Giải đáp cho bạn công thức tính thuế tncn excel đơn giản nhất?
Theo dõi work247 tạiNộp thuế là nghĩa vụ của mỗi công dân, là nguồn thu quan trọng trong ngân sách nhà nước để đảm bảo quyền lợi của công dân và góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp. Có rất nhiều các loại thuế được Nhà nước quy định, trong đó có một loại thuế đã xuất hiện từ lâu đó là thuế thu nhập cá nhân. Vậy làm thế nào để biết được công thức tính thuế tncn đơn giản nhất? Hãy theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.
1. Khái niệm thuế tncn?
Có thể hiểu đơn giản nhất thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế được trích từ khoản tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác mà người lao động có thu nhập phải nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính toán các khoản giảm trừ.
Tuy nhiên trong Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân đã sửa đổi và bổ sung năm 2024 thì thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng cho các đối tượng là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh phạm vi bên trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam nhưng không cư trú tại lãnh thổ Việt Nam.
Thông thường sẽ có hai cách tính thuế thu nhập cá nhân bằng thủ công hoặc tính trên file excel. Tuy nhiên hiện nay file excel được coi là công cụ hữu ích và thuận tiện để người dùng có thể tính toán dữ liệu nhanh, chính xác với hàng triệu ô tính mà không cần đến máy tính hay bất kỳ thiết bị nào hỗ trợ.
Vậy nên độc giả hay theo dõi kỹ nội dung dưới đây để có thể biết công thức tính thuế tncn excel dễ dàng nhất.
2. Thuế thu nhập cá nhân sẽ áp dụng với các loại thu nhập nào?
Có bao nhiêu khoản thu được tính bằng công thức tính thuế tncn excel? Câu trả lời là có 10 khoản thu nhập dựa theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2024/NĐ-CP:
1-Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
-Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động bao gồm:
+Thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu có tính chất tiền lương hay tiền công dưới hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
+Số tiền được phụ cấp, trợ cấp.
+Tiền thù lao thuộc những loại sau: tiền hoa hồng của đại lý bán hàng, tiền hoa hồng từ môi giới, tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tiền nhận được từ tham gia dự án, đề án, tiền nhuận bút được pháp luật quy định, tiền tham gia từ các hoạt động giảng dạy, tiền tham gia từ các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể thao , tiền dịch vụ quảng cáo và các loại thù lao khác.
+Tiền nhận được khi tham gia các hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, bạn kiểm soát doanh nghiệp, hội đồng quản lý, ban quản lý dự án, các hội nghề nghiệp và hiệp hội cùng tổ chức khác.
+Các khoản lợi ích mà người nộp thế được hưởng dưới dạng tiền hoặc không phải tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả, cụ thể:
Tiền sinh hoạt như tiền nhà ở, tiền điện, nước và dịch vụ kèm theo nếu có.
Số tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo nếu có đối với nhà ở sẽ do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo thực tế trả hộ (không quá 15%) tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị trả thu nhập.
Khoản tiền mà người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm không bắt buộc khác (có tích lũy phí bảo hiểm)
Các khoản lợi ích khác người sử dụng lao động chi trả cho người lao động gồm: chi cho các ngày nghỉ lễ, thuê dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh cá nhân hay một nhóm, chi cho người giúp việc gia đình hay làm các công việc khác theo hợp đồng.
Các khoản thưởng dưới hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền (kể cả chứng khoán)
2-Thu nhập từ kinh doanh
-Các thu nhập bắt nguồn từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực sau:
+ Sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ mọi lĩnh vực, ngành nghề đã được pháp luật quy định như: sản xuất kinh doanh hàng hóa, vận tải xây dựng, kinh doanh nhà hàng ăn uống, dịch vụ cho thuê đất đai, nhà ở, tài sản khác…
+ Hoạt động hành nghề của cá nhân trong lĩnh vực đã được cấp phép hoặc chứng chỉ hành nghề mà pháp luật quy định.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh nông – lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản ( nếu không đủ điều kiện được miễn thuế)
3-Thu nhập từ việc đầu tư vốn
-Đây là khoản thu nhập cá cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư vốn, cụ thể hình thức như sau:
+Khoản tiền lãi nhận được từ việc cho các doanh nghiệp và tổ chức hay hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm cá nhân vay hoặc thỏa thuận vay.
+Cổ tức thu được từ hoạt động góp vốn mua cổ phần
+Lợi tức thu được từ việc tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp như TNHH,hơp danh, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và một số hình thức kinh doanh khác, do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng, góp vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ khác. Tất cả các hoạt động trên đều phải hoạt động theo quy định của pháp luật.
+Phần tăng thêm của giá trị vốn góp khi doanh nghiệp rút vốn, giải thể hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tác riêng, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp.
+Thu nhập từ lãi tín phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá trị khác do các tổ chức trong nước phát hành.
+Các khoản thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, góp vốn đầu tư bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế hoặc bằng danh tiếng, hiện vật.
+Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu hoặc lợi tức ghi tăng vốn.
4-Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
-Đây là khoản thu nhập cá nhân nhận được từ việc chuyển nhượng vốn bao gồm các nguồn thu nhập sau:
+Từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế và tổ chức khác.
+Từ chuyển nhượng chứng khoán gồm: thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định ở khoản 1 Điều 6 Luật chứng khoán. Theo quy định được nêu ra ở Khoản 2 Điều 6 Luật chứng khoán và Điều 120 Luật doanh nghiệp thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân sẽ trực thuộc công ty Cổ phần.
5-Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
-Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản bao gồm các hoạt động:
+Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai
+Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai, tài sản gắn liền với đất như nhà ở (bao gồm cả nhà hình thành trong tương lai), kết cấu hạ tầng và công trình xây dựng ( kể cả công trình hình thành trong tương lai) gắn liền với đất, các tài sản gắn liền với đất bao gồm nông- lâm- ngư nghiệp.
+Chuyển nhượng quyền thuê đất đai và thuê mặt nước.
+Góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo luật.
+Uỷ quyền quản lý bất động sản theo quy định của pháp luật
+Chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức
6-Thu nhập từ trúng thưởng
-Là khoản tiền hay hiện vật cá nhận thu được nhờ trúng thưởng, cụ thể như sau:
+Số tiền trúng thưởng do các công ty sổ xố phát hành trả
+Số tiền trúng thưởng nhận được từ các khuyến mãi khi tham gia mua bán hàng hóa và dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại
+Số tiền trúng thưởng bằng các hoạt động cá cược, đặt cược mà pháp luật cho phép
+Số tiền trúng thưởng trong các cuộc thi, trò chơi do tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính sự nghiệp và các đoàn thể, tổ chức, cá nhân tổ chức.
7-Thu nhập từ việc nhận thừa kế
-Khoản tiền nhận được theo di chúc để lại hoặc thừa kế theo pháp luật quy định, cụ thể:
+Thừa kế chứng khoán bao gồm cổ phiếu, tín phiếu, quyền mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác dựa theo Luật chứng khoán. Cổ phần của cá nhân trong công ty theo Luật doanh nghiệp quy định.
+Thừa kế phần vốn trong các cơ sở kinh doanh, tổ chức kinh tế gồm vốn góp trong công ty TNHH, công ty hợp danh, hợp tác xã, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh của tư nhân, vốn từ các hiệp hội, quỹ được thành lập theo quy định của pháp luật. Nếu là doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh của tư nhân thì sẽ là toàn bộ cơ sở kinh doanh.
+Bất động sản gồm quyền sử dụng đất và các tài sản liên quan đến đất, quyền sở hữu nhà ở (kể cả trong tương lai), quyền thuê đất và mặt nước cùng các khoản thu nhập khác từ thừa kế là bất động sản dưới bát kỳ hình thức nào.
+Các tài sản khác phải đăng ký quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu với cơ quan quản lý Nhà nước.
8-Thu nhập từ quà tặng
Là khoản thu nhập mà cá nhận nhận được từ cá nhân, tổ chức nội địa hay nước ngoài, cụ thể:
-Với quà tặng là chứng khoán gồm có cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ, các loại chứng khoán khác theo Luật chứng khoán quy định, cổ phần của cá nhân trong doanh nghiệp cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp.
+Với quà tặng là phần vốn trong các cơ sở kinh doanh và tổ chức kinh tế gồm có vốn trong công ty TNHH, công ty hợp danh, hợp tác xã, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân hoặc cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật, toàn bộ cơ sở kinh doanh là tài sản của cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân.
+Với nhận quà tặng là bất động sản gồm: quyền sử dụng đất và tài sản liên quan đến đất, quyền sở hữu nhà ở (kể cả hình thành trong tương lai), kết cấu hạ tầng và công trình xây dựng gắn liền với đất (kể cả trong tương lai), quyền thuê đất và mặt nước cùng các khoản thu nhập khác được thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức.
+Với nhận quà tặng là tài sản khác phải có đăng ký quyền sở hữu hoặc sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước.
9-Thu nhập từ bản quyền
Là loại thu nhập nhận được từ hoạt động chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ dựa trên Luật sở hữu trí tuệ, thu nhập từ việc chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ.
10-Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
-Là khoản thu nhập cá nhân được nhận từ các hợp đồng nhượng quyền thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo điều kiện của bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.
3. Một số khoản thu nhập không tính vào thuế thu nhập cá nhân
-Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần cho người có công theo quy định của pháp luật.
-Trợ cấp hàng tháng và một lần cho các đối tượng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, tham gia kháng chiến, nhiệm vụ quốc tế và thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
-Phụ cấp an ninh quốc phòng, trợ cấp của lực lượng vụ trang
-Phụ cấp độc hại, nguy hiểm với những ngành nghề phải chịu yếu tố nguy hiểm, độc hại tới sức khỏe và tính mạng.
-Phụ cấp khu vực, trợ cấp thu hút.
-Trợ cấp tai nạn trong quá trình lao động và bệnh nghề nghiệp. trợ cấp cho trường hợp khó khăn đột xuất, trợ cấp cho người sinh con hoặc nhận nuôi con, hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức, phục hồi sau thai sản.
-Trợ cấp một lần cho đối tượng công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
-Phụ cấp đối với ngành nghề đặc thù hoặc nhân viên y tế thôn bản
(Lưu ý: Tất cả mọi loại phụ cấp và trợ cấp đều không tính vào thuế thu nhập cá nhân phải được quy định bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền)
-Mức khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, trang phục, điện thoại cho người lao động làm việc tại các tổ chức kinh doanh và văn phòng đại diện áp dụng như sau:
Chi trang phục:
Phần chi trang phục bằng hiện vật không có hóa đơn chứng từ cho người lao động sẽ được tính toàn bộ vào chi phí.
Bằng tiền không vượt quá 5 triệu/người/năm cho người lao động.
Chi bằng cả tiền và hiện vật thì tối đa mức chi bằng tiền không được vượt quá 5 triệu/ người/ năm, với hiện vật phải có hóa đơn chứng từ.
+Tiền ăn trưa và ăn thêm giữa ca của nhân viên
Khoản tiền sử dụng để tổ chức cho người lao động ăn trưa, ăn giữa ca.
Mức chi không được vượt quá số tiền 730.000 đồng/ người/ tháng nếu công ty không nấu ăn trưa.
+Công tác phí:
Trường hợp công ty khoán tiền ăn ở đi lại phụ cấp cho người lao động đi công tác theo đúng quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của công ty thì tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền ăn ở đi lại và phụ cấp.
Nếu trong quy chế tài chính, quy chế nội bộ công ty quy định thì được phép miễn thuế TNCN theo quy định đó.
+Tiền điện thoại: khoản tiền này sẽ thực hiện theo quy định ghi trong hợp đồng lao động hay quy chế tài chính của công ty.
+Tiền xe đưa đón, tiền thưởng
Tiền chi cho phương tiện phục vụ đưa đón nhân viên đi làm
Tiền chi cho việc đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề cho người lao động
Các khoản tiền thưởng danh hiệu do Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo hình thức khen thưởng.
Các khoản lợi ích dưới hình thức tiền hoặc không bằng tiền
+Người sử dụng lao động mua bảo hiểm không bắt buộc không có tích lũy về phí bảo hiểm cho người lao động thì khoản tiền phí mua bảo hiểm không tính vào thuế bảo hiểm.
+Khoản phí hội viên: Với thẻ sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính thuế thu nhập cá nhân.
+Các khoản lợi ích khác
Khoản hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo của cá nhân hoặc người thân của cá nhân đó.
Khoản tiền được nhận khi sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng và đoàn thể.
Khoản tiền được nhận theo chế độ nhà ở công vụ
Khoản tiền được tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi cho đám hiếu, hỉ cho cá nhân và thân nhân người lao động.
Việc làm kế toán tại Hồ Chí Minh
4. Công thức tính thuế tncn excel đơn giản nhất
4.1. Để có thể tính được thuế tncn trên file excel bạn phải có đủ những nội dung sau để hoàn thành bảng excel tính thuế
1. Tên của tất cả các nhân viên trong bảng lương bao gồm cả những cá nhân chưa đạt mức khấu trừ thuế tncn.
2. Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – các khoản không chịu thuế
3. Số lượng người phụ thuộc lấy từ mẫu khai đăng ký giảm trừ gia cảnh
4. Bảo hiểm bắt buộc đăng ký trong bảng lương
5. Tổng = khấu trừ cá nhân + khấu trừ thân nhân + bảo hiểm bắt buộc
6. Thu nhập chịu thuế = ITC – tổng các khoản khấu trừ
7. Thuế thu nhập cá nhân phải được khấu trừ = thuế suất được tính theo biểu lũy tiến tưng phần * TNTT
4.2. Chi tiết công thức tính thuế tncn theo năm
-Dựa vào công thức tính thuế tncn excel, đối với người lao động ký hợp đồng lao động 3 tháng trở lên.
Khấu trừ 10%: không áp dụng với cá trường hợp chưa ký kết hợp đồng hoặc đã ký nhưng dưới 3 tháng cùng mức thu nhập là 2 triệu đồng/ lần trở lên.
Khấu trừ 20%: áp dụng với các cá nhân là người nước ngoài thuế tncn sẽ được tính bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương x thuế suất 20%.
-Đối với người lao động đã ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên (bao gồm cả người lao động có hợp đồng 3 tháng trở lên và người cư trú có hợp đồng lao động 3 tháng trở lên làm việc trước khi hợp đồng kết thúc), các cá nhân và tổ chức luôn áp dụng thuế khấu trừ theo niểu thuế lũy tiến từng phần để trả thu nhập theo quy định.
-Công thức tính thuế tncn excel áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần cho thu nhập kinh doanh, tiền lương cùng tiền công:
Cấp 1: Thu nhập 5 triệu đồng, thuế suất 5%
Cấp 2: Thu nhập từ 5-10 triệu đồng, thuế suất 10%
Cấp 3: Thu nhập từ 10-18 triệu đồng, thuế suất 15%
Cấp 4: Thu nhập từ 18-32 triệu đồng, thuế suất 20%
Câp 5: Thu nhập từ 32-52 triệu đồng, thuế suất 25%
Cấp 6: Thu nhập từ 52-80 triệu đồng, thuế suất 30%
Cấp 7: Thu nhập 80 triệu đồng, thuế suất 35%
Chúng ta có thể dùng công thức theo biểu suất thuế lũy tiến từng phần hoặc dùng công thức hàm IF lồng:
=IF(N12>80000000;N12*35%-9850000;IF(N12>52000000;N12*30%-5850000;IF(N12>32000000;N12*25%-3250000;IF(N12*20%-1650000;IF(N12*15%-750000;IF(N12>5000000;N12*10%-250000;IF(N12>0;N12*5%;0)))))))))))))
-Công thức tính thuế tncn excel với người không ký hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 3 tháng và tổng thu nhập từ 2 triêu đồng/giờ trở lên.
+Đối với đối tượng cư trú, áp dụng thuế suất theo công thức thuế tncn phải nộp bằng 10% tổng thu nhập.
+Dành cho người không có hợp đồng làm việc
Các cá nhân không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng thuế tncn sẽ tính như sau:
Thuế tncn phải nộp = mức thu nhập chịu thuế x 10%
Các cá nhân không cư trú sẽ tính thuế tncn như sau: Thuế tncn phải nộp = thu nhập chịu thuế x 20%.
Bài viết trên đây là tổng hợp những kiến thức về công thức tính thuế tncn excel mới nhất. Hy vọng sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích cho độc giả.
2479 0