Hộ khẩu thường trú là gì? Giải đáp các thắc mắc liên quan về việc đăng kí hộ khẩu

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 27-03-2024

Hộ khẩu thường trú là một loại giấy tờ đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi công dân, nó vừa xác định được nơi đăng ký thường trú của người đó lại vừa là thứ cần thiết trong nhiều giao dịch thiết yếu khác. Vậy hộ khẩu thường trú là gì?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Hộ khẩu thường trú là gì?

Hộ khẩu thường trú là cuốn sổ được cơ quan công an nhà nước làm ra theo quy trình đi đăng kí và chứng thực của mỗi công dân để xác định được nơi thường trú của người này. Đây là một cách thức quản lí con người của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia thuộc vùng châu Á. Với đất nước đông dân, tình trạng bùng nổ dân số cùng sự di cư ồ ạt của các công dân tiến ra thành phố lớn làm ăn thì đây quả là một giấy tờ hữu việc giúp cho bộ máy quản lý cư dân các cấp trở nên dễ dàng hơn trong việc kiểm soát số dân cũng như đảm bảo an ninh trật tự cho xã hội.

Vì thế có thể nói hộ khẩu thường trú như một công cụ quản lý quan trọng của chính quyền Nhà nước với việc sinh sống và di chuyển của người dân đang ở Việt Nam.

Hộ khẩu thường trú là gì

Pháp luật Việt Nam quy định về hộ khẩu thường trú

Theo quy định của Nhà nước thì một quyển hộ khẩu sẽ bao gồm một hộ gia đình và người đứng đầu là chủ hộ có trách nhiệm quản lý. Sau khi con cái được sinh ra thì sẽ được nhập hộ khẩu thường trú theo cha mẹ. Hộ khẩu được cấp khi hộ đó đã đăng kí nơi ở thường trú với cơ quan quản lí địa phương và được cơ quan đó cho tiến hành làm các thủ tục liên quan và cấp hộ khẩu thường trú cho họ. Nơi ở đăng kí hộ khẩu phải là nơi mà người đăng kí thường xuyên sinh sống và là chỗ ở hợp pháp không trái quy định hay đang có tranh chấp hoặc vấn đề. Công dân hiện đang  có chỗ ở không bất hợp pháp tại khu vực và địa phương nào thì sẽ được đăng kí hộ khẩu thường trú ngay tại địa bàn đó theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên hộ khẩu thường trú lại không có quyền xác định được chủ sở hữu của căn hộ, quyền sở hữu căn hộ/bất động sản của cá nhân ai mà chỉ là giấy tờ đăng kí xác định một địa chỉ chính thức để chứng minh là cư trú hợp pháp hay nhận các công văn, bưu phẩm của pháp luật.

Xem thêm: Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú là gì và một số vấn đề liên quan

2. Các thông tin và chức năng của sổ hộ khẩu thường trú

2.1. Các thông tin được nêu trong hộ khẩu

Vì đây là loại giấy tờ quan trọng và cần tính xác thực cao cho nên mọi thông tin ghi trong đây phải rõ ràng, sạch sẽ, không được gạch xóa và đúng với các quy định được nêu. Trường hợp muốn thay đổi, bổ sung thì phải đến các cơ quan địa phương có trách nhiệm tiến hành sửa đổi. Các thông tin được ghi gồm:

- Các thông tin cá nhân cơ bản: như với mọi loại giấy tờ khác thì thông tin cá nhân phải bao gồm họ và tên được in đậm và ghi có dấu, chứng minh thư nhân dân hay hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quê quán, năm sinh, quốc tịch và dân tộc phải đúng theo giấy khai sinh đã có, nghề nghiệp và cơ quan làm việc cùng địa chỉ nơi cư trú.

- Một bản kê khai nhân khẩu: trong đây sẽ là các thông tin cá nhân khác gồm trình độ học vấn của bậc cao nhất, trình độ chuyên môn phải nêu rõ ra ngành đào tạo, trình độ ngoại ngữ với văn bằng cụ thể. Nếu có tiền án hay tiền sự thì ghi với tội danh và bản án cụ thể. Tóm tắt lại hoạt động của bản thân qua từng năm cho đến thời điểm hiện tại

- Phiếu thay đổi nhân khẩu và hộ khẩu: trong đó ghi quan hệ với chủ hộ như thế nào, ý kiến của chủ hộ có đồng ý nhập khẩu vào đây hay không và cần xác định rõ ngày tháng năm thời điểm chứng minh rồi sau đó mang lên công an mới có quyền xác nhận.

Chức năng của hộ khẩu thường trú

2.2. Chức năng của hộ khẩu thường trú

Như đã nêu thì ngoài chức năng chính là công cụ quản lí công dân cho bộ máy nhà nước thì hộ khẩu thường trú còn là giấy tờ quan trọng trong nhiều giao dịch khác như là đăng kí kết hôn, đăng kí khai sinh, đăng kí khai tử, giao dịch mua bán tài sản hay nhà đất, xin việc,… thì đây là một thủ tục thiết yếu cần thiết để xác định rõ thân phận, nguồn gốc hợp pháp.

Xem thêm: Hợp đồng dài hạn là gì? Những lưu ý trước khi kí kết hợp đồng

3. Các thắc mắc liên quan đến việc đăng kí hộ khẩu

3.1. Điều kiện để đăng kí hộ khẩu thường trú là gì?

Đối với cấp tỉnh thì khi đăng kí hộ khẩu thường trú chỉ cần chứng minh được đó là chỗ ở hợp pháp. Còn nếu với trường hợp là chỗ ở hợp pháp nhưng lại là được người khác cho thuê hay mượn thì phải có văn bản xác nhận được người đó cho thuê hay mượn.

Đối với việc đăng kí tại thành phố lớn thuộc Trung ương thì phải có các điều kiện sau

- Được chủ hộ cho phép nhập khẩu và là đối tượng:

+ Có quan hệ là vợ chồng với người có trong hộ khẩu

+ Có quan hệ là cha mẹ và con cái với người có trong hộ khẩu

+ Người già đã đến tuổi nghỉ hưu, hết tuổi lao động hay thôi việc chuyển về sinh sống cùng với anh chị em ruột

+ Người đã đến tuổi thành niên còn độc thân và trở về sống với ông bà nội/ngoại

+ Người chưa đến tuổi thành niên có cha mẹ không có khả năng chăm sóc nuôi dưỡng hay không có bố mẹ quay trở về sống với nhà họ hàng gồm ông bà nội ngoại, cô dì chú bác, anh chị em ruột hoặc là với người giám hộ

+ Những người bị bệnh tâm thần hay các loại bệnh khác làm mất đi khả năng nhận thức và điều khiển hành vi đúng đắn hoặc người bị tàn tật không còn khả năng lao động trở về sống với cô dì chú bác, anh chị em ruột hoặc là với người giám hộ

- Là cán bộ và nhân viên được tuyển dụng làm việc cho các cơ quan tổ chức thuộc quyền quản lí và kiểm soát của nhà nước theo dạng biên chế hay hợp đồng nhưng không có thời hạn cụ thể và có nơi ở hợp pháp

- Là những đối tượng có nơi ở hợp pháp tại đây và đã liên tục tạm trú tại chỗ ở hợp pháp đó với thời gian từ một năm trở lên và tiến hành đăng kí thường trú tại chính chỗ cư trú đó

- Là những đối tượng trong những thời gian trước đã từng đăng kí thường trú tại nơi ở hợp pháp tại thành phố thuộc trung ương và bây giờ quay trở lại tiếp tục sinh sống tiếp tại chỗ ở đó

- Nếu chỗ ở hợp pháp ở đây là do được người khác cho thuê hay mượn thì cũng phải có giấy tờ chứng minh xác nhận được cho thuê hoặc mượn. Đối với hai thành phố lớn đó là Hà Nội và Hồ Chí Minh thì nơi đăng kí thường trú phải đảm bảo điều kiện là có diện tích tối thiểu là 5m2 sàn cho một người.

Việc làm luật - pháp lý

3.2. Hồ sơ đăng kí hộ khẩu thường trú bắt buộc gồm có những gì?

- Một bản khai nhân khẩu

- Tờ phiếu khai báo là thay đổi nhân khẩu và hộ khẩu

- Các giấy tờ và tài liệu (bản chứng minh chỗ ở là hợp pháp, bản sao giấy tờ và bản sao được công chứng, chứng thực do các cơ quan chức năng đăng kí cư trú cấp cho) chứng minh xác thực là có chỗ ở hợp pháp theo quy định, còn đối với trường hợp người nhập khẩu thì chỉ cần chủ hộ đồng ý cho nhập hộ khẩu vào

+ Giấy chứng minh xác thực đó là nơi ở hợp pháp cần có: giấy xác nhận sở hữu nhà đất, giấy xác nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng và giấy xác nhận nơi đăng kí hiện không có tranh chấp gì xảy ra

Nếu chỗ ở hợp pháp là nơi đi thuê hay mượn, được cho ở nhờ thì cần phải ý kiến xác nhận đồng ý rõ ràng của chủ hộ đó vào phiếu báo thay đổi nhân khẩu

Nếu chỗ ở hợp pháp là nơi đi thuê hay mượn, được cho ở nhở tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh thì cần phải ghi rõ là diện tích tối thiểu đảm bảo mức 5m2 sàn cho một người như đã quy định.

Với những người tiến hành nhập khẩu thì cần phải có giấy tờ chứng minh xác thực mối quan hệ ông bà nội ngoại, anh chị em cô dì chú bác và cha mẹ ruột và không phải nộp tài liệu về chỗ ở hợp pháp.

- Đối với các loại giấy tờ cơ bản và cần có chung theo sự hướng dẫn bên trên thì dưới đây với mỗi một trường hợp riêng thì sẽ phải có một loại giấy tờ riêng.

+ Trẻ em khi đăng kí hộ khẩu thường trú thì bắt buộc phải đính kèm theo giấy khai sinh

+ Đối với những người chưa đủ tuổi thành niên mà đăng kí thường trú cùng với người khác mà lại không phải là cha mẹ ruột thì trong hồ sơ cần có thêm giấy đồng ý bằng văn bản xác nhận sự đồng ý của cha hoặc mẹ hay là cả hai

+ Đối với những đối tượng được các cơ quan nuôi dưỡng và chăm sóc thì cơ quan đó sẽ phải có văn bản đề nghị nêu rõ các thông tin cơ bản gồm tên tuổi, ngày tháng năm sinh, quê quán, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chứng minh thư và địa chỉ đã ở đăng kí thường trú trước khi chuyển về địa chỉ hiện nay. Nếu được cá nhân nuôi dưỡng và chăm sóc thì các nhân đó cũng cần có văn bản đề nghị nhưng phải được chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Đối với những đối tượng là người Việt Nam nhưng sinh sống ở bên nước ngoài và có giấy tờ của bên nước ngoài cấp thì khi quay trở lại và đăng kí hộ khẩu tại Việt Nam thì cần có giấy hồi hương do cơ quan nhà nước đại diện của Việt Nam ở bên nước ngoài cấp hoặc văn bản dồng ý của Cục quản lí xuất Nhập cảnh và giấy giới thiệu của phòng quản lý xuất nhập cảnh tại nơi xin đăng kí hộ khẩu cấp cho

+Với người Việt Nam sống ở nước ngoài nhưng còn hộ chiếu Việt Nam vẫn chưa hết thời hạn thì sẽ cần có dấu kiểm tra và chứng minh nhập cảnh của lực lượng kiểm soát ở cửa khẩu

+ Đối tượng là người nước ngoài nhưng có quốc tịch Việt nam thì cần có giấy tờ chứng minh là có quốc tịch của Việt Nam

+ Với những người làm trong những cơ quan, tổ chức thuộc về quốc phòng và an ninh tổ quốc, quân đội và công an Việt nam khi quay về đăng kí hộ khẩu thường trú cùng với gia đình thì sẽ cần có giấy giới thiệu của trưởng nơi quản lí và cần kí tên rõ cùng học tên.

- Với những người thực hiện đăng kí hộ khẩu tại các thành phố thuộc trung ương thì sẽ cần có những loại giấy tờ theo từng trường hợp cụ thể riêng biệt sau:

+ Với trường hợp vợ chồng về ở với nhau thì cần nộp giấy đăng kí kết hôn hoặc hộ khẩu hoặc là xác nhận của UBND cấp xã thuộc nơi đang cư trú

+ Với trường hợp cha mẹ và con cái quay về ở với nhau thì cần có giấy khai sinh nếu là con ruột, văn bản xác nhận nhận con nuôi nếu không là con ruột hoặc hộ khẩu hoặc xác nhận bên UBND cấp xã thuộc nơi đang cư trú

Đối với các trường hợp cần xác định mối quan hệ anh chị em ruột và người già đã vượt tuổi lao động, đều cần công bố các giấy tờ chứng minh quan hệ anh em, chứng minh vượt tuổi lao động thông qua việc cung cấp giấy khai sinh, hộ khẩu hoặc xác nhận từ UBND cấp xã tại địa phương cư trú.

+ Với các trường hợp là đã từng cư trú tại đó trong vòng 1 năm trở lên thì cần có giấy xác minh tạm trú xác nhận bên phía công an của nơi đã đăng kí tạm trú

+ Với những người đã nghỉ việc hay bị mất sức thì cần có sự chứng thực chính xác bên phía tổ chức mà người đó đã từng làm việc trước khi bị mất sức hay nghỉ việc hoặc giấy chứng minh bị mất sức hoặc là xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó đang cư trú

+ Với đối tượng là người đã nghỉ hưu thì cần có sổ hưu, xác nhận của cơ quan tổ chức nơi người đó từng làm việc trước khi nghỉ hưu hoặc xác nhận bên bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó đang cư trú

+ Những người bị bệnh tâm thần hay các loại bệnh khác làm mất đi khả năng nhận thức và điều khiển hành vi đúng đắn hoặc người bị tàn tật không còn khả năng lao động trở về sống với cô dì chú bác, anh chị em ruột hoặc là với người giám hộ thì cần có: với người bị bệnh tâm thần thì cần có giấy chứng minh của bệnh viện hay các cơ sở y tế, với người bị tàn tật thì cần giấy xác nhận của UBND cấp xã; giấy khai sinh hay sổ hộ khẩu chứng minh mối quan hệ anh em hay họ hàng; văn bản xác nhận và quyết định cử người giám hộ đến sống cùng

+ Người chưa đến tuổi thành niên có cha mẹ không có khả năng chăm sóc nuôi dưỡng hay không có bố mẹ quay trở về sống với nhà họ hàng gồm ông bà nội ngoại, cô dì chú bác, anh chị em ruột hoặc là với người giám hộ thì cần có giấy tờ sau: giấy chứng tử hay tuyên bố cha mẹ đã mất tích từ phí bên toàn án hoặc UBND cấp xã nơi đang cư trú, giấy khai sinh hoặc CMND chứng mình là chưa đến tuổi thành niên, giấy chứng minh xác nhận không có khả năng chăm sóc nuôi dưỡng; và nếu từng trường hợp quay về đăng kí thường trú với đối tượng nào thì sẽ phải có giấy xác nhận về mối quan hệ với người đó

+ Những người là độc thân và quay về với ông bà thì cần có giấy chứng minh còn độc thân của UBND xã xác nhận, giấy khai sinh, hộ khẩu và giấy xác nhận mối quan hệ với ông bà.

+ Với trường hợp là những người được tuyển dụng vào các cơ quan tổ chức thuộc quyền quản lí của nhà nước thì cần có các loại giấy xác nhận và quyết định tuyển dụng của cơ quan và đơn vị đó.

+ Với trường hợp là các đối tượng vào làm có hợp đồng không thời hạn của cơ quan thuộc quản lí nhà nước thì cần có hợp đồng lao động, xác nhận từ phía thủ trưởng của cơ quan xác nhận hiện người đó đang làm việc theo hợp đồng không thời hạn đó.

+ Với các trường hợp là công dân đã đăng kí thường trú trước đây nay quay trở lại đăng kí hộ khẩu thường trú tại chính nơi đó thì cần có sổ hộ khẩu hoặc xác nhận về việc đã từng thường trú tại đây của bên công an cấp quận, huyện và thị xã

Thắc mắc về quy trình đăng kí hộ khẩu

3.3. Địa chỉ nơi nộp các tài liệu và hồ sơ để đăng kí hộ khẩu thường trú tại đâu?

Hộ khẩu thường trú chuyên được các cơ quan công an nhà nước quản lí và lập ra nên ở tỉnh hay ở các thành phố trực thuộc trung ương thì sẽ nộp hồ sơ cho bên công an cấp xã, huyện, quận hoặc thành phố thực hiện.

Việc làm luật tại hà nội

3.4. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và cấp hộ khẩu là bao lâu?

Sau khi bên phía công an tiếp nhận từ người dân đủ tất cả mọi loại giấy tờ và tài liệu cần thiết bắt buộc thì sau 15 ngày từ khi nộp sẽ được cấp hộ khẩu.

Hộ khẩu thường trú và các quy trình để đăng kí luôn là một vấn đề khó, phức tạp và rắc rối đối với nhiều người. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu các thủ tục và tài liệu bắt buộc qua các thông tin trong bài viết này để không bị bỡ ngỡ và gặp các vấn đề khi đăng kí loại giấy tờ quan trọng này nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem11868 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT