Copyright là gì? Và những vấn đề liên quan tới copyright
Theo dõi work247 tạiThuật ngữ Copyright (quyền tác giả) vẫn còn xa lạ với rất nhiều người. Vì vậy để trang bị thêm kiến thức cho mọi người, và tránh khỏi những hành động vi phạm quyền tác tác, bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ ràng về khái niệm Copyright là gì cũng như những vấn đề xung quanh mà mọi người nên biết.
1. Khái niệm Copyright là gì?
Copyright trong tiếng việt mang ý nghĩa là “quyền tác giả”, “tác quyền”, hoặc “bản quyền” là độc quyền của tác giả đối với những tác phẩm, công trình nghiên cứu do người này tạo ra. Copyright được sử dụng để bảo vệ các tác phẩm mới ở tất cả các linh vực như văn học, âm nhạc, mỹ thuật, sáng chế khoa học,…
Ngoài ra, Copyright sẽ làm đảm bảo quyền lợi của người sở hữu tác phẩm về mặt thương mại. Tác giả sẽ có quyền quyết định tác phẩm của mình được sử dụng vào những mục đích nào và tránh bị lợi dụng để phục vụ cho những mục đích xấu.
Quyền tác giả chỉ được công nhận khi sản phẩm này là sáng tạo mới, tác phẩm mới và mang yếu tố duy nhất, không trùng lặp với những sáng tác, phát minh trước đó. Nếu những đơn vị nhận được sự ủy quyền từ người sở hữu quyền tác giả sẽ được phép sao chép, buôn bán, cũng như sử dụng và phân phối công khai mà không vi phạm luật bản quyền tác giả.
>>> Tim viec lamHãy theo dõi các tin tuyển dụng mới nhất trên trang thông tin việc làm hàng đầu Work247.vn và ứng tuyển ngay vào vị trí mà bạn mong muốn nhé, phù hợp với khả năng của bản thân!
2. Những điều cần biết về copyright
2.1. Lịch sử hình thành quyền tác giả (copyright)
Trước thế kỷ thứ 18, quyền tác giả không được chú trọng, vì vậy tình trạng sao chép và sửa đổi tác phẩm diễn ra phổ biến đặc biệt đối với những lĩnh vực nghệ thuật như văn thơ hay âm nhạc. Sau đó, sự xuất hiện của ngày công nghiệp in ấn đã khiến tình trạng này còn trở nên tồi tệ hơn. Nhiều tác giả thẩm chí đã phải viết vào tác phẩm của mình một “lời nguyền” để đảm bảo sẽ không có ai sao chép hay lan truyền thành quả của mình mà không có sự đồng ý.
Đến thế kỷ thứ 18, quyền tác giả mới được đề cập tới và xuất hiện lần đầu tiên tại Anh vào năm 1710. Sau khi tác phẩm được công nhận, tác giả đã nhượng lại cho nhà xuất bản và được thêm vào danh mục của hiệp hội các nhà xuất bản cùng với ký hiệu copyright ở bên cạnh để bảo vệ tác quyền. Sau đó hình thức này được lan rộng ra nhiều đất nước trên thế giới. Tuy nhiên mỗi quốc gia lại có cách tiếp cận với quyền tác giả khác nhau.
2.2. Copyright tại Anh và Mỹ
Quyền tác giả tại Anh và Mỹ có nhiều điểm khác biệt đối với nhiều nước trên thế giới như Việt Nam hay các nước khác thuộc khu vực châu Âu. Thay vì bảo vệ những quyền lợi của tác giả, copyright tại Anh và Mỹ chú trọng hơn vào vệ bảo vệ lợi ích đặc biệt là về mặt kinh tế cho những người sở hữu quyền tác giả thay vì chính tác giả đã tạo ra tác phẩm đó.
Tác giả sẽ không có quyền định đoạt và quyền sử dụng tác phẩm của mình, mà dành cho những cá nhân hoặc đơn vị khai thác về mặt kinh tế, nhà xuất bản sách là một ví dụ cụ thể cho trường hợp này. Các tác giả chỉ có quyền phủ quyết để tránh tác phẩm của mình bị sử dụng sai với mục đích ban đầu và sử dụng trong các mục đích xấu
2.3. Copyright tại các nước thuộc Liên Minh Châu Âu
Ở các nước liên minh châu Âu đã sớm thống nhất về quyền tác giả đối với các nước thuộc liên minh. Các phần mềm máy tính cũng được xem là một trong những tác phẩm cần có quyền tác giả. Ngoài ra, các tác phẩm văn học và nghệ thuật sẽ được bảo vệ trong thời gian 70 năm sau khi tác giả qua đời và quyền lợi của các nhà biểu diễn sẽ được đảm bảo 50 năm tính từ buổi công diễn đầu tiên.
2.4. Copyright tại Việt Nam
Việt Nam hiện nay đã có điều luật quy định rõ ràng về việc bảo vệ quyền tác giả. Điều luật đã ghi rõ đối với những cá nhân hoặc tổ chức sở hữu những tác phẩm do mình sáng tạo sẽ có các quyền cơ bản như:
- Quyền nhân thân: Tác giả sẽ có quyền đặt tên cho tác phẩm, được phép ký tên hoặc nghệ danh lên tác phẩm, tự công bố hoặc ủy quyền cho những cá nhân hoặc đơn vị khác công bố tác phẩm của mình, và bảo vệ tác phẩm để không bị người khác chỉnh sửa so với bản gốc.
- Quyền tài sản: tác giả có thể công khai, biểu diễn tác phẩm của mình trước công chúng, sao chép tác phẩm, phân phối và cho thuê tác phẩm hoặc các bản sao tác phẩm, giới thiệu và công chiếu các tác phẩm của mình qua những phương tiện truyền thông như báo, đài, tivi,…
Luật quyền tác giả ở Việt Nam có một số khác biệt so với các nước Anh và Mỹ. Tại Mỹ tác giả không có quy định hay điều luật nào bảo vệ quyền nhân thân của tác giả. Điều này sẽ đảm bảo tác phẩm sẽ không bị sao chép hoặc chỉnh sửa mà chưa có sự đồng ý từ tác giả.
2.5. Những ký hiệu sử dụng thay thế Copyright là gì?
Thay vì ghi copyright ở những tác phẩm của mình, các tác giả có thể thay thế bằng một số ký tự khác như ©, (c) hoặc copr. Theo sau đó thường sẽ là tên người sở hữu và năm sáng tạo ra tác phẩm này. Những ký tự này bắt nguồn từ Mỹ, trong quá khứ những tác phẩm sau khi được sáng tạo sẽ không có quyền tác giả nếu như không xuất hiện những ký tự như trên ở mỗi tác phẩm. Tuy nhiên đối với các nước tham gia công ước Bern về việc bảo hộ quyền tác phẩm thì không cần phải sử dụng những ký hiệu về copyright nữa. Nhưng hiện nay vẫn có rất nhiều tác giả sử dụng © để đảm bảo về quyền lợi của mình.
Để hiểu rõ về cơ cấu nợ là gì? - tóm gọn tình hính kinh tế phát triển hay thụt lùi.hãy truy cập ngay trang thông tin tổng hợp của Work247.vn ngay nhé!
3. Phân biệt copyright với một số thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn khác
Như đã nói ở trên, copyright là bản quyền tác giả. Các tác giả không nhất thiết phải đi đăng ký bản quyền tác phẩm vẫn có quyền được phát hành, sao chép, biểu diễn trước công chúng hoặc sử dụng trong các mục đích khác. Nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa việc phân biệt giữa copyright và registered hay thậm chí nhầm lẫn nghiêm trọng và cho rằng copyright và copywriter là một.
3.1 Khác nhau giữa Copyright và Registered
Registered hay được hiểu là đăng ký thương hiệu. Các công ty, tổ chức muốn bảo vệ tên hoặc hình ảnh để tránh bị sử dụng bởi các công ty khác thì cần phải được đăng ký thương hiệu. Những hình ảnh, tên của công ty hoặc tổ chức khi đăng ký thương hiệu sẽ được kiểm tra xem có bị trùng lặp với những đơn vị đã đăng ký trước đó hay chưa. Nếu phát hiện có sự trùng lặp và giống nhau, những công ty đăng ký sau sẽ bị cho là vi phạm quyền sử dụng thương hiệu. Các công ty, tổ chức sau khi đã đăng ký thương hiệu có thể sử dụng hình ảnh hoặc tên của mình trong các giao dịch hay hoạt động làm ăn khác.
Nói tóm lại, copyright bảo vệ quyền tác giả trong việc sử dụng tác phẩm do mình sáng tạo những mục đích khác nhau, trong khi đó Registered được sử dụng cho các doanh nghiệp muốn bảo vệ thương hiệu của mình và sử dụng dụng độc quyền trong kinh doanh hoặc các hoạt động khác.
3.2 Khác nhau giữa copyright và copywriter
Hai từ này có ý nghĩa hoàn toàn khác biệt nhưng dễ bị nhầm lẫn, vì có một ít tương đồng trong cách phát âm, và qua ngữ điệu của người Việt khiến nhiều người nhầm lẫn là hai từ này cùng ý nghĩa như nhau.
Copywriter được hiểu là những người sử dụng ngôn ngữ của mình để sáng tạo nội dung như viết các bài báo và quảng cáo sản phẩm. Một copywriter sẽ không bị giới hạn về thời gian làm việc hoặc không gian làm việc. Họ có thể làm việc tại nhà hoặc làm việc cho các tòa soạn báo.
Hiện nay Copywriter đang trở thành nghề khá phổ biến, vì nhu cầu về thiết kế quảng cáo đang tăng cao. Nhiều công ty muốn tìm được những người có ý tưởng sáng tạo tốt để tạo ra những quảng cáo ấn tượng, thu hút khách hàng. Những copywriter có trí tưởng tượng và ý tưởng tốt sẽ rất dễ dàng thu hút được nhiều dự án và mang lại nguồn kinh tế ổn định cho bản thân và gia đình.
Mặc dù có thể sẽ có nhiều người cho rằng thật ngớ ngẩn khi nhầm lẫn giữa copyright và copywriter, nhưng thông qua những thông tin được đề cập ở trên, sẽ không có thêm trường hợp nào rơi vào tình huống khó xử trước người khác khi nhầm lẫn ý nghĩa giữa hai từ.
Thông tin bạn có thể muốn tham khảo thêm đó là đăng ký giao dịch bảo đảm là gì? Những vẫn đề liên qua, khi nào cần sử dụng?
4. Làm thế nào để tôn trong copyright (quyền tác giả)?
Thật đáng buồn khi nói, mặc dù trên thế giới đã có nhiều bộ luật được đưa ra nhằm bảo vệ quyền tác giả nhưng tình trạng sao chép tác phẩm và sử dụng với những mục đích xấu vẫn xảy ra tràn lan ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngay cả ở các nước phát triển như Anh và Mỹ, tỷ lệ này là 10%, trong khi đó, tỉ lệ vi phạm bản quyền ở các nước châu Á cao hơn rất nhiều, rơi vào khoảng trung bình là 30%.
Ở Việt Nam, có thể dễ dàng nhận thấy sự thiếu tôn trọng quyền tác giả vẫn đang diễn ra hàng ngày. Có rất nhiều các bài báo tin tức về việc nhạc sĩ này đạo nhạc của nhạc sĩ khác, hay ca sĩ này biểu diễn bài hát mà chưa được sự đồng ý của tác giả. Điều này đang cảnh báo rằng, khái niệm về copyright ở nước ta vẫn còn bị xem nhẹ mặc dù đã có các điều luật quy định rõ ràng.
Để không tự biến mình trở thành người sao chép tác phẩm và không tôn trọng thành quả của người khác, chúng ta nên biết một số quy tắc như sau:
- Khi sử dụng những thông tin có bản quyền, cần được viết dưới dạng trích dẫn, ghi nguồn, tên tác giả rõ ràng. Ngoài ra không được trích dẫn nhiều hơn 500 từ hoặc 10% bài viết.
- Khi muốn sử dụng tác phẩm để dịch sang ngôn ngữ khác hoặc với mục đích khác, cần phải hỏi ý kiến tác giả. Khi tác giả đồng ý, bạn mới có quyền sử dụng tác phẩm cho mục đích cá nhân của mình.
- Khi sử dụng một bài viết của những tác giả khác, dù bạn đã chú thích rõ về người viết và thời gian viết nhưng không được sự đồng ý từ tác giả vẫn bị xem là hành động vi phạm quyền tác giả.
- Không tự ý nhận tác phẩm của người khác là tác phẩm của mình, hay sửa chữa nội dung tiêu đề tác phẩm.
Qua bài viết này, mong rằng mọi người sẽ được trang bị thêm đầy đủ kiến thức và hiểu rõ copyright là gì? Và những thông tin xung quanh vấn đề copyright sẽ giúp bạn biết tôn trọng vấn đề quyền tác giả.
4850 0