Biên chế là gì? Những thủ tục cần thiết để xét biên chế
Theo dõi work247 tạiDù cho chế độ lương của nhà nước theo biên chế được cho là không đủ tiền xăng xe nhưng vẫn nhiều người có mục tiêu phấn đấu để trở thành một nhân viên biên chế trong Nhà nước. Phấn đấu là vậy nhưng có ai hiểu biên chế là gì chưa? Và để được biên chế thì cần phải trải qua những trình tự và chuẩn bị những thủ tục gì? Câu trả lời sẽ có trong bài biết dưới đây.
1. Biên chế là gì?
Biên chế là một cụm từ mang nghĩa của hai loại từ trong từ điển tiếng việt. Với vai trò một “động từ” thì nó dùng để biểu thị quá trình sắp xếp lực lượng theo một trật tự tổ chức nhất định. Còn với vài trò của một danh từ thì nó lại dùng để chỉ một cơ cấu của tổ chức, cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước, số lượng nhân viên, các chức danh, các mức lương…Và chúng ta đang muốn tìm hiểu theo nghĩa của một danh từ.
Vậy biên chế là gì? Hiện chưa có một định nghĩa cụ thể nào về biên chế mà vẫn chỉ hiểu nôm na mặc dù cụm từ này xuất hiện rất nhiều trong các văn bản Nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức.
Có thể hiểu đơn giản biên chế chính là số người làm việc trong một đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, biên chế được quyết định bởi chính đơn vị đó hoặc là được phê duyệt của các cấp có thẩm quyền theo đúng sự hướng dẫn của Nhà nước.
Chính vì thế mà mục tiêu được vào biên chế đã chở thàng niềm mơ ước của rất nhiều người. Được biên chế chứng tỏ sự đảm bảo ổn định công việc, được mức lương ổn định cho đến tuổi nghỉ hưu nếu như không thuộc diện bị tinh giảm biên chế hoặc tự nguyện nghỉ việc.
Các chế độ dàng cho nhân viên khi được biên chế tại các cơ quan Nhà nước:
- Căn cứ vào trình độ và bằng cấp sẽ được tăng lương dựa vào thâm niên công tác. Dựa vào đây ta có thể thấy rằng đối với những người được biên chế có trình độ đại học sẽ có mức lương cao hơn và thời gian được tăng lương sẽ nhanh hơn những người có trình độ cao đẳng, trung cấp.
- Nhân viên trong diện biên chế sẽ được tham gia thi chuyển ngạch bậc lương
- Được hưởng đầy đủ các chế độ thu thập tăng thêm
- Được cơ quan Nhà nước cử đi đào tạo, đi học thêm dựa vào chính nguồn kinh phí từ cơ quan, đơn vị sự nghiệp.
2. Phân biệt khi được biên chế với khi làm việc theo hợp đồng
Có lẽ trước khi được biên chế đã có nhiều người làm việc theo hình thức hợp đồng vì vậy đối với họ để phân biệt giữa biên chế và hợp đồng có thể rất dễ dàng. Nhưng còn đối với những người đang có nhu cầu làm trong các cơ quan Nhà nước thì đang rất mơ hồ để lựa chọn hình thức làm việc.
Về cơ bản làm việc theo biên chế có những khác biết so với làm việc theo hợp đồng ở những điểm sau:
- Khác biệt đầu tiên ở cách gọi tên và định nghĩa:
+ Biên chế là một vị trí công việc làm việc lâu dài trong cơ quan nhà nước được cơ quan chức năng phê duyệt và ra quyết định
Người làm việc trong cơ quan Nhà nước cũng là công chức, viên chức và được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ một thời gian nhất định. Hết thời gian được bổ nhiệm, sau đó không được bổ nhiệm lại hoặc bị bãi nhiệm sẽ quay trở lại làm việc công chức, viên chức bình thường
+ “Hợp đồng” ở đây cũng như loại hợp đồng lao động, làm việc trong sự quản lý của chủ sở hữu, quản lý của doanh nghiệp, người đại diện pháp luật được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động.
Trong các cơ quan nhà nước cũng có hợp đồng ngắn hạn có thể được tính theo tháng, theo năm ở một số vị trí đặc thù nhằm giải quyết các công việc tạm thời hoặc đợi được cấp thẩm quyền biên chế vị trí chức danh đang thiếu. Còn có cả loại hợp đồng dài hạn, làm việc không xác định thời hạn.
- Một số khác biệt cơ bản khác:
+ Nhân viên biên chế là những người tham gia thi công chức, viên chức tại tại một cơ quan tổ chức thi tuyển. Những người trúng tuyển sẽ có 1 năm thử việc sau đó mới chính thức trở thành cán bộ công nhân viên thuộc biên chế trong cơ quan đó. Đến lúc này, nhân viên mới được hưởng những quyền lợi, chế độ đãi ngộ, phúc lợi theo chế độ nhà nước mà nhân viên hợp đồng không được hưởng.
+ Nhân viên hợp đồng sẽ được ký hợp đồng lao động và hưởng các chể độ như trên hợp đồng đã thỏa thuận. Tuy nhiên trong quá trình làm việc thì bạn vẫn có thể được hưởng các chế độ khác mà không có trong hợp đồng tùy vào mức độ công việc sau khi bạn kí hợp đồng
Hiểu đơn giản hơn thì hợp đồng lao động sẽ có thời gian cụ thể còn biên chế là một dạng hợp đồng vô thời hạn. Và một điểm nữa có thể thấy với một nhân viên làm hợp đồng trong các cơ quan Nhà nước đặc biệt là ngành giáo viên hay các cơ quan Nhà nước cấp xã có mức thu nhập ít ỏi mà công việc lại chỉ có trong một thời gian nhất định như đã thỏa thuận trên hợp đồng.
3. Những thủ tục cần để xét tuyển biên chế
Việc vào biên chế Nhà nước đang được rất nhiều người quan tâm, họ thường xuyên cập nhật tin tức về biên chế để chuẩn bị thủ tục cho những đợt tuyển chọn biên chế. Vậy để được biên chế cần những thủ tục và yêu cầu gì?
Thủ tục để xét duyệt vào biên chế Nhà nước bạn cần chuẩn bị gồm có:
- Bạn phải kết thúc thời hạn tập sự tại cơ quan Nhà nước và báo cáo kết quả trong văn bản đáp ứng đúng những quy định của Nhà nước
- Lấy lời nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn bạn trong khoảng thời gian làm tập sự
- Lúc này người đứng đầu đơn vị sự nghiệp sẽ trực tiếp xem xét, đánh giá phẩm chất, đạo đức của bạn. Nếu bạn đạt yêu cầu thì sẽ làm văn bản đề nghị các cấp có thẩm quyền định danh viên chức bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho bạn.
Đồng thời bạn bạn phải tham gia đăng kí thi tuyển công chức, viên chức theo như quy định.
4. Những quy định về tinh giản biên chế Nhà nước năm 2024
Tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biên chế để hoàn thành mục tiêu giảm 10% biên chế năm 2024, ở năm 2024 này biên chế công chức giảm tới 5.400 người. Theo đó các cơ quan chức năng sẽ phải sắp xếp, tinh giản biên chế để đảm bảo được số lượng theo quy định.
Những đối tượng thuộc diện bị tinh giản biên chế năm 2024 bao gồm:
- Dư thừa do sắp xếp rà soát lại bộ máy nhân sự tại các cơ quan Nhà nước
- Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ nhưng không được bố trí vị trí làm việc khác để thay thế
- Đang làm việc tại vị trí hiện tại nhưng sau khi rà soát thất chuyên ngành đào tạo không phù hợp nên hiệu quả làm việc không đạt yêu cầu, nhưng không thế bố trí sang vị trí phù hợp với khả năng do không còn vị trí trống
- Trong thời gian 2 năm liên tiếp xét tinh giản biên chế mà viên chức có 1 năm đánh giá hoàn thành nhiệm vụ, năm còn lại đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không sắp xếp được vị trí làm việc phù hợp
- Các cán bộ công chức, viên chức lãnh đạo thôi chức vụ sắp xếp của bộ máy theo quyết định của cơ quan thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan quản lý đồng ý
Mặc dù bị tinh giản biên chế theo quy định nhưng những người này vẫn được hưởng các chế độ dành cho người tinh giản biên chế như là:
- Đối với người về hưu trước tuổi:
+ Được trợ cập 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi
+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội
+ Được trợ cấp ½ tháng lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội, kể từ năm thức 21 trở đi
- Đối với người sau khi nghỉ tại cơ quan Nhà nước đi làm tại tổ chức không hưởng lương thường uyên từ ngân sách:
+ Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng
+ Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH
- Đối với người thôi việc ngay: Là những người nằm trong diện biên chế nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuôi, nếu thôi việc ngay sẽ được hưởng các khoản trợ cấp như sau:
+ Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm
+ Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm
- Đối với người thôi việc đi học nghề
Người thuộc diện tinh giản biên chế, tuổi đời dưới 45 tuổi, có nguyện vọng đi học nghề để tìm việc làm mới được hưởng các chế độ:
+ Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng BHXH trong thời gian đi học. Thời gian hưởng tối đa 06 tháng
+ Trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng sau khi kết thúc học nghề
+ Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác đóng BHXH
Việc làm công chức - viên chức tại Hồ Chí Minh
Với nhưng thông tin cơ bản trên đây chắc chắn đã giúp bạn hiểu được tinh giản biên chế là gì. Đồng thời cũng giúp bạn củng cố thêm kiến thức khi bạn đang làm việc đã thuộc diện biên chế cần tìm hiểu về những đối tượng trong diện tinh giản biên chế.
2245 0