Ngược đãi trẻ em là gì? Nói “không” với ngược đãi trẻ em

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 30-03-2024

Gần đây trên các trang mạng xã hội hay trên các mặt báo, hành vi ngược đãi trẻ em được chia sẻ và cập nhật với tần suất liên tục. Tình trạng này diễn ra ở khắp nơi từ các thành phố lớn – nơi mà hầu hết dần trí cao cho đến các vùng nông thôn, miền núi – nơi dân trí còn thấp. Đây là hành vi đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho mầm non tương lai của đất nước và một mối lo ngại cho sự phát triển sau này.

Việc làm luật - pháp lý

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Ngược đãi trẻ em là gì?

ngược đãi trẻ em là gì

Hiện nay trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, mọi người hầu hết đều có quyền được đến trường học văn hóa, đạo đức tiếp xúc với nhưng nên văn hóa văn minh thế giới. Người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay được bạn bè thế giới yêu mến về lối sống tình cảm, tràn đầy tình yêu thương, luôn đùm bọc giúp đỡ nhau. Nhưng chúng ta không nên ngộ nhận về đều đó vì một dân tộc tự nhận mình không có đức tính xấu là một dân tộc sống trong ảo tưởng luôn đứng trước nguy cơ bị suy thoái.

Thật may mắn khi ngày nay chúng ta đang được sống trong một xã công bằng, dân chủ văn minh con người được tư do sống cuộc sống mình muốn và được nói ra những tâm tư nguyện vọng của bản thân. Ấy vậy mà ở đâu đó trong cái xã hội này vẫn còn tồn tại vô số những hành động không có đạo đức gây nhức nhối ảnh hưởng đến tâm lý của người lương thiện. Một trong số những hành động đáng lên án đó là hành vi ngược đãi trẻ em. Vậy hành vi ngược đãi trẻ em là gì?

Chúng ta không thể định nghĩa được hành vi này chỉ trong một hai câu ngắn ngủi mà đây là một hành vi bao hàm rộng vì đây không chỉ là hành động không chỉ làm ảnh hưởng đến thân thể mà còn ảnh hưởng đến tâm lý ngây ngô trong sáng của lũ trẻ.

Có thể hiểu một cách khái quátngược đãi trẻ em là bao gồm những hành vi trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng nghiệm trọng đến thể thể xác và tâm lý của đứa trẻ

2. Các hình vi ngược đãi trẻ em

các hành vi ngược đãi trẻ em là gì

Như đã nói ngược đãi trẻ em được bao hàm rất rộng nhưng có thể kể đến một số các hành vi sau đây:

- Xâm phạm thân thể: Bao gồm các hành động gây ra đau đớn về thể chất cho trẻ em bao gồm các hành động nhỏ nhất như bấu véo, rung lắc đến tát, đánh đập,...Khi đó trẻ em bị tổn thương rất đa dạng từ tổn thương phần mềm như vết rách, bầm tím,… cho đến các vết thương nghiêm trọng như gãy răng, gãy xương, hệ thần kinh bị thương tích, nội tạng bên trong bị ảnh hưởng. Chính những hành vi tàn bạo này của người lớn lên chúng từ nhỏ đã làm cho chúng bị ám ảnh và dễ phát triển hành vi bạo lực hoặc phạm tội sau này.

Thực tế cho thấy là tình trạng trẻ em phạm tội hầu hết là sống trong môi trường mang tính bạo lực. Trẻ em là một trang giấy trắng, mọi thứ chúng biết sau này đều là do bị ảnh hưởng và học tập từ mọi thứ xung quanh. Nhưng không thể vơ đũa cả nắm khi mà còn rất nhiều đứa trẻ có tích cách tốt không dễ bị ảnh hưởng.

- Lạm dụng tình dục: Đây được xem là một vấn nạn đang có sự ra tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Tình trạng này thường xảy ra với những trẻ em gái mới lớn và thậm trí là những đứa trẻ mấy mười tháng tuổi chưa có nhận thức với mọi thứ xung quanh. Khi chúng còn bồng bột và non nớt thì thì làm sao có thể hiểu được những gì đang xảy ra với chính bản thân mình.

Xâm phạm tình dục không chỉ là ép buộc quan hệ tình dục mà kể cả những hành vi sờ mó cơ quan sinh dục hay giao dịch tình dục với mục đích thương mại. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em rất nhiều loại, có những người chỉ mới 14-15 tuổi, có những người lại lên đến 70-80 tuổi và thậm trí thủ phạm còn chính là người thân trong gia đình, những người ruột thịt sinh ra mình, cho mình sự sống ngay tại chính mái nhà mà đáng ra tại đây chúng phải được che trở khỏi những mối nguy hiểm này

Nguyên nhân của hiện trạng này xuất phát từ rất nhiều yếu tố. Trước tiên phải nói đến trách nhiệm của cha mẹ, người trực tiếp chăm sóc trẻ thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu kỹ năng phòng ngừa, kỹ năng giải quyết về pháp lý,…Thứ hai, đối với bản thân trẻ, còn mang một đầu óc ngây thơ, với chúng thì cuộc sống này chỉ toàn màu hồng chưa nhận thức được mọi thứ xung quanh nhất là nhận thức về tình dục, trẻ em luôn có sự tò mò muốn khám phá những điều chưa biết cũng là một nguyên nhân khách quan dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra. Và cuối cùng, một phần nguyên nhân cũng là do công tác truyền thông về xâm hại tình dục trẻ em, giáo dục giới tính chưa được xã hội quan tâm và chú trọng. Hầu hết ai trong số người lớn chúng ta đều biết hậu quả nghiệm trong của vấn nạn này nhưng tỏ ra thờ ơ hoặc không quan tâm.

Hậu quả của hành vi này gây ra là những vết sẹo trên thân thể, là những vết thương lớn về mặt tinh thần đi theo các em suốt cuộc đời.

- Sao nhãng hay bỏ mặc không chăm sóc: Cũng có thể do hoan cảnh gia đình mà bố mẹ bận bịu với công việc kiếm tiền mà quên đi việc chăm sóc con cái. Hoặc là do sự vô tâm, sinh con ra mà không có trách nhiệm với chúng, bỏ mặc chúng.

Những nhu cầu cơ bản của trẻ về thể chất, giáo dục hay cảm xúc không được đáp ứng. Trẻ không được chăm sóc y tế kịp thời hay để chậm trễ, bị bỏ mặc, đuổi khỏi nhà, không cho trẻ ăn uống đầy đủ, không cho trẻ đi học, không quan tâm đến nhu cầu cảm xúc của trẻ, cho phép trẻ uống rượu, va vất vào tệ nạn xã hội.

Dấu hiệu của hành vi này lên trẻ là trẻ có vẻ ngoài bẩn thỉu, tóc rối, ăn mặc không phù hợp với thời tiết, không vệ sinh răng miệng, mỏi mệt, lơ đãng, thèm được ăn.

- Gây tổn thương về cảm xúc: Tuy hành vi này không gây ra cảm giác đau đơn về thể xác nhưng nó lại gây tổn thương sau sắc về tình thân bao gồm chửi mắng, lăng nhục trẻ, hoặc những hành vi dán tiếp như là bố mẹ cãi cọ, anh chị chửi mắng nhau ngay trước sự chứng kiến của trẻ,… Những hành vi này gây ảnh hưởng đến nhận thức sau này của chúng, gây rối loạn nghiêm trọng nhân cách, tâm trí trẻ. Chúng dễ trở thành người mất lòng tin, lời nói cọc cằn, hành vi thô bạo, ương ngạnh,..

Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội

3. Tình trạng trẻ em bị ngược đãi hiện này

tình trạng ngược đãi trẻ em là gì

Mối lo ngại về những hành vi ngược đãi trẻ em trong những năm gần đây tại Việt Nam đang lan rộng trong cộng đồng.

Bác Hồ đã ví “trẻ em như búp trên cành” và đúng là như vậy. Nhìn vào đôi mặt trong sáng của chúng ta cảm thấy thật bình yên, trong đôi mắt ấy ẩn chứa bao hoài ước về một cuộc sống màu hồng. Ấy vậy mà đâu đó trong cái xã hội văn minh này lại tồn tại thể loại người vô nhân tính, độc ác nhẫn tâm gấy ra hành vi ngược đãi khiến những búp non không những bị vùi dập một cách thô bạo, phũ phàng, mà còn bị rẻ rúng, khinh thường.

Trên các trang mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đã lên án rất nhiều về vấn nạn ngược đãi trẻ em bằng những video, hình ảnh thiết thực nhất. Phải nói là ngày càng nhiều video, hình ảnh được chia sẻ gây xôn xao dư luận, làm ảnh hưởng đến tâm lý của không ít các bậc phụ huỳnh có con nhỏ.

Tình trạng này xảy ra ở khắp mọi nơi, từ trường học nơi mà chúng đáng lẽ sẽ được vui chơi, được cô giáo dạy cho những điều hay lẽ phải về cuộc sống này hay ngoài đường, ngoài công viên nơi chúng được đùa nghịch, vận động bản thân thì lại là những nơi khiến chúng phải chịu nhiều tổn thương nhất.

Thậm trí chúng còn bị ngược đãi ngay trong chính ngôi nhà mà chúng lớn lên nơi mà đáng ra phải là nơi an toàn nhất, hạnh phúc nhất khi nhận được tình yêu thương của cha mẹ. Gia đình đáng lẽ là mái nhà bình yên che trở cho tuổi thơ của trẻ thì lại trở thành nơi bạo hành và tạo những ký ức hãi hùng cho trẻ. Chúng ta sẽ không khỏi bàng hoàng về những hành vi đánh đập, ngược đãi con cái bởi chính lòng nhẫn tâm của cha mẹ. Qua phương tiện truyền thông đại chúng, ta lại càng sót sa hơn trước hành vi xâm hại tình dục của chính cha đẻ và ông nội.

Như thông kê của cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em công bố, tại Việt Nam trung bình mỗi năm có hơn 2024 trẻ bị bạo lực xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp. Con số đó là con chưa kể đến những hành vi ngược đãi khác.

Ở nước ta tình trạng ngược đãi xảy ra ở cả bé nam và bé gái, trong đó tình trạng bé gái bị ngược đãi với những hành vi như: phải nghỉ học lao động sớm, bị ép lấy chồng khi còn chưa đến tuổi, bị dụ dô sa vào con đường buôn bán mại dậm và đặc biệt là hành vị xâm hại tình dục.

Sự ngược đãi trẻ còn thật sự đáng lo lắng khi số trẻ em từ 5 tuổi trở xuống bị tử vong do ngược đãi còn nhiều hơn số trẻ tử vong do ngã, chết đuối nước, tai nạn giao thông… với nhiều loại thương tích nặng vào đầu, bụng…Điều đáng ngạc nhiên ở đây hơn nữa là trẻ dưới một tuổi chiếm 39% số trẻ tử vong do ngược đãi. Lại thêm một câu hỏi lơn đặt ra ở đây là với những đứa trẻ đỏ hỏn như vậy thì chúng đã gây ra tội lỗi gì?

Xã hội hiện nay còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ dẫn đến ngược đãi trẻ em. Điều lo ngại là tình trạng này còn ít được cộng đồng quan tâm, để nhiều vụ việc kéo dài đến nhiều năm, khi sự việc đã đi đến mức nghiêm trọng thì mới được phát giác, tố cao lên cơ quan chức năng. Sự thờ ơ, vô cảm hoặc tâm lý nể nang, lo sợ bị trả thù… khiến nhiều người xung quanh không dám can thiệp hoặc tố giác hành vi phạm pháp này.

Bên cạnh đó thì cha mẹ, trẻ nhỏ chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình, chính quyền địa phương cũng chưa quan tâm tuyên truyền cho người dân

Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh

4. Giải pháp bảo vệ trẻ em bị ngược đãi

giải pháp bảo về trẻ tránh khỏi ngược đãi trẻ em là gì

Trước thực tráng này, một câu hỏi lớn được đặt ra “Ai là người sẽ bảo vệ trẻ em?” Khi mà chính bố mẹ chúng còn là người ngược đãi chúng bởi những hành vi từ vô ý đến cố ý như vậy.

Việt Nam có luật bảo vệ trẻ em, vậy vai trò của cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội đang ở đâu? Họ cần áp dụng luật pháp như thế nào để bảo vệ trẻ em tránh khỏi những sự ngược đãi thương tâm này? Nước ta là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ 2 trên Thế giới tham gia phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em vào năm 1990.  Luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được năm 1991; Luật Trẻ em năm 2024, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Lao động, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và hàng trăm văn bản dưới luật quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đoàn thể trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Có thể khẳng định không thiếu văn bản pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, kể cả biện pháp chế tài hình sự lẫn hành chính.

Một yêu cầu nữa đặt ra khi cơ quan chức năng áp dụng pháp luật là phải áp dụng chặt chẽ, xử lý triệt để các hành vi ngược đãi để tảo sự răn đe cho xa hội. Người bạo hành dù có thân sinh ra chúng thì cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật.

Tuy nhiên, trừng trị theo pháp luật chỉ giải quyết xử phạt khi mà hành vi đó đã gây ra và để lại hậu quả mà bị phát giác hay tố chứ không xử lý được tận gốc vấn đề. Cách giải quyết hiệu quả nhất là bản thân mỗi người trong cộng đồng cần có ý thức về sự ngược đãi trẻ em, có hiểu biết về pháp luật và nhất là phải có nhận thức từ bên trong con người họ. Cần tạo lan sóng dư luận xã hội mạnh mẽ để thúc đẩy các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội cùng vào cuộc bảo về trẻ em, đảy mạnh tuyên truyền phổ biến kiến thức về quyền và kỹ năng chăm sóc bảo vệ và ứng xử trước mặt trẻ.

Sự chung tay giúp đỡ của mọi người sẽ giúp bảo vệ được những mầm non tương lai của đất nước, để những búp non này có sự sinh sôi nảy nỡ trong một xã hội đày tình yêu thương.

Việc làm giáo dục - đào tạo

Qua bài viết trên đây hy vọng đã giúp mọi người phần nào đó hiểu được hành vi ngược đãi trẻ em là gì? Mọi hành vi ngược đãi trẻ em đều cần phải ngăn chặn ngay từ trong gia đình và cần báo cáo cho cơ quan chức năng. Hay cùng góp sức bảo vệ trẻ em trước những mối nguy hại đang tiềm ẩn và có nguy cơ bùng phát nếu gặp điều kiện thuận lợi trong cái xã hội này.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3871 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT