Phí và lệ phí là gì? Phí và lệ phí được phân biệt như thế nào?
Theo dõi work247 tạiPhí và lệ phí là hai cụm từ mà chắc chắn bạn gặp rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày thế nhưng có rất nhiều người không buồn để ý và thậm chí cho rằng phí và lệ phí là một, không có gì khác biệt. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn thay đổi quan điểm đó và hiểu phí và lệ phí và gì, biết cách phân biệt phí và lệ phí như thế nào, và có thêm thông tin về các quy định liên quan đến phí và lệ phí.
1. Phí là gì?
Phí là khoản tiền mà tổ chức hoặc cá nhân cần phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí, mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công.
Các loại phí được phân loại dựa trên lĩnh vực tác động, có 13 nhóm và 89 loại chính, được quy định trong Luật phí và lệ phí như sau:
- Phí thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, đầu tư, xây dựng
- Phí thuộc lĩnh vực ngoại giao
- Phí thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng
- Phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải
- Phí thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông
- Phí thuộc lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch
- Phí thuộc lĩnh vực y tế
- Phí thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường
- Phí thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ
- Phí thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
- Phí thuộc lĩnh vực tư pháp
- Phí trong các lĩnh vực khác: Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật; phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức; phí thẩm định cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật; phí xác minh giấy tờ, tài liệu
2. Lệ phí là gì?
Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho cơ quan nhà nước khi được cung cấp dịch vụ công, khoản tiền này dùng để phục vụ cho việc quản lý nhà nước.
Các loại lệ phí cũng được phân loại dựa trên lĩnh vực tác động, có 5 loại lệ phí và 64 loại chính, đã được quy định trong Luật phí và lệ phí 2024, cụ thể như sau:
- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân
- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất, kinh doanh
- Lệ phí nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia
- Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác
3. Phí và lệ phí được phân biệt như thế nào?
Phí và lệ phí mặc dù cùng là khoản tiền cần phải nộp nhưng rõ ràng là giữa chúng cần có sự phân biệt rõ ràng. Vậy phí và lệ phí được phân biệt như thế nào? Có những tiêu chí gì để phân biệt.
Tiêu chí thứ nhất để phân biệt đó là mục đích của việc nộp phí, lệ phí:
- Đối với phí, đây là khoản tiền được dùng với mục đích bù đắp một phần chi phí đã bỏ ra để thực hiện hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ công ngoài khoản tiền mà ngân sách Nhà nước đã chi ra để hỗ trợ một cách trực tiếp.
- Đối với lệ phí, khoản tiền này dùng vào mục đích đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước, đảm bảo quyền lợi về hành chính pháp lý cho người nộp chứ không dùng vào mục đích bù đắp.
Tiêu chí thứ hai để phân biệt đó là nguyên tắc xác định mức thu:
- Đối với phí, đây là khoản tiền dùng để vào mục đích chính bù đắp chi phí nên nguyên tắc xác định mức thu là bảo đảm phải bù đắp được chi phí, có tính toán kĩ càng đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ.
- Đối với lệ phí, đây là khoản tiền phải được ấn định trước, không dùng vào việc bù đắp chi phí, riêng lệ phí trước bạ được tính bằng phần trăm trên giá trị tài sản.
Tiêu chí thứ ba để phân biệt phí và lệ phí đó là những nơi có thẩm quyền thu phí và lệ phí, bạn cần phải biết rõ về điều này để tránh mất tiền oan và có thể khiếu nại nếu khoản tiền bạn phải nộp là sai quy định của pháp luật.
- Đối với phí, có 3 nơi có thẩm quyền thu phí, bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước
+ Đơn vị hành chính sự nghiệp
+ Các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân
- Ngược lại, đối với lệ phì thì chỉ có cơ quan nhà nước mới được có thẩm quyền thu phí.
Tiêu chí thứ tư để phân biệt hai khoản tiền này đó là việc nộp, thu và quản lý phí và lệ phí, cụ thể như sau:
- Đối với phí, sau khi thu phí từ hoạt động dịch vụ của cơ quan nhà nước xong phải nộp vào ngân sách nhà nước, trong trường hợp cơ quan nhà nước được khoán phí đã thu thì được khấu trừ và nộp phần còn lại vào ngân sách. Nếu là đơn vị hành chính sự nghiệp công lập thu phí thì để lại một phần hoặc toàn bộ để chi tiêu vào các hoạt động. Việc thu phí phải được thực hiện trên cơ sở dự toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại bắt buộc phải nộp cho nhà nước. Việc quản lý sử dụng phí được tiến hành như sau:
+ Phí dùng để chi tiêu cho các hoạt động, tùy từng loại phí mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định mức khấu trừ cho cơ quan, tổ chức thu phí.
Tổ chức, cơ quan thu phí cần phải quiết toán thu chi hàng năm và sử dụng số tiền còn lại trong năm để tiêu cho năm sau theo quy định.
+ Phí thu được từ hoạt động dịch vụ do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được phép để lại một phần hoặc toàn bộ; nếu chỉ để lại một phần phó đã thu thì cần phải nộp phần còn lại cho ngân sách nhà nước.
- Đối với lệ phí, cần phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn số lệ phí thu được vào ngân sách, số lệ phí đã thu được ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật. Hiện tại, vẫn chưa có cơ chế hay quy định nào về việc quản lý, sử dụng lệ phí đã thu.
Mặc dù có những điểm khác nhau nhưng cả đối với phí và lệ phí phải luôn luôn đảm bảo được công bằng, công khai, minh bạch, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
4. Phí, lệ phí và thuế giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
Chắc hẳn trong chúng ta có rất nhiều người chỉ quan tâm đến việc nộp các khoản tiền cần thiết bao gồm phí, lệ phí, trong đó có cả thuế sao cho đúng và đủ mà không có sự phân biệt rõ ràng về ba khoản tiền này. Sau đây sẽ là một số lưu ý để phân biệt phí, lệ phí với thuế.
Thứ nhất, phí, lệ phí và thuế có những điểm chung, đó là cả ba khoản tiền này đều là nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đều mang tính pháp lý, và bạn cần nhớ rõ căn cứ để thu ba khoản tiền này là văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Thứ hai, phí và lệ phí đều mang tính chất phục vụ, phí dùng để bù đắp chi phí còn lệ phí thì là khoản tiền đã được ấn định. Còn thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước, các tổ chức, cá nhân đều có nghĩa vụ phải nộp đủ thuế khi có đủ những điều kiện nhất định.
Thứ ba, chúng ta cần hiểu rõ cơ sở pháp lý để thu ba khoản tiền này. Phí và lệ phí được điều chỉnh bởi những văn bản dưới luật bao gồm nghị định và quyết định, cơ quan ban hành là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền. Còn đối với thuế, nó được điều chỉnh bởi các văn bản có hiệu lực pháp lý cao (Luật, pháp lệnh, nghị quyết) do cơ quan có quyền lực cao nhất ban hành là Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thứ tư, phí, lệ phí và thuế có vai trò khác nhau trong hệ thống ngân sách nhà nước, cụ thể:
- Đối với phí và lệ phí, đây là hai khoản thu không đáng kể, chỉ dùng cho các hoạt động phát sinh phí, hai khoản tiền này không thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của nhà nước, dùng để phục vụ các hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công.
- Còn thuế là khoản thu chủ yếu, vô cùng quan trọng, đóng góp 90% các khoản thu cho ngân sách nhà. Thuế có vai trò điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, sản xuất, quản lý và định hướng phát triển nền kinh tế đất nước, đảm bảo sự bình đẳng giữa chủ thể kinh doanh và thực hiện công bằng, dân chủ trong xã hội. Chính vì vậy, việc thu, nộp thuế luôn được chú trọng và quản lý chặt chẽ, pháp luật cũng có các quy định nghiêm minh trong việc xử phạt các tội danh liên quan đến trốn thuế. Thuế chính là khoản tiền có tác động lớn đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là bộ phận rất quan trọng, không thể thiếu để tạo nên chính sách tài chính của một quốc gia.
Thứ năm, cả ba khoản tiền này đều có tính bắt buộc nhưng phí và lệ phí chỉ bắt buộc đối với chủ thể thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do nhà nước cung cấp, còn thuế mang tính bắt buộc với người hoặc cơ quan, tổ chức nộp thuế và cơ quan thu thuế.
Thứ sáu, chúng ta cần phân biệt tính đối giá của ba khoản tiền này, phí và lệ phí thì mang tính đối giá rõ ràng và có hoàn trả trực tiếp còn thuế thì không có tính đối giá, cũng không hoàn trả trực tiếp.
Cuối cùng, cần phân biệt phạm vi áp dụng của ba khoản tiền này. Đối với phí và lệ phí, phạm vi áp dụng chỉ dừng ở địa phương, địa bàn, chỉ áp dụng những cá nhân, tổ chức có yêu cầu nhà nước thực hiện một dịch vụ nào đó. Còn phạm vi áp dụng thuế thì rộng hơn, không phân biệt giữa các đối tượng, giữa các vùng lãnh thổ của một quốc gia, áp dụng cho hầu hết các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
5. Các quy định về phí và lệ phí cần lưu ý
5.1. Các danh mục phí và lệ phí được bổ sung trong năm 2024:
Phí sử dụng đường bộ được quy định tại Thông tư 293/2024/TT-BTC, cụ thể
- Xe chở người dưới 10 chỗ đăng kí cá nhân có mức thu từ 130.000 đến 3.600.000 đồng
- Đối với xe tải, xe buýt vận tải hành khách, xe chở hàng, xe chở người có 4 bán và gắn động cơ phải nộp trong mức từ 180.000 đến 5.070.000 đồng
- Xe chở người từ 10 đến dưới 25 có mức thu từ 270.000 đến 7.600.000 đồng
Phí công chứng hợp đồng kinh tế; thương mại, đầu tư, kinh doanh thì sẽ tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch được quy định cụ thể tại Thông tư số 257/2024/TT-BTC
- Thu 50.000 đồng/trường hợp đối với hợp đồng có giá trị dưới 50 triệu đồng
- Thu 100.000 đồng/trường hợp đối với hợp đồng có giá trị từ 50 đến 100 triệu đồng
- Thu số tiền bằng 0,1% giá trị tài sản, hợp đồng, giao dịch,…đối với hợp đồng có giá trị từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng
Về lệ phí, chúng ta đã có các quy định mới như sau:
- Thứ nhất là lệ phí trước bạ nhà, đất được tính theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ = giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ 0,5%
Bạn có thể tìm hiểu thêm về khoản lệ phí này trong Nghị định 140/2024/NĐ-CP
- Thứ hai là lệ phí tòa án, gồm: lệ phí sơ thẩm hoặc phúc thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (mức thu: 300.000 đồng), lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
5.2. Các trường hợp được miễn giảm phí và lệ phí
Trong mục này sẽ cung cấp thông tin về một số trường hợp được miễn giảm lệ phí theo quy định của pháp luật, hãy ghi nhớ rõ vì biết đâu bạn hay những người xung quanh sẽ rơi vào các trường hợp này để đảm bảo quyền và lợi ích cho bản thân và cả những người xung quanh bạn nhé:
- Trường hợp được miễn giảm phí và lệ phí gồm 7 nhóm sau: trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số ở những vùng khó khăn và một số đối tượng khác.
- Ngoài ra, chúng ta còn có một số trường hợp được miễn nộp 4 khoản tiền là tiền tạm ứng án phí, tiền án phí, tiền tạm ứng lệ phí Tòa án và tiền lệ phí Tòa án đã được quy định rõ trong Điều 12 Nghị quyết 326/2024/UBTVQH14.
Bài viết nêu trên đã cung cấp thông tin về phí và lệ phí là gì, phân biệt phí và lệ phí như thế nào, điểm khách nhau giữ phí, lệ phí và thuế cùng một số quy định về phí và lệ phí cần lưu ý. Hy vọng bạn sẽ hiểu và nắm rõ về phí và lệ phí để đảm bảo quyền lợi và thực hiện đúng nghĩa vụ công dân của mình.
4322 0