiệp như chuyên viên vi tính, chuyên viên kế toán, chuyên viên kinh doanh…)
- Trong các bộ và cơ quan ngang bộ, Tòa án Nhân dân các cấp ( như Phó chánh án Tóa án nhân dân tối cao, chánh án, phó chánh án các tòa án chuyên trách, thẩm phán), Viện Kiểm soát Nhân dân, Tổ chức Chính trị - Xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội nhân dân, Đoàn thanh niên…)
- Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập…
Mặc dù, sau khi đọc các định nghĩa các bạn vẫn chưa thể nắm rõ được dấu hiệu nhận biết được ba khái niệm này đúng không, vậy nên work247.vn sẽ lập bảng chi tiết dưới đây để các bạn dễ hình dung hơn. Và có cái nhìn tổng quát nhất có thể về những cái niệm cán bộ, công chức, đặc biệt viên chức là gì?
( Bảng chi tiết phân biệt giữa cán bộ - công chức – viên chức )
3. Hiệu trưởng trường học là công chức hay viên chức?
Sau khi đọc qua bảng chi tiết trên về sự khác biệt giữa ba khái niệm trên thì các bạn đã rõ được và hiểu rõ hơn Viên chức là gìVà bạn nhận ra dấu hiệu nhận biết rồi đúng không. Tuy nhiên vẫn còn một số thắc mắc về vấn đề nổi bật hiện nay khi có người đặt câu hỏi về “Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?”.
Quy định tại điều 02, Nghị định 06/2024/NĐ-CP ngày 25/01/2024 của Chính phủ mọi công chức mà là công dân Việt Nam, đều có thể được tham giá ứng tuyển để được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ cũng như chức danh trong biên chế đồng thời hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập dựa theo quy định của pháp luật, làm việc trong cơ quan/ tổ chức/ doanh nghiệp đúng theo Nghị định này.
Từ đó, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5 Điều 11 Nghị định nêu trên như sau: Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội thành lập và quản lý theo quy định của Pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu… trong lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông … và các lĩnh vực sự nghiệp khác được Pháp luật quy định.
Công chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, đồng thời cũng là người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước.
Vậy chúng ta có thể đưa ra một kết luận rằng: Hiệu trưởng nhà trường là công chức nếu nhà trường đó là đơn vị sự nghiệp công lập như trên đã giải thích rõ.
Xem thêm: Việc làm công chức - viên chức
4. Điều kiện viên chức chuyển sang công chức là gì?
Theo Nghị Định 29/2024/NĐ-CP đã có những quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức như sau:
-Bất kể một viên chức mà đã làm việc tại một cơ quan/ công ty công lập tính từ 60 tháng ( tương đương với 05 năm), có trình độ chuyên môn đào tạo, dày dặn kinh nghiệm công tác mà có thể đáp ứng được nhu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng hiện tại. Đặc biệt vô cùng lợi thế dành cho viên chức khi cơ quan quản lý có nhu cầu tuyển dụng công chức thì sẽ được thực hiện xét chuyển chứ không qua thi tuyển.
- Viên chức khi tiếp nhận, bổ nhiệm vào các vị trí việc làm được quy định là công chức trong cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức Chính trị - Xã hội thì phải xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển, quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm cũng là quyết định tuyển dụng.
- Với những viên chức được xét tuyển và bổ nhiệm làm việc tại vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi được quyết định là công chức, vẫn sẽ giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã bổ nhiệm, đồng thời được hưởng lương viên chức cùng với các chế độ theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, viên chức có thể chuyển sang công chức nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện dưới đây:
- Đã làm việc 05 năm tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đáp ứng được vị trí việc làm mới
- Cơ quan quản lý có nhu cầu tuyển dụng
Trình tự, thủ tục và hồ sơ chuyển đổi từ viên chức sang công chức được thực hiện theo Thông tư 13/2010/ TT-BNV.
Thông qua những nội dung trên các bạn đã hiểu được bản chất Viên chức là gì rồi đúng không? Mong rằng mọi thông tin chia sẻ trên đều hữu ích đối với các bạn!
4393 0