GMP trong thực phẩm là gì? Thông tin cơ bản về chứng nhận GMP

Theo dõi work247 tại
Hà Ngọc Nhi tác giả work247.vn Tác giả: Hà Ngọc Nhi

 Sản xuất và chế biến thực phẩm ồ ạt như hiện nay đã và đang khiến nhiều người dùng nghi ngờ về chất lượng của chúng. Có một chứng nhận giúp người tiêu dùng có thể nhận diện các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng. Vậy chứng nhận đó là gì? Khám phá bài viết GMP trong thực phẩm là gì, bạn sẽ có được câu trả lời.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. GMP trong thực phẩm là gì?

GMP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Good manufacturing practice có nghĩa là thực hành sản xuất tốt. Chứng chỉ ra đời nhằm đảm bảo sản phẩm sau khi được sản xuất đều đạt được chất lượng nhất định theo tiêu chuẩn đã đề ra.

GMP ra đời như một biện pháp để giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Một số rủi ro có thể kế đến như nguyên liệu không đảm bảo, ô nhiễm nguồn nguyên phụ liệu, ô nhiễm nước, môi trường sản xuất… 

Khi muốn mua một mặt hàng nào đó, nhất thiết bạn cần phải biết được bộ nhận diện của sản phẩm, nhãn mác biểu thị hoặc cảnh báo một yếu tố nào đó dẫn đến hiểu lầm về công dụng hoặc cách sử dụng sản phẩm, dẫn đến những tác dụng phụ hoặc hiệu quả không được như mong muốn.

GMP trong thực phẩm là gì?
GMP trong thực phẩm là gì?

GMP bao gồm nhiều khía cạnh của công đoạn sản xuất, bắt nguồn từ kiểm soát nguyên liệu đầu vào như hóa chất, dược liệu, nước, bao bì đóng gói… đến các trang thiết bị và cơ sở phục vụ sản xuất. Bất kể một sai phạm nào đó xảy ra trong quá trình sản xuất đều có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng.

Một nhà máy đạt được chứng chỉ GMP là nhà máy phải có hệ thống kiểm soát đạt chuẩn các vật tư và nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất.

Xem thêm: Quản trị thực phẩm là gì? Nhiệm vụ cụ thể của quản trị thực phẩm

2. Điều kiện để đạt chuẩn GMP trong thực phẩm

Giống như các chứng nhận chất lượng sản phẩm khác, chứng nhận GMP cũng đưa ra những chỉ tiêu xét duyệt để cân nhắc liệu một nhà máy như nào thì có thể đạt được chứng nhận thực hành sản xuất tốt. Dưới đây work247 tổng hợp những yêu cầu cũng như điều kiện tiên quyết để xác nhận nhà máy nào đó có thể nhận được chứng nhận này không.

2.1. Nhà xưởng và trang thiết bị chế biến

Nhà xưởng và trang thiết bị chế biến
Nhà xưởng và trang thiết bị chế biến

Theo mô tả về điều kiện nhà xưởng và trang thiết bị chế biến trong GMP, các phân khu nhà xưởng và trang thiết bị phục vụ hoạt động chế biến sản phẩm đều phải được thiết kế và lắp đặt theo đúng quy chuẩn trình tự dây chuyền công nghệ. Các nhà xưởng trong doanh nghiệp cần phải phân khu rõ ràng, mỗi khu sẽ ứng với một số chức năng nhất định như khu bảo quản nguyên liệu, khu chế biến, khu đóng gói, khu lưu trữ và bảo quản hàng hóa… Những quy định đối với việc phân tách như vậy sẽ đảm bảo quy trình sản xuất chế biến được phân định. tránh gây lẫn lộn giữa thành phẩm với bán thành phẩm, nguyên liệu sản xuất, hóa chất sử dụng , phế liệu sau sản xuất…

2.2. Điều kiện vệ sinh

Điều kiện vệ sinh là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Việc đưa ra các tiêu chuẩn vệ sinh nhằm đảo bảo quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng. Với điều kiện này, không gian nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, phương tiện sản xuất, chất lượng nguyên liệu đầu vào… Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất thì việc vệ sinh và đưa các chất thải, phụ phẩm ra môi trường cũng phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh gây hại cho môi trường sống bên ngoài.

2.3. Quá trình sản xuất chế biến

Quá trình sản xuất chế biến
Quá trình sản xuất chế biến

Quy trình sản xuất chế biến phải là quy trình đạt chuẩn, trước khi chế biến nguyên liệu cần phải được kiểm soát chất lượng, trong quá trình chế biến cần giám sát hoạt động vệ sinh nghiêm ngặt, có các biện pháp phòng ngừa và diệt trừ các yếu tố có thể gây bẩn môi trường trong nhà xưởng. Nếu là phòng thí nghiệm hoặc phòng nghiên cứu các chỉ tiêu về hóa sinh cần có thêm quy trình bảo vệ, phòng tránh lây nhiễm ra môi trường bên ngoài.

2.4. Sức khỏe người lao động

Người lao động là người trực tiếp làm việc tại các công xưởng, nhà máy, tham gia quá trình chế biến tạo ra sản phẩm do đó họ cần phải đảm bảo sức khỏe trước khi bước vào phòng sản xuất. Các đơn vị sản xuất trước khi tổ chức hoạt động sản xuất chế biến sản phẩm cần phải đảm bảo những người lao động trực tiếp trong quy trình đều có chứng nhận sức khỏe bình thường, không chứa các bệnh truyền nhiễm. Trong trường hợp phát hiện các căn bệnh có thể truyền nhiễm thì ngay lập tức các cơ sở sản xuất cần chủ động tách người bị bệnh, hỗ trợ điều trị cách ly và khử khuẩn cho cơ sở tránh lây lan sang sản phẩm, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. 

Bên cạnh đó, người lao động cũng cần phải được trang bị quần áo và thiết bị bảo hộ để bảo đảm sức khỏe cho người lao động và chất lượng của sản phẩm.

2.5. Bảo quản và phân phối sản phẩm

Bảo quản và phân phối sản phẩm
Bảo quản và phân phối sản phẩm

Trong khâu bảo quản sản phẩm, tiêu chuẩn GMP có đề cập đến việc tránh các tác nhân lý hóa trực tiếp từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm… ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 

2.6. Phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP

Đối tượng kiểm soát là: người lao động tham gia vào quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm, nhà xưởng sản xuất, thiết bị sản xuất, quy trình sản xuất.

Đối tượng kiểm tra: nguyên phụ liệu đầu vào, các bán thành phẩm, thành phẩm, thao tác của công nhân sản xuất…

Bên cạnh đó còn có các đánh giá liên quan đến quy trình xử lý sản phẩm lỗi, hoạt động giải quyết khiếu nại của khách hàng, hoạt động kiểm soát hồ sơ dữ liệu…

Xem thêm: Chuỗi cung ứng thực phẩm là gì và quy trình cung ứng ra sao?

3. Lợi ích của chứng nhận GMP trong thực phẩm

Lợi ích của chứng nhận GMP trong thực phẩm
Lợi ích của chứng nhận GMP trong thực phẩm

Thoáng qua bề ngoài, chúng ta có thể nhận ra ngay chứng nhận GMP ra đời đã và đang bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo người tiêu dùng được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng, không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Tuy nhiên khi áp dụng chứng nhận này, doanh nghiệp cũng sẽ cải thiện được một cách toàn diện dành cho hoạt động sản xuất của mình, từ đó đem lại những lợi ích có thể nhìn thấy như sau:

- Chứng nhận này là định hướng trong toàn bộ quá trình sản xuất, từ việc sử dụng nguyên liệu ra sao, chất lượng nguyên liệu phải như thế nào, tiêu chuẩn để các cơ sở có thể được sử dụng để phục vụ hoạt động sản xuất phải đảm bảo được những yếu tố gì?

- Chứng nhận cũng hướng dẫn cách một doanh nghiệp vận hành và quản lý cơ sở chế biến sản xuất đạt chuẩn.

- Đây là chứng nhận được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước, do đó doanh nghiệp có thể coi chứng nhận này như một cách để khẳng định niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của mình.

- Quy chuẩn GMP cũng đưa ra các tiêu chí quan trọng để có thể vận hành một xưởng sản xuất an toàn, kiểm soát rủi ro và ngăn ngừa rủi ro một cách chính xác và hiệu quả.

- Không chỉ có chứng nhận GMP, doanh nghiệp cũng cần đặt ra mục tiêu đạt được những chứng nhận chất lượng khác như HACCP, ISO 22000 mà tại đó, chứng nhận GMP chính là tiền để.

Như vậy bạn đã biết GMP trong thực phẩm là gì và tại sao tiêu chuẩn này lại cần thiết đối với các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm. Bất kỳ ngành hàng nào được mở ra, GMP chính là một phần quan trọng để vận hành và phát triển một khu chế biến sản phẩm chất lượng cao. Với việc tuân thủ các yêu cầu trong chứng nhận GMP, các cơ sở sản xuất sẽ không ngừng nỗ lực để tạo ra môi trường làm việc an toàn, chất lượng, từ đó cung ứng ra thị trường các sản phẩm tốt dành cho người tiêu dùng. Có thể nói GMP là tiêu chuẩn mà mỗi cơ sở hay doanh nghiệp khi tham gia vào ngành hàng sản xuất thực phẩm nên phấn đấu có được.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem538 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT