Tại chức là gì? Bằng tại chức có ưu thế hơn như thế nào?
Theo dõi work247 tạiĐể đáp ứng nhu cầu của xã hội, rất nhiều trường đại học cao đẳng đã mở thêm khoa tại chức để phục vụ những đối tượng vừa học vừa làm. Lựa chọn học tại chức có phải là quyết định đúng đắn? Độc giả hãy cùng Hằng Lê đi tìm hiểu những thông tin xoay quanh khái niệm tuy cũ mà mới này nhé.
1. Tại chức là gì?
Tại chức là một phương thức đào tạo hiệu quả với những người đã có công việc nhưng vẫn muốn có tấm bằng đại học để thăng tiến trong công việc, có một mức lương cao hơn, hay để hoàn thiện kiến thức chuyên môn. Khái niệm “tại chức là gì?” xuất hiện sau khi nước ta được giải phóng, là hình thức học nhằm phục vụ những cán bộ đã phải tạm dừng việc học để tham gia vào công cuộc chiến đấu vì Tổ quốc. Tuy nhiên hiện nay hình thức này thường bị coi là “không chính quy”.
2. Gía trị của tấm bằng tại chức trong thời đại ngày nay?
Kinh tế - Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi nguồn lực cũng phải chất lượng hơn. Doanh nghiệp hiện nay chú trọng nhiều vào năng lực cùng kinh nghiệm làm việc của nhân viên thay vì để ý quá nhiều về bằng cấp. Tuy nhiên nếu như đã có kinh nghiệm trong công việc cộng thêm tấm bằng đại học chứng tỏ quá trình học hỏi nghiên cứu sâu về chuyên ngành thì không thể phủ nhận rằng trình độ của bạn trong mắt lãnh đạo cũng sẽ được nâng cao hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp hay thuận lợi hơn trong việc “nhảy” sang một lĩnh vực mới.
Mỗi con người đều có tấm bản đồ sự nghiệp riêng trên hành trình dẫn tới thành công của họ. Có người thành công nhờ con đường học vấn xán lạn, có người lại nắm lấy cơ hội kinh doanh để phát triển mà không học đại học để theo đuổi đam mê thực sự của mình… Nhưng để thành công mà không bước qua ngưỡng cửa đại học, theo cách này hay cách khác luôn cần một sự nỗ lực hơn cả. Thực tế ở Việt Nam có rất nhiều các doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp tư nhân khác vẫn yêu cầu cần có tấm bằng đại học. Đào tạo đại học ở Việt Nam có 3 hình thức chính quy, tại chức và liên thông. Thế nhưng có nhiều người vẫn mơ hồ với câu hỏi “tại chức là gì và giá trị của nó”. Nếu như trước đây bằng tại chức vẫn có phần yếu thế hơn so với bằng chính quy thì hiện nay những ai vừa đi làm vừa có nhu cầu học tại chức để lấy tấm bằng đại học có thể tự tin rằng bằng tại chức cũng có giá trị y như bằng chính quy kể từ ngày 01/07/2024. Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi để bổ sung điều luật trên vào Luật giáo dục đại học tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV ngày 19/11/2024 trong đó có 84,12% đại biểu quốc hội nhất trí.
Có thể thấy rằng Quốc hội đã bắt đầu đưa ra những giải pháp nhằm mang lại cơ hội xin việc và sự công nhận văn bằng ngang nhau cho tất cả các hình thức đào tạo, giải quyết phần nào lo lắng cho những người có ý định học tại chức.
Việc làm báo chí - truyền hình
3. Sự phân biệt vô hình giữa hai loại bằng cấp
Theo cuộc khảo sát thực tế, vẫn có sự chênh lệch khi nói đến việc đào tạo tại chức so với chính quy, mặc dù Quốc hội đã tuyên bố vào tháng 07/2024 rằng hai loại văn bằng này có giá trị tương đương và cho rằng bằng đại học chính quy luôn có giá trị lớn hơn tầm bằng tại chức, vì một số lý do.
Đào tạo hệ tại chức là gì? Với Đại học tại chức khi nhìn vào quá trình tuyển sinh không thể phủ nhận các trường vẫn chấp nhận lấy điểm đầu vào thấp hơn hẳn so với hệ đại học chính quy. Có thể do ưu ái hơn với những người đang đi làm, không có nhiều thời gian chuyên tâm hoàn toàn vào việc học. Công tác tuyển sinh đầu vào vì thế cũng lỏng lẻo và ít được báo đài quan tâm. Việc kiểm soát chất lượng đầu ra của bằng tại chức cũng vì thế mà ít được chú trọng hơn.
Với Đại học chính quy: Công tác tuyển sinh đầu vào công văn tuyển sinh được công bố rộng rãi từ nhiều tháng trước khi kỳ thi diễn ra với những thông tin về nội dung công tác tuyển sinh, Ban chỉ đạo tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh các đơn vị. Trên các phương tiện truyền thông báo đài luôn cập nhật sát sao tình hình tuyển sinh của các trường, tiêu chuẩn dự tuyển, lịch thi, hướng dẫn tuyển thẳng, ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh, các giấy tờ cần đem theo khi nhập học… Tiêu chuẩn kiến thức – kỹ năng cả đầu ra lẫn đầu vào chắc chắn gắt gao hơn so với thi tại chức. Có thể nói kỳ thi đại học chính quy là một kỳ thi vô cùng quan trọng với phần lớn các bạn học sinh hiện nay. Cũng vì “được quan tâm” hơn nên khi các doanh nghiệp tuyển dụng ứng viên nhìn vào tấm bằng chính quy họ cũng có niềm tin hơn là với tấm bằng tại chức.
Bởi vì suy cho cùng tấm bằng đại học là để đánh giá năng lực học hỏi nghiên cứu kiến thức cho nên không giống như Việt Nam, ở các phương Tây sự tương đương giữa hai tấm bằng mang một giá trị “thật”. Chất lượng đào tạo, dịch vụ và nguồn lực của cả hai loại bằng cấp đều được các trường đầu tư như nhau. Có khác là sinh viên đi học hệ tại chức sẽ phải dành nhiều thời gian tự học hơn sinh viên học hệ chính quy bởi họ còn phải đi làm. Pháp, Úc, Hoa Kỳ… đều là những nước có trình độ đào tạo thuộc loại tốt trên thế giới, họ chú trọng đầu ra của sinh viên, là những sản phẩm được họ đầu tư bằng cả trình độ và tâm huyết nên sẽ không có sự khác biệt giữa đầu ra của bằng tại chức hay bằng chính quy.
Đó là một sự tiến bộ mà Việt Nam chúng ta phải học hỏi và có tư duy đúng đắn hơn trong việc tuyển sinh và đào tạo.
4. Gợi ý các trường đào tạo tại chức chất lượng hiện nay
Hiện nay không ít các trường đại học mở thêm đào tạo tại chức nhằm tạo điều kiện cho những bạn vừa đi học vừa đi làm. Dưới đây là những gợi ý về danh sách các trường đại học mà bạn có thể tham khảo:
Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh
Trường Đại học Giao thông vận tải
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Trường Đại học Thương mại
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Trường Đại học Luật
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trường Đại học Y Hà Nội
Trường Đại học Thủy lợi
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Trên đây là một số thông tin xung quanh khái niệm tại chức là gì mà Hằng Lê thu thập được, hy vọng có thể giúp ích cho độc giả có những góc nhìn mới mẻ hơn và lựa chọn đa dạng hơn nếu có định hướng học tại chức.
937 0