Diễn giả là gì? Hé lộ những sự thật trong nghề diễn giả

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 09-07-2024

Hiện nay, chúng ta rất thường xuyên nghe thấy hai từ diễn giả và có những bạn còn coi diễn giả như thần tượng của mình. Các nhà diễn giả rất giỏi trong việc thay đổi suy nghĩ, hành động của người nghe. Bài viết này sẽ nói tất tần tật về những vấn đề xoay quanh hai từ “diễn giả”.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Cần tìm việc làm gấp

1. Diễn giả là ai? 

Diễn giả là những người dùng lời lẽ, cử chỉ, hành động của mình để cung cấp một lượng kiến thức, cách xử lý một tình huống từ các lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, và cả trong đời sống hàng ngày cho người nghe để họ hiểu, cảm nhận và thay đổi suy nghĩ của bản thân. Từ thay đổi suy nghĩ, sẽ hướng tới tới thay đổi hành động một cách tích cực hơn. 

Người diễn giả thường làm việc trong môi trường khá thoải mái. Họ sẽ cần phải tự tin để đứng trước đám đông nói ra những điều bản thân suy nghĩ. Người làm công việc diễn giả cũng được mọi người yêu mến chính bởi họ đã giúp cho người nghe cảm thấy mình tốt hơn từng ngày, nhiều người diễn giả được mọi người gọi với cái tên “thầy”. 

Định nghĩa về diễn giả
Định nghĩa về diễn giả

Tuy nhiên, diễn giả cũng có những người lợi dụng điểm mạnh của bản thân để lôi kéo, dụ dỗ những người nhẹ dạ cả tin đầu tư kinh doanh, gây hấn làm ảnh hưởng tới danh dự cũng như kinh tế tài chính của người nghe. 

Ở Việt Nam, diễn giả cũng dần trở thành một ngành nghề khá hot. Họ có sức ảnh hưởng lớn tới công chúng, định hướng dư luận, có thể kể đến như: Lê Thẩm Dương, Vương Hữu Hùng, Quách Tuấn Khanh,...

Xen thêm: Việc làm tổ chức sự kiện

2. Những sự thật trong nghề diễn giả

2.1. Cái tôi trong con người diễn giả

Người làm diễn giả chắc hẳn phải là người có sự khác biệt hẳn đối với những người khác; đôi khi trở nên “dị”. Họ phải có cái tôi lớn, không thể nhầm lẫn với bất kỳ ai: Khác biệt ngoại hình về đầu tóc, phong cách ăn mặc, biểu cảm khuôn mặt. Khác biệt trong giọng nói, chỉ cần nghe qua một câu thì người nghe cũng biết đây là cách nói của ai. Khác biệt trong cách dẫn dắt, truyền đạt; trong ngôn ngữ cơ thể,... 

Người diễn giả cần phải giữ cái tôi của bản thân, không khiến bản thân bị sao chép hay trùng lặp với bất kỳ ai, trong mọi tình huống. Những người nghe bị thu hút cũng chính một phần nhờ vào sự khác biệt với tất cả của người diễn giả. 

2.2. Sự dí dỏm, hài hước

Nếu là một bài giảng, bạn phải làm cái này, bạn phải làm cái kia mới đúng, quanh đi quẩn lại cũng chỉ là kiến thức khiến người nghe cảm thấy dễ bị chán nản. Vì vậy, bất kỳ người diễn giả nào cũng phải có sự hài hước trong đó. Sự hài hước trong hành động (phong cách đi đứng, cách ngồi, đi lại, cử chỉ của tay), sự hài hước trong những từ ngữ (đôi khi những ngôn từ dân quê suồng sã cũng biến bạn thành một con người hài hước chứ không cần tới những từ ngữ quá mỹ miều), hài hước cả trong cách nói chuyện, trong ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt 

Diễn giả hài hước
Diễn giả hài hước

Trong số hàng trăm, hàng nghìn người chúng ta mới tìm ra được một người thực sự có tính hài hước. Hài hước là tính cách của con người được hình thành từ khi sinh ra, từ môi trường sống, môi trường giáo dục nên rất khó để luyện tập trở thành con người hài hước. Nhưng muốn để bản thân trở nên bớt nhàm chán đi một chút, bạn cũng có thể rèn luyện cho mình sự thoải mái cho mình ở các cuộc nói chuyện, bộc lộ sự chân thật trong lời nói. Đôi khi chính sự chân thật sẽ làm nên sự hài hước ở bản thân bạn. 

Xem thêm: ​Những bí mật xung quanh bản mô tả công việc hoạt náo viên

2.3. Sự tự tin

Đứng trước đám đông trăm người, nghìn người, trước rất nhiều ống kính để có thể nói chuyện. Nếu là tôi, tôi vẫn rất run, chắc là tôi sẽ chẳng nhớ nổi bản thân mình định nói gì và không cầm nổi mic mất. 

Người làm diễn giả bắt buộc phải là người tự tin, tự tin mới có thể cho người nghe thấy được trạng thái tốt nhất của bản thân. Tự tin làm chủ lời nói, làm chủ tình huống cũng như ống kính máy quay để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Người tự tin thường có sự tương tác tốt với khán giả của mình, dám nhìn vào mắt khán giả, bao quát hết tất cả những khán giả đang ngồi trên khán đài.

Tự tin trước công chúng
Tự tin trước công chúng

Không tự tin thường có rất nhiều lý do: vì ngại, vì ngoại hình không đẹp mắt, vì chưa chuẩn bị kỹ kiến thức, vì mình chưa có kinh nghiệm. Khắc phục tình trạng này cũng không phải dễ, các bạn có thể cải thiện bản thân dần dần, từng chút một, hãy coi bản thân là điểm sáng duy nhất của ngày hôm đó, những thứ bạn đang có, bạn đang thể hiện là những điều người khác khao khát có được. Cho nên không cần phải tự ti về bất cứ điều gì. Đặc biệt, cần phải chuẩn bị tốt về những kiến thức, những điều bản thân cần phải nói trong buổi diễn thuyết, tập nói trước gương, coi gương chính là khán giả của mình. Bản thân tự soi mình trong gương để đánh giá thái độ, cách nói chuyện, những đoạn bản thân nói chưa tốt để cải thiện thêm. 

mẫu cv xin việc

 

2.4. Hiểu kiến thức chuyên môn

Bạn phải hiểu thì bạn mới có thể đi dạy người khác nghe theo làm theo mình được. Bạn đứng trên sân khấu, tức là bạn đã có sự ảnh hưởng ít nhiều tới người đang ngồi bên dưới. Sẵn sàng về kiến thức chuyên môn để có thể trình bày một cách trơn tru nhất, không bị vướng mắc mà bị người ngồi bên dưới phản bác, gây mất uy tín của bản thân về kiến thức. 

Thông thạo kiến thức chuyên môn
Thông thạo kiến thức chuyên môn

Xem thêm: Việc làm chuyên viên tổ chức sự kiện

2.5. Hiểu tâm lý người nghe

Cả trong các bài diễn thuyết về kinh doanh lẫn các bài giảng về cuộc sống đều cần sự thấu hiểu này. Mỗi người, mỗi đối tượng đều có tâm lý khác nhau trong các tình huống khác nhau. Người diễn giả phải nắm được tâm lý qua ánh mắt, cử chỉ, lời nói, hành động của người nghe, đặt mình vào chính hoàn cảnh của người đó để đưa ra phương án giải quyết vấn đề. 

“Đi guốc trong bụng” rất đúng trong trường hợp này. Người nghe cảm thấy họ được thấu hiểu, họ có người đồng cảm nên dễ dàng bộc lộ bày tỏ nỗi niềm của bản thân để diễn giả có thể định ra hướng giải quyết được vấn đề mà người tham gia đang gặp phải. 

2.6. Giọng nói truyền cảm

Đã có đầy đủ kiến thức chuyên môn, có sự tự tin, thấu hiểu rồi; nhưng để vừa tai người nghe thì yếu tố giọng nói rất quan trọng. Bạn phải có giọng nói hay, thu hút, thậm chí là khác biệt. Giọng nói cần có nhấn nhá, âm trầm âm bổng để người nghe không bị nhàm chán đến mức buồn ngủ, có thể ngồi im với tinh thần đầy năng lượng để nghe bạn nói trong nhiều giờ liền. 

Giọng nói truyền cảm, thu hút người nghe
Giọng nói truyền cảm, thu hút người nghe

2.7. Ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể (hay body language) nhất là đôi tay của bạn. Đâu chỉ chăm chăm ôm lấy cái mic, cầm tờ giấy đọc hay để tay trên bàn. Người diễn giả cần phải linh hoạt về ngôn ngữ cơ thể để thu hút ánh mắt người nghe theo cử chỉ, hành động của mình mong muốn. 

Ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể

Trong cuộc sống hiện tại, có nhiều người mang danh diễn giả để thao túng người nghe, trục lợi cho bản thân mình rất đáng lên án. Họ “rót mật vào tai” những người nghe về công dụng sản phẩm, những cuộc đầu tư siêu lời, tham gia các hội nhóm gây ra các cuộc ẩu đả, mất an toàn trật tự xã hội. Chúng ta cần lên án, cảnh tỉnh trước những hành động này. Mỗi chúng ta đều có thể là nạn nhân, bị dắt mũi bởi các đối tượng ngoài kia. Vì thế cần phải trang bị đủ kiến thức, làm chủ bản thân, xem xét kỹ các tình huống và mới đưa ra quyết định. Học hỏi là tốt, nhưng cần phải biết lựa chọn đúng sai, phải trái các bạn nhé. 

Work247.vn mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu được diễn giả là gì. Bạn đã rút ra điều gì khi đọc xong bài viết, bạn có thực sự có tố chất làm một người diễn giả không hay còn phải bổ sung những kỹ năng như thế nào? Cảm ơn các bạn, chúc các bạn có một tuần làm việc vui vẻ, hiệu quả nhất.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1166 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT