Công nghệ IoT là gì? Giải đáp mọi thắc mắc về công nghệ IoT

Theo dõi work247 tại
Phùng Hà tác giả work247.vn Tác giả: Phùng Hà

Thuật ngữ IoT chắc hẳn nghe còn khá xa lạ đối với chúng ta, tuy nhiên thì hiện nay thì công nghệ IoT đang được các tổ chức ở nhiều ngành nghề khác nhau ứng dụng khá phổ biến, để giúp họ có thể hiểu được khách hàng hơn để cung cấp các dịch vụ của họ hiệu quả cũng như là cải thiện, nâng cao các quyết định của để từ đó làm tăng giá trị của họ. Vậy công nghệ IoT là gì? Hãy cùng mình tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về công nghệ IoT nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu chung về công nghệ IoT

1.1. Khái niệm IoT là gì?

Công nghệ IoT – Là viết tắt của cụm từ tiếng anh đầy đủ là Internet of Things, có thể được hiểu là Internet vạn vật. IoT là 1 hệ thống bao gồm có các thiết bị tính toán, máy móc cơ khí hay là kỹ thuật số và con người có mối liên hệ chặt chẽ với nhau cùng với khả năng truyền tải dữ liệu thông qua 1 hệ thống mạng mà không cần phải yêu cầu tới sự tương tác của máy tính và con người.

Công nghệ IoT là gì?
Công nghệ IoT là gì?

Công nghệ IoT là 1 ý tưởng một hệ thống mạng lưới bao gồm có những thiết bị thông minh, là một chủ đề được thảo luận từ năm 1982. Tại thời điểm đó, 1 máy bán nước Coca Cola tự động ở Đại học Carnegie Mellon đã được điều chỉnh và trở thành 1 thiết bị đầu tiên có thể kết nối với Internet, đồng thời cũng có thể báo cáo với kiểm kho về nhiệt độ của những chai nước đó từ lúc mới được bỏ vào máy. Cho đến năm 1999 thì Kevin Ashton – Một nhà sáng lập Trung tâm Auto-ID tại Viện Công nghệ Massachusetts ở Mỹ đã giới thiệu cụm từ mang tên Internet of Things (IoT) để mô tả 1 hệ thống mà trong đó Internet có thể kết nối với thế giới vật chất qua cảm biến.

Xem thêm: Quản lý công nghệ là gì? Quản lý công nghệ trong doanh nghiệp

1.2. Cấu tạo cơ bản của một hệ thống IoT

Thông thường, một hệ thống IoT cơ bản sẽ có 4 thành phần chính, bao gồm: thiết bị (Things), hạ tầng mạng (Network and Cloud), trạm kết nối (Gateways), và bộ phân tích và xử lý dữ liệu (Services-creation and Solution Layers). Trong đó, các bộ phận cảm biến có vai trò đó là cảm nhận những tín hiệu tới từ các môi trường cơ bản như là nhiệt độ, áp suất, ánh sáng, …, sau đó sẽ chuyển đổi chúng sang các dạng dữ liệu ở trong môi trường Internet rồi xử lý những tín hiệu này và cuối cùng là đưa ra những sự thay đổi theo sở thích của người dùng. Hiện nay, công nghệ IoT đang được ứng dụng khá phổ biến qua những ứng dụng ở trên điện thoại, máy tính, …

Cấu tạo của hệ thống Iot
Cấu tạo của hệ thống Iot

1.3. Những điểm mạnh và hạn chế của công nghệ IoT

1.3.1. Điểm mạnh của công nghệ IoT

Với công nghệ IoT, người dùng có thể thực hiện truy cập thông tin ở mọi thời điểm, mọi lúc, mọi nơi ở bất cứ thiết bị nào. Điều này đồng nghĩa với việc là sẽ cải thiện hơn việc trao đổi, giao tiếp giữa các thiết bị điện tử với nhau khi chúng được kết nối.  Ngoài ra, công nghệ IoT còn giúp cho việc chuyển dữ liệu qua lại trong hệ thống mạng Internet có thể tiết kiệm hơn về thời gian và tiền bạc của người dùng, đồng thời chúng cũng có thể tự động hóa những nhiệm vụ, qua đó giúp cải thiện hơn về chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp khi sử dụng công nghệ này.

1.3.2. Hạn chế của công nghệ IoT

Bên cạnh những điểm mạnh trên, công nghệ IoT vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới người dùng trong quá trình sử dụng. Trước tiên đó là về vấn đề bảo mật, khi có nhiều thiết bị được kết nối với nhau, điều này cũng đồng nghĩa là sẽ có nhiều thông tin sẽ được chia sẻ qua lại giữa các thiết bị đó, khiến cho nguy cơ các thông tin bảo mật này bị các hacker đánh cắp cũng sẽ tăng lên.

Hạn chế tiếp theo đó là khi sử dụng công nghệ IoT, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể phải đối mặt với một số lượng khổng lồ các thiết bị IoT. Điều này khiến cho việc quản lý và thu thập những dữ liệu cần thiết từ các thiết bị này sẽ vô cùng khó khăn và là 1 thách thức vô cùng lớn đối với họ. Ngoài ra, nếu có trong hệ thống xuất hiện các lỗi thì các thiết bị đang được kết nối sẽ có khả năng bị hỏng.

Cuối cùng, do công nghệ IoT không có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích, chính vì vậy sẽ dẫn đến cho các thiết bị từ nhà sản xuất rất khó để có thể giao tiếp được với nhau.

2. Tìm hiểu ý nghĩa của công nghệ IoT hiện nay

Hiện nay, công nghệ IoT sẽ khiến cho mọi người có thể sống và làm việc một cách vô cùng thông minh hơn, đồng thời có thể giúp chúng ta kiểm soát được thời gian một cách tốt nhất. Bên cạnh đó thì công nghệ IoT cũng sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp trên thị trường một cái nhìn tổng quan hơn về thời gian mà hệ thống của họ đang hoạt động thực sự, đồng thời cũng sẽ cung cấp mọi thông tin chi tiết về tất cả các thứ khác như là về hiệu suất máy móc, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, những hoạt động hậu cần, ...

Ý nghĩa của công nghệ IoT
Ý nghĩa của công nghệ IoT

Không chỉ có vậy, công nghệ IoT còn có thể giúp cho các công ty tự động hóa những quy trình và giảm bớt chi phí lao động, khiến cho những chất thải được giảm bớt đi, cải thiện chất lượng dịch vụ, khiến cho những việc sản xuất và giao hàng bớt tốn kém chi phí hơn, cũng như là mang đến sự minh bạch trong mọi giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Có thể thấy công nghệ IoT là một công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Với sự phát triển vượt bậc của thời đại công nghệ hiện nay, chúng ta có thể tin rằng trong tương lai, công nghệ IoT sẽ được tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Xem thêm: Tìm hiểu công nghệ AR là gì? Góc tiếp cận đúng nhất về công nghệ AR

3. Những ứng dụng thực tiễn của công nghệ IoT hiện nay

3.1. Ứng dụng của công nghệ IoT cho các doanh nghiệp

Lợi ích mà công nghệ IoT mang lại cho các doanh nghiệp hiện nay sẽ phụ thuộc cụ thể vào việc triển khai, do đó các doanh nghiệp cần phải nhiều có quyền truy cập vào dữ liệu hơn về những sản phẩm của chính họ cũng như là hệ thống nội bộ của họ. Hiện nay thì các nhà sản xuất đang thêm các thiết bị cảm biến vào trong thành phần sản phẩm của họ để có thể truyền tải được dữ liệu về cách cách thức mà chúng hoạt động, qua đó giúp cho các doanh nghiệp có thể phát hiện ra được những vấn đề, rủi ro sớm nhất có thể để kịp thời khắc phục trước khi có những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

Ứng dụng với doanh nghiệp
Ứng dụng với doanh nghiệp

Bên cạnh đó thì việc các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ IoT có thể sẽ được chia thành hai phân khúc chính, bao gồm:

+  Những loại dịch vụ mà chỉ dành riêng cho ngành nghề như là thiết bị cảm biến trong nhà máy phát điện hay là thiết bị định vị thời gian thực tế để thực hiện chăm sóc sức khỏe.

+ Những loại thiết bị công nghệ IoT mà chỉ sử dụng trong các ngành công nghiệp như là điều hòa không khí thông minh hay là hệ thống an ninh.

3.2. Ứng dụng của công nghệ IoT cho người dùng

Đối với các người dùng thì công nghệ IoT có thể sẽ được ứng dụng khiến cho nhà, văn phòng hay các phương tiện của họ trở nên thông minh hơn, đồng thời cũng sẽ dễ dàng hơn khi đo lường. Một số các thiết bị thông minh hiện nay như là Echo của Amazon hay là Google Home giúp người dùng có thể phát nhạc một cách dễ dàng hơn, đặt bộ hẹn giờ, ... Ngoài ra với máy điều hòa thông minh còn có thể giúp cho người dùng sưởi ấm ngôi nhà trước khi họ quay trở lại.

Ứng dụng với người dùng
Ứng dụng với người dùng

Trên đây là những chia sẻ của work247.vn để giải đáp thắc mắc công nghệ IoT là gì, đồng thời cũng giới thiệu tới bạn những ý nghĩa, ứng dụng của công nghệ IoT đối với chúng ta. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về công nghệ IoT.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem377 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT