Giải đáp: Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ có đam mê và hứng thú đối với ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên không phải bạn nào cũng nắm rõ công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào, đặc thù các chuyên ngành đó ra sao, cơ hội việc làm sau khi học xong như thế nào? Vậy để làm rõ cho các vấn đề đó hãy cùng dõi đọc bài viết dưới đây nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm tuyển dụng

1. Tìm hiểu khái niệm Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin hay còn được gọi tắt là Information Technology (IT) ở trên thế giới gồm có khoa học về máy tnhs và kỹ thuật về máy tính. Đối với ở Việt Nam thì phạm vi của ngành Công nghệ thông tin lại khác rộng, bao gồm ngoài các lĩnh vực về máy tính. Nhu cầu việc làm đối với ngành này chủ yếu tập trung vào như nghề lập trình viên, nghề kỹ sư phần cứng, nghề kỹ thuật viện hoặc lập trình trên điện thoại hoặc game,...

 Công nghệ thông tin
 Công nghệ thông tin

Trong thời đại mà mọi thứ đang ngày càng được số hóa thì độ phổ biến của công nghệ thông tin lại càng rộng rãi đặc biệt trong các ngành công nghiệp lại càng không thể thiếu sự tồn tại của công nghệ thông tin.

Thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam đang ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ và đang rất khát nhân lực. Theo một số dự báo thì nước ta sẽ cần đến hơn khoảng 1,2 triệu người lao động liên quan đến IT cho đến năm 2021.

Không riêng gì tại Việt Nam mà trên thế giới thì công nghệ thông tin là khối ngành luôn dẫn đầu về nhu cầu nguồn nhân lực. Nhiều các sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được các công ty săn đón, mở ra một cơ hội việc làm rộng lớn cho các bạn trẻ đam mê theo đuổi ngành này.

Xem thêm: Công nghệ thông tin làm gì? Vai trò của công nghệ thông tin

2. Giải đáp: Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?

2.1. Chuyên ngành Khoa học máy tính hay còn gọi là Computer science

Những người tham gia vào thực hiện nghiên cứu về các khoa học máy tính là những nhà khoa học. Họ chủ yếu tập trung vào những lý thuyết có ứng dụng tính toán. Nhờ vậy, họ có thể trả lời được các câu hỏi “tại sao” về những vấn đề liên quan đến chương trình máy tính. Nhờ việc sử dụng những thuật toán, những cấu trúc dữ liệu và cả toán cao cấp mà các nhà khoa học về máy tính đã sáng tạo ra những phương thức mới mẻ trong việc dẫn truyền thông tin. Người làm công việc này thường quan tâm nhiều đến phần mềm và những hệ điều hành trong việc triển khai công việc.

Khoa học máy tính
Khoa học máy tính

Các sinh viên khi theo học ngành khoa học máy tính sẽ được đào tạo về những nguyên tắc cơ bản đối với những ngôn ngữ về lập trình khác nhau, về những đại số tuyến tính và rời rạc, các bản thiết kế và xây dựng phần mềm.

Nói một cách vui vui thì những người làm khoa học máy tính có thể trò chuyện với chiếc máy tính. Đây là chuyên ngành dựa trên vấn đề về toán học và ngôn ngữ của máy tính. Những người làm việc và theo đuổi đối với ngành này sẽ hiểu được cách thức hoạt động của máy tính, nhờ đó có thể tạo ra chương trình hay hệ điều hành có những tính năng mình muốn.

Chuyên ngành máy tính đang có xu hướng phát triển một cách nhanh chóng và hứa hẹn sẽ là một cơ hội việc làm với mức lương trong mơ. Một số công việc liên quan chuyên ngành khoa học máy tính có thể kể đến như:

- Nghề lập trình viên phát triển ứng dụng với nhiệm vụ chính là ứng dụng sự sáng tạo vào việc xây dựng những chương trình, phần mềm, phát triển các ứng dụng dành cho máy tính và những thiết bị công nghệ khác.

- Nghề kỹ sư hệ thống với nhiệm vụ tạo lập nên các loại hệ thống, hệ điều hành để ứng dụng cho máy tính cá nhân, các thiết bị điện thoại, ngoài ra còn có thể dùng cho cả xe hơi

Khoa học máy tính
Khoa học máy tính

- Nghề phát triển trang web: Đây không phải nghề thiết kế về đồ họa hay thiết kế những hình ảnh trên các trang web mà bạn hay gặp. Những người phát triển trang web là những người sẽ lập trình các mã code để xây dựng nên những chức năng của một trang web. Họ có thể tích hợp về đồ họa, âm thanh, video, ngoài ra có thể theo dõi lượng truy cập ra vào, hiệu suất của trang web.

Xem thêm: Việc làm kỹ sư công nghệ thông tin

2.2. Chuyên ngành Công nghệ thông tin hay còn gọi là Information technology

Những người làm trong ngành này sẽ sử dụng công nghệ, ứng dụng các hệ điều hành, phần mềm lại với nhau để xây dựng lên một hệ thống lớn hơn nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau. Công nghệ thông tin sẽ xây dựng lên một mạng lưới từ những gì đã được thiết lập trước đó nhằm thực hiện nhiệm vụ.

Với tính chất công việc mở nên những người làm trong ngành công nghệ thông tin sẽ thường được tương tác với khách hàng và những đồng nghiệp ở bên ngoài văn phòng của mình. Họ sẽ đề cập với khách hàng những hướng giải quyết về các vấn đề liên quan đến công nghệ hoặc bàn bạc với các chủ doanh nghiệp để cùng nhau hợp tác lên kế hoạch về công nghệ nhằm hỗ trợ cho công việc kinh doanh của họ.

Information technology
Information technology

Nhu cầu về công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay là vô cùng cần thiết ở mọi cấp độ từ những cửa hàng cho đến các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn đều cần phải sử dụng công nghệ thông tin. Trong thời gian tới cơ hội nghề nghiệp đối với ngành công nghệ thông tin sẽ ngày một tăng trưởng. Nhu cầu về tuyển dụng đối với ngành này là vô cùng lớn, tùy thuộc vào khả năng bạn có thể chọn một trong những công việc sau:

- Phân tích bảo mật thông tin: Đây là công việc giúp ngăn chặn và phòng ngừa những cuộc tấn công mạng với việc theo dõi, kiểm soát các mạng lưới kinh doanh để khoanh vùng phạm vi, những điểm chưa tốt rồi sau đó lập kế hoạch chuẩn bị cho những trường hợp bị xâm phạm thông tin.

- Chuyên gia hỗ trợ, khắc phục máy tính: Đây là công việc với nhiệm vụ chủ yếu là đưa ra lời khuyên và hỗ trợ khách hàng khắc phục các sự cố về phần mềm với các thiết bị của họ.

- Nghề quản lý cơ sở dữ liệu: Công việc chủ yếu là ứng dụng các phần mềm và những chương trình để có thể tổ chức và vận hành các thông tin cho tất cả doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp tài chính hay những công ty về vận chuyển.

- Nghề quản trị hệ thống sẽ thực hiện công việc là bảo trì và duy trì vận hành của mạng doanh nghiệp thường xuyên bao gồm các loại mạng như WAN, LAN và một số mạng nội bộ cùng với những hệ thống liên lạc đi kèm.

Xem thêm: Tìm hiểu công việc của thực tập công nghệ thông tin

cv online đẹp

2.3. Chuyên ngành liên quan Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

Đây là ngành học giúp bạn nắm bắt và hiểu được về những công nghệ mạng đang phổ biến hiện nay như thư tín điện tử, truyền thông thông tin, cách truyền tài các tập tin, tính toán di động nhanh chóng, điện toán đám mây, xây dựng cùng với vận hành data center một cách an toàn và bảo mật cho toàn bộ các nguồn thông tin.

Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

Đây là một ngành vô cùng hấp dẫn với những bạn trẻ yêu thích công nghệ và được giao tiếp với nhiều người khắp quả địa cầu chỉ với chiếc máy tính có kết nối mạng internet. Bên cạnh đó, với việc nắm bắt rõ về mạng máy tính thì bạn có thể tự xây dựng được cho cá nhân mình một không gian chuyên môn riêng ở trên internet.

Nếu bạn đã có kinh nghiệm về ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu thì bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển những công việc ở các đơn vị bên trong và ngoài nước có sử dụng những máy tính kết nối mạng và deal một mức lương thỏa đáng với khả năng của mình ở một số vị trí công việc như:

- Làm chuyên viên quản trị và kiểm soát thông tin tin tại các ngân hàng, những trung tâm về dữ liệu, các nhà cung cấp về dịch vụ internet

- Bạn có thể trở thành một chuyên viên trong lĩnh vực thiết kế mạng, đóng góp cho việc xây dựng lên các mạng máy tính đảm bảo an toàn và hiệu quả cho đối tác

- Trở thành một chuyên viên phát triển phần mềm trên mạng hoặc phát triển ứng dụng trên các thiết bị điện tử không dây

Xem thêm: Việc làm IT phần mềm

2.4. Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính hay còn gọi là Computer Engineering

Công việc của kỹ sư máy tính chủ yếu là chịu trách nhiệm trong việc nghiên cứu, thiết kế và phát triển về những linh kiện bên trong máy tính có thể kể đến như mạch máy tính, các con chíp điện tử, những thiết bị định tuyến. Ngoài việc có thể giải quyết những vấn đề phát sinh của máy tính thì những người theo chuyên ngành này còn có thể sáng tạo ra được các loại máy móc có thể điều hành hoặc sáng tạo ra những hệ thống siêu máy tính.

Computer Engineering
Computer Engineering

Những chuyên viên kỹ thuật máy tính sẽ phải giải quyết những vấn đề liên quan giữa phần cứng và phần mềm trong máy tính. Chính vì vậy học cần phải nắm rõ kiến thức về công nghệ khoa học máy tính. Là một ngành đòi hỏi kiến thức cao nên mức lương đối với ngành này cũng vô cùng hấp dẫn với một số công việc như:

- Công việc lập trình viên, lập trình ra các phần mềm trên những thiết bị di động, các bộ vi xử lý, điều khiển dành cho ô tô, các đồ điện gia dụng và nhiều thiết bị thông minh khác nữa.

- Công việc kỹ sư thiết kế mạch điện tử, các mạch điều khiển trong công nghiệp, những bộ vi mạch hay các con chíp điện tử,...

- Ngoài ra với kiến thức sâu rộng trong ngành về kỹ thuật máy tính thì bạn cũng có thể trở thành những chuyên gia đào tạo tại các trường đại học hay viện nghiên cứu

2.5. Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Công việc chính của ngành này chủ yếu là thiết kế tham gia quản trị và điều hành những hệ thống về thông tin, thực hiện phân tích các dữ liệu của những bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp với những chuyên gia về công nghệ thông tin. Ngoài ra họ cũng biết cách để có thể tạo ra lợi thế riêng cho doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

Khi làm ở ngành này bạn sẽ được nắm bắt toàn bộ kỹ năng về phân tích, thiết kế, thực hiện triển khai và quản trị các hệ thống trong thông tin quản lý, ngoài ra nắm bắt được cả kiến thức về những thống kê kinh tế, có khả năng xử lý, phân tích và định hướng dữ liệu lớn, bảo mật và nâng cao tính an toàn cho cả hệ thống. Bên cạnh đó cũng đóng góp ý kiến, hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định trong những hoạt động quản lý, tổ chức, marketing và điều hành công việc sản xuất của doanh nghiệp.

Hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin quản lý

Việc làm của chuyên ngành này cũng vô cùng hấp dẫn, đặc biệt với những bạn sinh viên mới ra trường như: Lập trình viên về cơ sở dữ liệu, Thực hiện quản trị viên hệ thống thông tin trong những cơ quan và doanh nghiệp, Trở thành tư vấn, thiết kế viên hoặc làm lập trình cho những công ty chuyên về phần mềm, Nhân viên chuyên trách các ứng dụng về công nghệ và thông tin tại các cơ quan trong Nhà nước hoặc tại những trung tâm nghiên cứu, Ngoài ra còn có thể làm trong vai trò kiểm định, giám sát, hỗ trợ công tác phát triển các dự án công nghệ.

2.6. Chuyên ngành về Thiết kế đồ họa hoặc liên quan đến game và Multimedia

Khi làm trong ngành này bạn có thể thỏa sức sáng tạo và ứng dụng một cách linh hoạt những ý tưởng của bản thân vào trong những sản phẩm để truyền tải các thông điệp một cách đặc sắc và ấn tượng. Sau đó bạn sẽ tham gia thiết kế những hình ảnh cho nhân vật hoạt hình, tạo chuyển động cho chúng.

Để có thể làm tốt công việc trong lĩnh vực này thì bạn cần nắm vững các kỹ năng về chuyên ngành, về nghệ thuật, các phương pháp trong thiết kế, thành thạo các công cụ, phần mềm thiết kế để có thể thực hiện thiết kế game, các trang web, phim,...

Thiết kế đồ họa
Thiết kế đồ họa

Cơ hội việc làm của ngành nghề này vô cùng hấp dẫn và luôn rộng mở, có thể kể đến một số công việc như: Chuyên viên thiết kế cho công ty quảng cáo, các công ty về tổ chức sự kiện, các phòng ban nghệ thuật, các tòa soạn hay cơ quan báo chí. Bạn cũng có thể tự làm công việc thiết kế tự do, nhận job ngoài về làm. Nếu trình độ của bạn ở mức cao cùng với khả năng giao tiếp tốt thì bạn có thể làm tư vấn viên hoặc giảng dạy ở những trường học hay các trung tâm về thiết kế đồ họa.

Trên đây là những chia sẻ để giải đáp cho vấn đề công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào? Hy vọng qua đây bạn đã có thêm cho mình những thông tin bổ ích và có thể chọn được ngành phù hợp để theo đuổi trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1172 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT