Vốn tự có của ngân hàng là gì? Đặc điểm và những điều cần biết
Theo dõi work247 tạiMỗi ngân hàng khi được thành lập đều phải có một khoản vốn riêng tự có vững chắc cho riêng mình để là cơ sở để phát triển và từ đó mở rộng quy mô hoạt động cúa mình. Vậy vốn tự có của ngân hàng là gì?
1. Vốn tự có của ngân hàng là gì?
Ở Việt Nam, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì vốn tự có là giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ thuộc sở hữu ngân hàng và một số khoản nợ khác của tổ chức tín dụng.
Vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số nguồn vốn kinh doanh nhưng thực ra nó lại nắm vai trò rất quan trọng thiết yếu trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là cơ sở tạo ra các nguồn vốn khác và gây dựng niềm tin ban đầu cho khách hàng. Khi ngân hàng xảy ra khủng hoảng thì nguồn vốn tự có này được xem là “chốt phòng thủ” cuối cùng, nếu vốn tự có càng cao thì khả năng rủi ro xảy ra với ngân hàng càng thấp.
2. Vốn tự có của ngân hàng bao gồm những gì? Đặc điểm xác định vốn tự có
Theo cơ quan quản lí của ngân hàng, vốn tự có của ngân hàng được chia ra làm 2 loại
Vốn tự có cơ bản bao gồm vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp), thặng dư vốn cổ phần, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ và lợi nhuận không chia.
Vốn tự có bổ sung bao gồm giá trị tăng thêm của tài sản cố định, giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành, các khoản nợ khác và một khoản dự phòng chung.
Đặc điểm vốn tự có của ngân hàng
Vốn tự có của ngân hàng sẽ là một nguồn vốn ổn định và tăng trưởng ổn định theo suốt quá trình hoạt động của ngân hàng
Vốn tự có chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh (từ 8% đến 10%) nhưng nắm giữ một vị trí chủ chốt quan trọng để tạo nên các nguồn vốn khác và gây dựng sự uy tín ban đầu.
Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động, giới hạn huy động vốn và còn là yếu tố để các cơ quan quản lí xác định mức độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng đó (theo pháp lệnh ngân hàng năm 1990 thì một ngân hàng không thể huy động vốn quá 20 lần so với vốn tự có của nó vì nó có thể gây ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho khách hàng hay theo luật của tổ chức tín dụng Việt Nam thì khi cho vay với một khách hàng thì tổng dư nợ cho vay cao nhất sẽ không được phép vượt hơn 15% vốn tự có của ngân hàng).
Xem thêm: Tổng hợp các loại rủi ro trong ngân hàng thương mại đầy đủ nhất
3. Chức năng vốn tự có của ngân hàng
3.1. Chức năng bảo vệ
Đây luôn được xem là chức năng quan trọng và thiết yếu nhất. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đôi khi các rủi ro có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Những rủi ro đôi khi sẽ mang về rủi ro lớn và có thể dẫn đến thua lỗ phá sản. Vậy vốn tự có được sinh ra để đảm bảo cho những nguy cơ đó không xảy ra hay để giải quyết những thiệt hại đền bù về sau . Thanh toán khoản lỗ hay khi ngân hàng mất khả năng chi trả cho khách thì số vốn tự có này giúp sẽ thực hiện chức năng của mình giúp cho khách hàng không bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng.
3.2. Chức năng hoạt động
Thể hiện ở chỗ nó có thể được sử dụng để cho vay, hùn vốn hay để đầu tư chứng khoán giúp mang lại lợi nhuận thêm cho ngân hàng. Tuy nhiên số vốn này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng số vốn nên lợi nhuận mang về không quá lớn nên chức năng này cũng chỉ là chức năng thứ yếu.
3.3. Chức năng điều chỉnh
Đây là mấu chốt để các cơ quan quản lý ngân hàng hướng vào và đưa ra các quy định để điều chỉnh hoạt động của ngân hàng cho phù hợp hơn với quy mô hiện tại giúp ngân hàng luôn giữ được trạng thái an toàn trong kinh doanh.
Xem thêm: RWA là gì? Hiểu chính xác về tài sản rủi ro trong ngân hàng
4. Các phương pháp giúp tăng vốn tự có của ngân hàng
4.1. Phát hành cổ phiếu thường
Đây là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tài sản hoặc vốn của ngân hàng.
Ưu điểm: khi phát hành thường sẽ không phải hoàn trả cho người mua cổ phiếu nên sẽ không trở thành gánh nặng cho ngân hàng mỗi khi làm ăn thua lỗ. Giúp tăng quy mô vốn kinh doanh dài hạn và khả năng vay nợ của ngân hàng sau này.
Nhược điểm: mất chi phí cao và có thể làm tăng số cổ đông sở hữu ngân hàng và đôi khi dẫn tới khó khăn trong việc phân chia quyền kiểm soát và quyền biểu quyết. Từ đó sẽ tạo ra nguy cơ không thuận lợi cho các cổ đông hiện tại.
4.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn
Là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với số vốn góp vào ngân hàng, đồng thời cho phép cổ đông ưu đãi nhận một số quyền lợi lớn hơn so với cổ đông thường như ưu đãi về cổ tức, được quyền chuyển sang cổ phiếu thường.
Ưu điểm: không phải trả lại vốn và không làm phân tán quyền kiểm soát của ngân hàng, tăng khả năng vay nợ của ngân hàng sau này.
Nhược điểm: khi ngân hàng làm ăn thua lỗ thì các cổ tức phải trả lại cho các cổ đông, chi phí phát hành cao và sẽ bị giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu.
4.3. Phát hành giấy nợ thứ cấp (thời hạn tối thiểu trong 7 năm)
Ưu điểm: Khi phát hàng giấy nợ thứ cấp, phương pháp này tốn chi phí thấp và không bị phân tán quyền kiểm soát của công ty nên đây là phương pháp rất được ưu chuộng trên thị trường
Nhược điểm: phải trả lại cho người mua trái phiếu khi hết hạn,lãi trả cho trái phiếu gây ra gánh nặng cho ngân hàng.
Với bài viết vốn tự có của ngân hàng là gì? Một số đặc điểm và chức năng của loại vốn này sẽ giúp cho các bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về sức mạnh cũng như tầm quan trọng của loại vốn này đối với mỗi ngân hàng, cũng như giúp bạn đưa ra một quyết định đầu tư đúng đắn hơn.
6215 0