Những bí mật xung quanh bản mô tả công việc hoạt náo viên
Theo dõi work247 tạiBạn xem phim nước ngoài thường thấy những nhóm người đứng bên ngoài hò reo cổ vũ, đó được gọi là những người hoạt náo viên. Bạn đã thực sự hiểu hết về ngành nghề, công việc này chưa? Bạn có thấy tò mò về họ không? Nếu có thì còn chờ đợi gì mà không đi tìm hiểu những mô tả công việc hoạt náo viên thông qua bài viết dưới đây!
1. Tổng quát về công việc hoạt náo viên
Hoạt náo viên là công việc thường đem tới sự náo nhiệt, kích thích, không khí vui vẻ bằng cách tham gia cổ vũ cho những hoạt động cộng đồng hay các hoạt động sự kiện giải trí. Những người làm công việc cổ vũ này thường là nữ giới, người mà có ngoại hình ưa nhìn xinh đẹp, và quan trọng hơn là cần có khả năng khuấy động làm náo nhiệt bầu không khí.
Các đội cổ vũ thường sẽ có cho mình những bộ đồng phục riêng để tạo nên được sự thống nhất, gây thiện cảm tích cực cho khán giả cho người xem, mang lại không khí nồng nhiệt tới cho trận đấu, cho buổi sự kiện. Những người náo nhiệt viên này khi biểu diễn họ sẽ tập hợp thành từng hàng hay theo một sự sắp xếp nhất định, tay cầm chùm hoa bông mục đích tạo thêm điểm nhấn cho trang phục và khi đó họ sẽ nhảy theo các vũ điệu đã được tập luyện trước đó.
Quá trình biểu diễn của họ sẽ có hai kiểu: kiểu thứ nhất là sẽ nhảy trên nền nhạc bài tập luyện có sẵn, kiểu thứ hai là nhảy theo giai điệu, nhạc phát sinh trong trận đấu
2. Bản mô tả công việc hoạt náo viên
2.1. Công việc chính của hoạt náo viên
Mang nhiệm vụ vai trò làm tăng náo nhiệt cho bầu không khí, người hoạt náo viên thường làm những công việc chính sau:
- Tập luyện, lên những bài biểu diễn để chuẩn bị cho trận đấu; Bạn cần chăm chỉ tập luyện bài biểu diễn, tìm hiểu thêm những động tác mới để có thể thể hiện duy trì được sự dẻo dai, thân hình động tác khỏe mạnh, bài nhảy phong phú
- Tham gia vào những buổi tổng duyệt tập dượt chạy chương trình trước trận đấu: Buổi tổng duyệt thực sự rất quan trọng bởi nó là cơ hội để chúng ta biết được diễn biết chương trình sẽ diễn ra như thế nào, liệu rằng mọi thứ có đúng có đủ thời gian chạy so với dự kiến ban đầu không. Thông thường người hoạt náo viên sẽ là những người mở đầu chạy chương trình, chính vì thế nên họ cần sắp xếp thời gian của mình để tham gia buổi tổng duyệt này.
- Vào mỗi trận đấu người hoạt náo viên sẽ tham gia cùng các chương trình như là tham gia một vài những trò chơi tổ chức trong đó, biểu diễn đồng bộ, tham gia những hoạt động cổ vũ khác: hoạt động nào có âm nhạc hoạt động đó có hoạt náo viên, trong buổi trận đấu sự kiện nếu như âm nhạc là điều kiện cần để làm xua đi sự vắng lặng thì người hoạt náo viên này chính là điều kiện đủ để làm cho bầu không khí được trở lên sôi động hòa cùng được với dòng khán giả tham gia.
- Có tinh thần làm việc một cách hợp tác dưới sự chỉ đạo của các huấn luyện viên, hay người phụ trách đội hình;
- Kêu gọi cổ vũ, các chương trình sự kiện có thể gây quỹ;
- Tổ chức làm bảng hiệu cổ động: trong những buổi sự kiện, chương trình các nhà tài trợ thông thường sẽ lồng ghép các hoạt động marketing vào trong đó cùng, và một nhiệm vụ không thể tránh được đó là sẽ trở thành những người PR, họ sẽ cầm bảng hiệu hay tấm băng rôn có in những dòng chữ những logo của nhà tài trợ đó.
- Tham gia làm công tác tuyển thêm thành viên cho đội: với những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, những người có kỹ thuật tốt, có khả năng quan sát sẽ tham gia vào đội tuyển dụng thành viên của nhóm. Nhưng những người làm công việc tuyển dụng này thường sẽ là những người đã về sau, không tham đi biểu diễn nữa, nên họ sẽ lùi về sau làm công tác hậu kỳ tuyển dụng cho đội.
2.2. Vai trò của người hoạt náo viên
Đây có thể coi là người nắm giữ sự thành công của chương trình, sự kiện đó. Họ được coi là những người mang lại linh hồn sức sống cho chương trình, họ là người dẫn dắt cảm xúc của chúng ta, là người mang lại những vỡ òa sung sướng, mang lại những năng lượng tích cực cho chúng ta tham gia.
- Là gương mặt của chương trình: những người này một phần nào đó sẽ là sự quyết định có tham gia hay không của các vị khán giả.
- Là sự kết nối giữa chương trình với khán giả, người tham gia bên dưới: bầu không khí của chương trình sẽ trở về con số 0, nếu như người hoạt náo này không biết cách dẫn dắt cảm xúc của khán giả, không tạo được sự lôi cuốn thu hút từ khán giả thì coi như mục đích truyền thông của đội nhóm hoạt náo coi như vô ích.
- Là người tạo Nhiệt và giữ Nhiệt suốt buổi sự kiện.
- Là người đứng ra giải quyết xóa tan sự lo lắng khi có vấn đề, tình huống bất khả kháng phát sinh.
- Là người PR, giới thiệu sản phẩm truyền thông cho nhà tài trợ.
2.3. Nơi làm việc của người hoạt náo viên
Đúng với tính chất là ở đâu có sự kiện thì ở đó có hoạt náo viên. Ở Việt Nam, công tác làm việc của họ sẽ không phải là trong các sân cỏ, sân bóng, sân ngoài trời như ở bên nước ngoài mà là trong các công ty, showroom, trung tâm tổ chức sự kiện.
Là một công việc biểu diễn theo show, theo nhu cầu của sự kiện mà vì thế công việc này không yêu cầu đòi hỏi người làm cần làm full thời gian, mà thay vào đó họ có thể đăng ký làm linh hoạt, làm part time với khung giờ của mình.
Để sẵn sàng cho buổi biểu diễn tốt nhất, trước mỗi lần trình diễn, các diễn viên sẽ dành phần lớn thời gian của họ cho việc luyện tập tại địa điểm tổ chức sự kiện. nơi biểu diễn làm việc của người hoạt náo viên sẽ là những nhà thi đấu, những hội thể thao của sinh viên, những công ty mới khai trương hoặc ra mắt sản phẩm mới, hay thậm chí là những buổi giao lưu gặp mặt giữa các công ty…
3. Điều kiện để trở thành hoạt náo viên
Ở Việt Nam hiện nay chưa có chuyên ngành nào đào tạo liên quan đến lĩnh vực này, vì thế để làm được trong ngành này, nhưng vẫn sẽ có một vài những trung tâm có khóa đào tạo ngắn hạn liên quan đến nó như là:
- Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam (TP Hà Nội - khu vực phía Bắc)
- Tổ chức phát triển giáo dục Kedu Việt Nam
- Trung tâm phát triển xã hội trực thuộc Đại học Tôn Đức Thắng. (khu vực phía
Khi theo học những trung tâm này bạn chỉ cần vượt qua bài test về tố chất, còn mọi thứ liên quan đến kỹ năng kỹ thuật sẽ có trung tâm hỗ trợ đào tạo bạn để có thể trở nên thành thục nhất có thể.
Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để có thể đến những trung tâm này để học, bởi sự cản trở về địa lý, về khoảng cách, về điều kiện học tập đào tạo nên vì thế mà những người đó tất cả sẽ dựa vào sự nỗ lực và sự học hỏi.
4. Một số tiêu chí, điều kiện cần thiết khi làm trong lĩnh vực này
- Biết giải quyết vấn đề, sự cố xảy ra: thông thường nhóm hoạt náo viên này sẽ hầu hết là con gái, nên vì thế xung đột từ bên ngoài ảnh hưởng tới họ là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, bạn cần là người có bản lĩnh đứng lên giải quyết những vấn đề này cho toàn đội nhóm tránh những xích mích xảy ra không đáng có.
- Biết được nhiệm vụ, công việc mình cần làm là gì: đây được hiểu như là tiêu chí lựa chọn, bởi nếu tuyển chọn một người không có hiểu biết gì về công việc thì thực sẽ rất mất thời gian với toàn đội nhóm. Bạn cần làm rõ ngay từ khi mới tham gia với huấn luyện viên chính xác những việc bạn cần làm là gì? Bởi mỗi huấn luyện viên, mỗi đội nhóm sẽ đảm nhận những trọng trách riêng, nên vì thế khi mới vào bạn cần trao đổi kỹ với người quản lý đội nhóm đó.
- Có khả năng giao tiếp: đây là một kỹ năng mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần không chỉ riêng gì với công việc này. Bạn cần khéo léo lắng nghe tiếp nhận thông tin ý kiến từ mọi người, cẩn thận khi đưa ra những quan điểm rõ ràng để tránh mất thiện cảm của mọi người.
- Có sức khỏe bền bỉ: là một người sử dụng năng lực của mình để khuấy động sự náo nhiệt, vì thế mà người biểu diễn cần có, cần tập luyện cho mình sự dẻo dai về sức khỏe, thể trạng tốt để có thể thực hiện được một cách hoàn thiện buổi biểu diễn sự kiện của mình. Những bài biểu diễn có thể là những động tác nhào lộn, những động tác đòi hỏi sự kỹ thuật.
- Là một người có tác phong nhanh nhẹn, đúng giờ, trưởng thành về cảm xúc
- Có những khả năng như là: nhảy, múa (múa cột, múa vòng, múa lửa…) có khả năng chịu đói, chịu khát (bởi những buổi trận đấu thường diễn ra rất lâu, và có rất nhiều phần khác nhau); có khả năng sáng tạo làm mới bài biểu diễn của đội…
Việc làm phát triển thị trường
5. Mức lương và quyền lợi của người hoạt náo viên
Với những người làm hoạt náo viên riêng cho một công ty nào đó thì họ sẽ được hưởng hoàn toàn mọi chế độ, cũng như quyền lợi như những lao động nhân viên khác: là sẽ có mức lương cứng từ 5 – 10 triệu tùy thuộc vào hoa hồng (6 – 10%) bạn có được. ngoài ra bạn cũng được hưởng những chế độ, quyền lợi như: phụ cấp ăn trưa, phụ cấp những chi phí khác như xăng xe…). Môi trường làm việc này trong công ty thường sẽ là những người hòa đồng vui tính, duyên dáng mang đúng dáng dấp tính chất công việc.
Với những người làm việc theo đội nhóm có sẵn từ trước đi biểu diễn, tại các show được đặt lịch trước thì họ sẽ được hưởng theo hoa hồng, theo giá trị thỏa thuận của mỗi trận đấu. Ví dụ như tại một studio nào đó có thuê tuyển bạn về làm theo thời vụ thì bạn sẽ nhận được mức lương tính theo giờ dao động sẽ là 25- 30k/giờ + phụ cấp (nếu làm full ca cả ngày) + lương thưởng.
Và bài viết đã đưa ra cho bạn bản mô tả công việc hoạt náo viên bản chi tiết nhất. Bạn có thấy được sức hấp dẫn từ ngành nghề này chưa. Nếu có đam mê tại sao không thử, hãy bắt đầu cho mình những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực này nhé, nó sẽ là những trải nghiệm rất thú vị cho bạn!
Tải bản mô tả công việc hoạt náo viên tại đây:
Mô tả công việc hoạt náo viên.docx
3228 0