Cùng tìm hiểu khái niệm đăng ký giao dịch bảo đảm là gì

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 29-03-2024

Giao dịch đảm bảo là một hình thức giao dịch dân sự, được biết đến là hình thức đảm bảo tài sản thường thấy trong những giao dịch liên quan tới vấn đề thế chấp tài sản. Tuy nhiên, khái niệm về đăng ký giao dịch bảo đảm là gì vẫn còn là định nghĩa mơ hồ của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản và những lưu ý cần thiết khi mọi người muốn tiến hành việc đăng ký giao dịch đảm bảo.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Định nghĩa đăng ký giao dịch bảo đảm là gì?

Có thể hiểu rằng, đăng ký giao dịch bảo đảm là việc một cá nhân hoặc tổ chức đăng ký thế chấp, cầm cố tài sản tại các cơ quan quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo sẽ thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên giữa trên các cơ sở pháp luật đã có. Sau đó, các cơ quan tiếp nhận đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ lưu lại thông tin giao dịch vào “Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm” hoặc nhập vào “Cơ sở dữ liệu về tài sản”.

Thế chấp nhà đất cần đăng ký giao dịch bảo đảm

Qua hình thức giao dịch dân sự này, Cơ quan nhà nước có thể quản lý được chặt chẽ quyền sở hữu và giá trị tài sản đã được đăng ký bảo đảm trước đó. Theo Nghị định 83/2010NĐ-CP, những trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm: thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng, cầm cố và thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, và một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Đối với những tài sản không nằm trong những trường hợp trên hoặc không có trong quy định của pháp luật, những đơn vị có thẩm quyền sẽ nhận đăng ký giao dịch bảo đảm khi cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản đó có yêu cầu. Những tài sản được bảo đảm sẽ là tài sản hiện có hoặc sẽ được hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất và phù hợp với yêu cầu pháp luật.

2. Những điều cần lưu ý khi đăng ký giao dịch bảo đảm

2.1. Những cá nhân, tổ chức nào có thể đăng ký giao dịch bảo đảm?

Những trường hợp có thể đăng ký giao dịch bảo đảm có thể là bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm, những người được các tổ chức hoặc doanh nghiệp ủy quyền. Nếu có thay đổi về bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thì những người này cũng có thể là người yêu cầu đăng ký thay đổi.

Khi tới các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, người yêu cầu phải kê khai những thông tin chính xác, đúng sự thật, và kê khai đầy đủ những thông tin được yêu cầu trong đơn đăng ký. Hồ sơ đăng ký cần phải được chuẩn bị đầy đủ, được công chứng, chứng thực bởi các cơ quan có thẩm quyền và tuyệt đối không làm giả giấy tờ, hồ sơ.

Nếu như phát hiện được đơn đăng ký ghi không đúng sự thật, nội dung của giao dịch bảo đảm không phù hợp, hoặc có giấy tờ bị làm giả gây thiệt hại cho bên còn lại thì người gây ra lỗi phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Mức bồi thường phụ thuộc vào tính nghiêm trọng và mức độ vi phạm, có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật quy định.

2.2. Những điều kiện bắt buộc để đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực

Theo quy định của pháp luật, để giao dịch bảo đảm có hiệu lực, người yêu cầu giao dịch phải là những những cá nhân có năng lực pháp luật, năng lực dân sự. Người đăng ký tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc bởi những cá nhân hoặc tổ chức khác.

Giao dịch bảo đảm không được vi phạm tất những điều pháp luật ngăn cấm, mục đích và nội dung của giao dịch không được phép trái đạo đức xã hội hoặc vì các mục đích xấu. Các giấy tờ thủ tục liên quan đã được chứng thực, văn bản phải được soạn theo đúng yêu cầu của pháp luật.

Nếu như không đảm bảo được các điều trên, giao dịch đảm bảo sẽ bị vô hiệu.

Xem thêm: Đất lâm nghiệp là gì? Những thông tin cần biết về đất lâm nghiệp

2.3. Lệ phí khi đăng ký giao dịch bảo đảm

Khi tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm lần đầu, người yêu cầu sẽ mất 80.000 nghìn cho một lần đăng ký. Với các yêu cầu giao dịch khác liên quan tới giao dịch bảo đảm, sẽ có những mức phí thu khác nhau, cụ thể:

Lệ phí “Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký”: 60.000 VNĐ

Lệ phí “Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm”: 70.000 VNĐ

Lệ phí “Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm”: 20.000 VNĐ

Lệ phí “Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”: 30.000 VNĐ

Đối với những trường hợp thông tin, nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm bị sai sót trong quá trình đăng ký thông tin, thì khi sửa chữa lại người yêu cầu sẽ không mất thêm phí. Ngoài ra, khi được yêu cầu cung cấp thêm thông tin từ các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như Viện kiểm sát, Tòa án cũng sẽ không bị tính phí cho việc đăng ký và thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm.

thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm

Tuy nhiên đối với tàu bay, lệ phí khi đăng ký giao dịch bảo đảm lại đắt hơn rất nhiều so với các giao dịch khác. Mức giá sẽ phụ thuộc vào giá trị giao dịch, và tùy theo nội dung yêu cầu mức lệ phí cũng sẽ được thay đổi khác nhau.

Đối với những giao dịch bảo đảm tàu bay có giá trị dưới 2.1 tỷ VNĐ thì phí sẽ là 1.800.000 VNĐ cho một lần đăng ký. Đối với giao dịch có giá trị từ 2.1 tỷ VNĐ đến dưới 70 tỷ VNĐ phí giao dịch sẽ là 5.400.000 VNĐ. Đối với giao dịch từ 70 tỷ VNĐ đến dưới 280 tỷ VNĐ, phí giao dịch được cố định là 10.000.000 VNĐ. Đối với những giao dịch có giá trị nhiều hơn 280 tỷ VNĐ hoặc không xác định được giá trị cụ thể, phí giao dịch sẽ là 18.000.000 VNĐ.

Đối với các yêu cầu giao dịch khác liên quan tới giao dịch đảm bảo của tàu bay, mức phí cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào nội dung, thông thường giá của các yêu cầu liên quan này sẽ nằm trong khoảng từ 500.000 VNĐ tới 5.000.000 VNĐ.

Việc làm kế toán - kiểm toán

2.4. Những trường hợp giao dịch bảo đảm bị vô hiệu

Những giao dịch dân sự sẽ bị vô hiệu do không bảo đảm về hình thức, giao dịch bảo đảm cũng không phải là ngoại lệ. Trừ trường hợp những giao dịch đã được xác lập bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định pháp luật, tuy nhiên một bên hoặc các bên đã thực hiện được phần lớn các nghĩa vụ trong giao dịch, thì theo yêu cầu Tòa án sẽ đưa ra quyết định và công nhận giao dịch đó là có hiệu lực.

Các giao dịch đã được xác lập, tuy nhiên giấy tờ chuẩn bị trước khi xác lập giao dịch không được đảm bảo quy định bắt buộc về công chứng. Tuy nhiên, các bên đã thực hiện ít nhất là hai phần ba nghĩa vụ có trong giao dịch, Tòa án sẽ đưa ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch và những giấy tờ trước đó sẽ không cần phải công chứng hoặc chứng thực.

Trong một số trường hợp, giao dịch sẽ bị vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch vi phạm quy định nhưng không gây ảnh hưởng tới các điều khoản còn lại của giao dịch.

Quyền và nghĩa vụ các bên sẽ không sẽ không bị thay đổi hay phát sinh khi giao dịch bị vô hiệu kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập. Các bên sẽ hoàn trả lại những gì đã nhận cho nhau bằng hiện vật hoặc bằng tiền. Trường hợp tài sản bị tịch thu bởi các cơ quan nhà nước thì bên gây ra thiệt hại sẽ phải bồi thường cho bên còn lại theo quy định của pháp luật.

3. Ý nghĩa của việc đăng ký giao dịch bảo đảm

Đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ mang lại nhiều ý nghĩa và lợi ích cho các bên.

Đối với những trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật, đây sẽ là điều kiện để hợp đồng thế chấp có hiệu lực.

Đối với một tài sản nhưng được đăng ký bảo đảm với nhiều trách nhiệm khác nhau, đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ là cơ sở để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán, đảm bảo về quyền và lợi ích của các bên khi thực hiện giao dịch.

người yêu cầu giao dịch bảo đảm cần phải dựa trên tinh thần tự nguyện

Dịch vụ bảo đảm sẽ được sử dụng để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản hiện tại hoặc tương lai.

Trong trường hợp, bên thứ ba khi mua lại tài sản mà không biết tài sản đã được bảo đảm cho một nghĩa vụ dân sự trước đó, thì quyền lợi của bên thứ ba vẫn được bảo vệ và có giá trị pháp lý.

Xem thêm: Dấu giáp lai là gì? Giải đáp thông tin dấu giáp lai cụ thể nhất

4. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong đăng ký giao dịch bảo đảm

Bộ Tư pháp là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý về xây dựng và thi hành pháp luật, quản lý các công tác thi hành pháp luật về xử lý các vi phạm hành chính. Ngoài ra bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến và giáo dục pháp luật, thi hành án liên quan tới dân sự và hành chính.

Đối với đăng ký giao dịch đảm bảo, Bộ Tư pháp cũng có một số quyền hạn đã được quy định theo nghị định 96/2024/NĐ-CP. Bộ Tư pháp phải hướng dẫn và kiểm tra quá trình thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm. Cùng phố hợp với các bộ, ban ngành khác để phổ biến và hướng dẫn việc đăng ký cũng như cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm.

bộ tư pháp có trách nhiệm quản lý các gaio dịch bảo đảm

Ngoài ra, Bộ Tư pháp còn đóng vai trò quan trọng trọng việc quan lý, phát triển và vận hành hệ thống dữ liệu liên quan tới vấn đề giao dịch bảo đảm thuộc Bộ tư pháp.

Qua bài viết này, sau khi đã hiểu đăng ký giao dịch bảo đảm là gì, mong rằng mọi người sẽ thực hiện đăng ký bảo đảm đối với những tài sản bắt buộc do nhà nước quy định. Ngoài ra, việc đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ giúp bảo đảm về quyền lợi, thứ tự ưu tiên khi xảy ra các vấn đề tranh chấp liên quan tới tài sản hoặc đối với một số vấn đề liên quan khác.

Việc làm nhân viên kinh doanh

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2720 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT