Giải đáp thắc mắc Y sĩ là gì? Những kỹ năng cần có của Y sĩ

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 17-07-2024

Mỗi khi đi thăm khám ở các trung tâm y tế thì chúng ta đều có thể được gặp các y sĩ, mặc dù chưa phải là bác sĩ trực tiếp tham gia chữa trị thế nhưng các y sĩ vẫn luôn rất nhiệt tình hỗ trợ người bệnh. Vậy y sĩ là gì? Họ có chức năng và nghĩa vụ như nào ở các trung tâm y tế? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về y sĩ ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Cần tìm việc làm

1. Tìm hiểu thông tin và đặc điểm của y sĩ là gì?

Khi đi khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế chắc hẳn bạn sẽ thấy các bác sĩ ở đó đều vô cùng bận rộn trong việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Chính vì vậy họ phải tìm kiếm ai đó giúp đỡ cho mình các công việc tại đây luôn trật tự, theo đúng quy trình và giảm bớt gánh nặng cho họ. Do đó nhu cầu đối với nghề y sĩ cũng tăng theo một cách nhanh chóng, dần dần trở thành một cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Y sĩ
Y sĩ

Vậy đặc điểm của y sĩ là gì?

Người y sĩ có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ hành chính văn phòng tại cơ sở y tế có quá đông bệnh nhân. Y sĩ sẽ thực hiện cập nhật thông tin của bệnh nhân, lên lịch hẹn khám và tài khám, nhận và trả lời các cuộc điện thoại đến cơ sở y tế. Đây mới chỉ là một phần của những trách nhiệm mà người y sĩ cần thực hiện. Chung quy lại nhiệm vụ hàng ngày của người y sĩ đó là theo dõi, nắm bắt được những vấn đề xảy ra trong nơi làm việc, đồng thời đưa ra các giải pháp để xử lý những tình huống có thể xuất hiện trong cơ sở y tế đó.

Tương tự như những ngành nghề khác, y sĩ sẽ được chia làm 2 cấp độ bao gồm: 

- Y sĩ chưa được cấp phép hoạt động hành nghề với y sĩ đã thực hiện đăng ký ngành nghề. Trong đó, các y sĩ chưa thực hiện đăng ký nghề nghiệp thì khi làm việc phải được theo dõi, giám sát liên tục bởi các bác sĩ. Công việc của họ cũng chưa có gì mấy, đa phần là thực hiện các công việc hành chính văn thư như chuẩn bị hồ sơ cho bệnh nhân xuất nhập viện, trực điện thoại tổng đài trung tâm, lên lịch hẹn khám chữa bệnh, hỏi thăm, quan tâm tình hình của bệnh nhân,...

- Y sĩ đã được thực hiện cấp phép hành nghề sẽ đảm nhận nhiều công việc cao hon như: tham gia vào các cuộc tiểu phẫu, thực hiện lấy máu xét nghiệm của bệnh nhân, đo và tính toán các chỉ số về sinh tồn, một số trường hợp đặc biệt khác y sĩ đã được cấp giấy phép sẽ được thực hiện xét nghiệm về chẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân.

Đặc điểm của y sĩ
Đặc điểm của y sĩ

Mặc dù công việc của các y sĩ có vẻ nhiều thế nhưng ho lại được thường xuyên giao lưu với những bệnh nhân. Bác sĩ có thể hỗ trợ và giúp đỡ bệnh nhân khi cần nhờ, điều này sẽ tăng cơ hội cho họ được trải nghiệm những điều tuyệt vời trong cuộc sống.

Xem thêm: Việc làm bác sĩ

2. Công việc cụ thể của người y sĩ là gì?

Người y sĩ đã được trải qua đào tạo một cách chuyên nghiệp nên có thể thực hiện nhiều công việc, gồm có cả những công việc liên quan đến văn thư và chuyên về y tế. Do nhu cầu cao và cơ chế đào tạo mở rộng nên người y sĩ có thể đảm nhận nhiều các công việc khác nhau như

- Công việc về lâm sàng thì các y sĩ đã được cấp chứng nhận sẽ được thuê với vai trò giống như một trợ lý bác sĩ hoặc là người điều dưỡng tại cơ sở y tế để làm các nhiệm vụ lâm sàng. Các công việc cụ thể như: Theo dõi, đo lường các chỉ số sinh tồn, chuẩn bị hồ sơ để bệnh nhân tham gia đánh gia về y khoa, giải đáp các thắc mắc về quy trình điều trị và tổng hợp lại các kết quả xét nghiệm. Các công việc của y sĩ sẽ được giám sát bởi các bác sĩ, điều dưỡng hoặc một thư ký của khoa. Ngoài ra người y sĩ cũng có thể thực hiện vào công việc đo điện tâm đồ hoặc hướng dẫn bệnh nhân lấy thuốc.

- Công việc văn phòng của người y sĩ ngoài việc thực hiện trả lời những cuộc gọi, hẹn lịch khám chữa bệnh, tổng hợp các văn bản và tiếp đón bệnh nhân, người y sĩ thực hiện cập nhật những báo cáo của khoa rồi lưu trữ những thông tin về bảo hiểm kèm với việc sắp xếp và cung cấp các dịch vụ của khoa.

Công việc cụ thể của người y sĩ
Công việc cụ thể của người y sĩ

- Công việc về chuyên môn của y sĩ là làm việc cho các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao như nhãn khoa, nhi khoa hoặc sản khoa. Khi đó các y sĩ sẽ đảm đương những nhiệm vụ riêng với từng lĩnh vực mà họ tham gia. Y sĩ trong khoa mắt sẽ chăm sóc, giúp đỡ bệnh nhân qua việc kiểm tra và đo mắt để xác định tình trạng của mắt và hỗ trợ cho bệnh nhân. Y sĩ làm việc cho khoa nhi thì sẽ cung cấp các giải pháp chăm sóc y tế dành cho trẻ nhỏ và được giám sát bởi một bác sĩ trong khoa nhi đó. Y sĩ trong khoa sản sẽ làm việc ở phòng mạch của bác sĩ và tham gia công việc hỗ trợ những xét nghiệm và sắp xếp lại những kết quả của xét nghiệm đó. Với mỗi công việc chuyên ngành thì người y sĩ sẽ được đảm nhiệm các công việc văn thư hay lâm sàng khác nhau.

- Công việc tại bệnh viện của y sĩ sẽ bao gồm những nhiệm vụ lâm sang giống như trên tuy nhiên sẽ đi kèm với những chuyên môn khác. Do tại các bệnh viện thường sẽ có những bệnh nhân ở lại để điều trị lâu dài, nên buổi đêm sẽ cần những người y sĩ thực hiện các công việc lâm sàng để chăm sóc, phục vụ những nhu cầu hàng ngày của bệnh nhân đó bao gồm: thực hiện vệ sinh cá nhân, hỗ trợ bệnh nhân di chuyển từ phòng nội trú qua những phòng ban y tế để thực hiện điều trị. Những người y sĩ đảm đương vai trò như một kỹ thuật viên chăm sóc cho bệnh nhân một cách thường trực.

Xem thêm: Trả lời câu hỏi điều dưỡng có được liên thông lên bác sĩ?

Nhiệm vụ của y sĩ
Nhiệm vụ của y sĩ

Cv xin việc đẹp

3. Kỹ năng cần có của y sĩ là gì?

- Kỹ năng làm việc tại phòng thí nghiệm của người y sĩ là rất quan trọng bởi nếu cơ sở y khoa nhỏ chưa thể gửi những mẫu xét nghiệm tới các phòng thí nghiệm hiện đại thì người y sĩ lúc này cần có kỹ năng làm việc với kiểm tra về thị lực, thai sản và phân tích chỉ số trong máu, nước tiểu hoặc các mẫu về bệnh phẩm khác nếu có. Y sĩ cũng sẽ phải thực hiện công việc chuẩn bị cho việc lấy mẫu bệnh phẩm trong trường hợp cơ sở không thể tự tiến hành kiểm tra mẫu được.

- Kỹ năng về công việc hành chính của y sĩ bao gồm việc lên kế hoạch đặt các mặt hàng, công cụ hoặc trang thiết bị y khoa đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh, thực hiện điền vào hóa đơn, kiểm tra các kết quả thanh toán. Trường hợp cơ sở y tế không có tiếp tân thì y sĩ sẽ chịu trách nhiệm thực hiện trả lời cho các cuộc điện thoại, sắp xếp lịch cho các cuộc hẹn, có trách nhiệm thực hiện chi trả cho bảo hiểm y tế của các bệnh nhân.

Kỹ năng cần có của y sĩ
Kỹ năng cần có của y sĩ

- Người y sĩ cũng cần trang bị kỹ năng về giải phẫu như hiểu rõ về cơ thể người bởi người y sĩ sẽ có trách nhiệm thực hiện các bài kiểm tra cơ bản hoặc sẽ chuẩn bị, sắp xếp công việc cho các bác sĩ. Y sĩ cần phải trau dồi, làm quen và nắm bắt về hệ thống thần kinh, các đường tiết niệu, hệ tiêu hóa, bộ máy hô hấp và sinh sản,... Khi bệnh nhân có than phiền về triệu chứng tại một vị trí nào đó trên cơ thể thì người y sĩ cần nắm bắt và truyền đạt lại cho bác sĩ biết.

- Kỹ năng giao tiếp của y sĩ cũng vô cùng quan trọng bởi bệnh nhân khi tiếp xúc sẽ có nhiều độ tuổi khác nhau, tính cách khác nhau chính vì vậy người y sĩ cần phải có những cách cư xử đối đãi khác nhau cho phù hợp. Cần phải tạo cho bệnh nhân sự thoải mái và xây dựng được lòng tin với người bệnh thông qua những cử chỉ, sự tương tác trong giao tiếp. Y sĩ sẽ là người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân bằng việc kiểm tra, phát thuốc, theo dõi chỉ số, tình trạng của bệnh nhân, thực hiện tiêm thuốc hoặc băng bó cho các vết thương hở của người bệnh, truyền đạt lại các quy trình điều trị theo những yêu cầu của các bác sĩ.

Xem thêm: [Cập nhật] bản mô tả công việc bác sĩ y học dự phòng chi tiết

Y sĩ có vai trò quan trọng trong các cơ sở y tế
Y sĩ có vai trò quan trọng trong các cơ sở y tế

Như vậy thông qua bài viết vừa rồi tôi hy vọng bạn đọc đã có thể nắm bắt được các thông tin giải đáp cho câu hỏi y sĩ là gì? Từ đó bạn có thể học hỏi và bổ sung những kỹ năng còn thiếu để phát triển trở thành người y sĩ, bác sĩ giỏi, cứu chữa được cho nhiều bệnh nhân.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1231 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT