Hợp đồng dài hạn là gì? Những lưu ý trước khi kí kết hợp đồng
Theo dõi work247 tạiHợp đồng lao động là bản giấy tờ quan trọng trong công việc thể hiện sự cam kết của hai bên trong quá trình làm việc và được chia ra làm nhiều loại. Vậy hợp đồng dài hạn có quy định và đặc điểm như thế nào?
1. Hợp đồng dài hạn là gì?
Đầu tiên trước khi giải thích khái niệm này thì ta nên tìm hiểu rõ về hợp đồng lao động là gì?
Trước lúc người lao động được nhận vào làm cho một công ty hay doanh nghiệp nào đó thì đầu tiên trước khi bước chân vào công việc thì họ sẽ phải kí một bản hợp đồng bắt buộc để hai bên cùng đưa ra các cam kết và thỏa thuận trong khi làm việc. Hợp đồng được đưa ra trước dạng văn bản và ghi những thỏa thuận như là mức lương, điều kiện lao động hay quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong một mối quan hệ lao động. Bản hợp đồng này sẽ được kí kết theo tinh thần tự nguyện không ép buộc và các điều khoản có bên trong sẽ phải phù hợp với luật lao động đang hiện hành. Trong quá trình thực hiện hợp đồng hai bên có thể cùng nhau sửa đổi với các thỏa thuận nhất định đã được đồng ý.
Theo pháp luật của Việt Nam thì hợp đồng lao động có 3 loại:
Loại 1: Hợp đồng theo mùa vụ hoặc của một công việc cụ thể: Đối với công việc có tính chất là làm theo thời vụ hay việc cụ thể nào đó thì sẽ có thời hạn dưới 12 tháng.
Loại 2: Hợp đồng xác định thời hạn: đây là loại hợp đồng mà hai bên đã xác định thời hạn chấm dứt hết hiệu lực của hợp đồng và sẽ có thời hạn kéo dài trong khoảng từ 12 tháng cho đến 36 tháng.
Loại 3: Hợp đồng không xác định thời hạn: với loại hợp đồng này người lao động và bên sử dụng lao động không đưa ra thời hạn cụ thể chấm dứt hợp đồng. Tham khảo cụ thể hợp đồng không xác định thời hạn là gì trên work247.vn
Các chú ý đối với 3 hợp đồng trên:
Với các trường hợp là hợp đồng lao động loại 2 đã hết thời hạn nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm ở đó và trong 30 ngày không kí kết bản hợp đồng mới thì nó sẽ tự trở thành hợp đồng loại 3. Đối với trường hợp là hợp đồng lao động loại 1 khi đã hết thời hạn và người lao động tiếp tục làm ở đó và không làm bản mới trong 30 ngày thì nó sẽ chuyển sang hợp đồng loại 2 có thời hạn trong vòng 24 tháng. Hợp đồng có thời hạn nếu khi hết thời hạn và làm bản hợp đồng mới thì khi hết hạn tiếp thì chỉ được kí thêm một lần bản mới nữa, nếu sau cả hai lần nó người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì sẽ chuyển sang hợp đồng không xác định thời hạn.
Vậy tóm lại qua đây cho thấy hợp đồng dài hạn là tất cả những loại hợp đồng có giá trị thời hạn từ 12 tháng trở lên.
2. Các thông tin cần có để tiến hành kí kết hợp đồng dài hạn
Theo luật lao động cũng giống như các loại hợp đồng khác thì hợp đồng dài hạn có yêu cầu với bên sử dụng lao động sẽ phải đưa ra rõ ràng và chính xác các thông tin gồm: mô tả chi tiết công việc, địa chỉ nơi làm việc, thời lượng làm việc và nghỉ ngơi trong bao lâu, các vấn đề về an toàn và vệ sinh lao động, số tiền lương cụ thể, số tiền phụ cấp(nếu có), hình thức và thời điểm quy định chi trả lương, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cùng những yêu cầu mà người lao động đưa ra. Đối với phía người lao động thì sẽ phải cung cấp các thông tin cá nhân cơ bản như tên tuổi, ngày tháng năm sinh, quê quán, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm hay những vấn đề khác liên quan mà bên sử dụng lao động cần. Một việc cần lưu ý đó chính là bên sử dụng lao động sẽ không được cầm bản chính của văn bằng, chứng chỉ hay giấy tờ tùy thân của người lao động.
3. Những lưu ý trước khi kí kết hợp đồng lao động
Đối với những người đi xin việc nhất là những sinh viên vừa ra trường chắc chắn sẽ gặp bỡ ngỡ khi lần đầu tiên kí kết hợp đồng với công ty và các doanh nghiệp. Đây là một loại cam kết quan trọng có sự ràng buộc về mặt pháp luật giữa người lao động và công ty về các trách nhiệm và quyền lợi được có. Vậy nên bạn cần nên đọc và tìm kiểu kĩ càng các thông tin, nội dung được ghi vào bên trong để tránh những rủi ro, phiền toái không mong muốn xảy ra trong này nhé.
3.1. Nên tìm hiểu kĩ càng về các thông tin của doanh nghiệp bạn định kí kết
Trước khi chính thức tiến hành kí kết hợp đồng thì bạn nên tìm hiểu trên mạng một cách kĩ càng nhất về thông tin chi tiêt của công ty như là các trụ sở, mã số thuế, lĩnh vực hoạt động của công ty, thời gian hoạt động được bao lâu kể từ khi thành lập và những đánh giá nhận xét của mọi người về công ty như thế nào. Bởi hiện nay trên thực tế có khá nhiều công ty là công ty ma không có đăng kí cụ thể và tên công ty là giả mạo, lợi dụng nhiều người một cách chuyên nghiệp đặc biệt là với những bạn sinh viên vừa ra trường có mong muốn tìm việc làm thật nhanh. Họ dùng những bản hợp đồng này để vắt kiệt sức của các nhân viên hay còn bắt bồi thường cho họ sau đó. Chính vì vậy mọi người nên chú trọng vào vấn đề này để tránh bị lừa đảo nhé.
3.2. Đọc toàn bộ nội dung điều khoản được ghi trong hợp đồng
Nhiều trường hợp đã xảy ra khi kí hợp đồng lại không đọc hết và kĩ càng nên dẫn tới việc sau này có những điều không mong muốn xảy ra thì phía doanh nghiệp không chịu trách nhiệm vì nó đã ghi trong hợp đồng rồi. Hay là những quyền lợi công ty hứa mang lại mà lại gắn với các cụm từ như “thỏa thuận sau” hoặc “bố trí theo nhu cầu” khi làm việc họ có thể lơ ngay đi và không thực hiện theo yêu cầu của mình. Vì vậy khi gặp tình huống như thế bạn nên chủ động bảo họ và bắt chỉnh sửa ngay.
Các thông tin về quyền và nghĩa vụ của bạn cũng như doanh nghiệp cũng phải đọc thật kĩ, được ghi ra chi tiết cụ thể như mức lương, thời gian làm việc, các quyền lợi khác như chế độ bảo hiểm, chế độ thưởng lễ tết hay các quy định khi muốn chấm dứt hợp đồng. Đừng nên bỏ sót bất kì một dòng nào và nghiền ngẫm nó thật kĩ nhé
3.3. Tự tìm hiểu trước về những bộ luật lao động đang hiện hành
Đôi khi ngay cả khi đọc kĩ các thông tin trong hợp đồng rồi mà bạn vẫn thực sự không hiểu là đúng hay sai và chấp nhận luôn nó thì sẽ khiến bạn vướng phải những sai sót đáng tiếc chính vì sự thiếu hiểu biết này. Các quy định về lao động, quyền lợi, các chế độ,… là những điều bạn nên cập nhập rõ ràng. Thêm hiểu biết và ngoài việc tránh khỏi những sai lầm hay quyền lợi mình đáng ra được hưởng cuối cùng lại không có thì bạn có thể tự tin để đàm phán và đưa ra các yêu cầu cho doanh nghiệp khiến bạn trở nên “khó lừa” hơn trước các nhà tuyển dụng. Và đặc biệt các thông tin bộ luật lao động hiện hành này bạn phải tìm đọc và xem trên những trang uy tín như trang web của bộ,.. để có được những thông tin chính xác và còn có hiệu lực tại thời điểm tức thời.
3.4. Xem xét lại năng lực và khả năng hiện tại của bản thân
Nhiều người khi đi tìm việc đều mong muốn có cơ hội nhận công việc có mức lương cao hoặc được giới thiệu qua người khác. Nhiều nơi làm việc bắt buộc khả năng nhất định hay chỗ làm việc xa nhà cũng là điều bạn nên cân nhắc. Đối với mỗi công việc sẽ có những yêu cầu và nhiệm vụ công việc cụ thể được ghi ra trong hợp đồng. Vì vậy trước khi kí kết hợp đồng bạn nên xem xét năng lực của mình, có yêu thích công việc này thật sự hay không, có khả năng làm việc không, có di chuyển mỗi ngày đến chỗ làm hay không là những câu hỏi bạn cần trả lời để tránh tổn hại về tiền bạc hay thời gian. Bởi vì không suy nghĩ kĩ thì bạn có thể tự bỏ dở giữa chừng hay xin hủy hợp đồng, điều này có thể khiến mất luôn cả tháng lương hay không những thế phải bồi thường một khoản theo yêu cầu ghi trong hợp đồng đó nha.
Xem thêm: Hợp tác xã là gì? Cơ cấu tổ chức và ưu điểm, nhược điểm của mô hình hợp tác xã
3.5. Chỉ chấp nhận hợp đồng lao động bằng văn bản
Theo quy định được nêu bên trên thì hợp đồng được chia làm 3 loại: hợp đồng có thời hạn/ không có thời hạn và hợp đồng thời vụ. Trên thực tế hợp đồng bằng miệng cũng được công nhận nhưng phải có điều kiện là có nhân chứng ngồi đó nghe. Tuy cũng được chấp nhận nhưng loại hợp đồng này khá bất tiện và có thể gây ra nhiều phiền phức sau này nhất là với người nhân chứng vì học có thể thay đổi lời khai, không trung thực hay nhiều trường hợp khác nữa. Nên để tránh những rủi ro xảy ra thì bạn nên chủ động yêu cầu được kí kết trên văn bản bằng giấy.
3.6. Phải có một bản hợp đồng được mình giữ
Theo các quy định thì sau khi thực hiện kí kết, hợp đồng sẽ được chia làm hai bản giống nhau và mỗi bên sẽ giữ một bản để sau này xảy ra các tranh chấp thì sẽ cùng dựa vào đây mà giải quyết. Và bạn có thể đọc lại các quy định cam kết bên trong để không bị quên và thực hiện cho đúng trong quá trình làm việc. Do vậy khi kí hợp đồng mà bên công ty doanh nghiệp không đưa thì bạn nên chủ động hỏi ngay và cất giữ cẩn thận.
Với các kiến thức cung cấp thông tin về hợp đồng dài hạn và một vài lưu ý trước khi kí kết hợp đồng thì work247.vn hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết hữu ích mà bạn đang quan tâm nhé!
BẠN CÓ THỂ TẢI HỢP ĐỒNG DÀI HẠN TẠI ĐÂY
mau-hop-dong-lao-dong-chi-tiet-nhat_1803131119 (1).doc
5470 0