Giảng viên cơ hữu là gì? Làm sao để phát triển đội ngũ giảng viên này?
Theo dõi work247 tạiNếu là một người thường xuyên tiếp xúc với môi trường giáo dục và đào tạo chất lượng cao, có lẽ bạn đã từng nghe đến khái niệm giảng viên cơ hữu. Đây là một bộ phận giảng viên cũng có vai trò xây dựng hệ thống kiến thức và giảng dạy trực tiếp học viên tại các cơ sở giáo dục. Tất nhiên, giảng viên cơ hữu cũng có những điểm khác biệt so với giáo viên hay giảng viên thông thường. Để hiểu rõ hơn giảng viên cơ hữu là gì? Mời các bạn theo dõi tiếp bài viết này.
1. Những điều bạn cần biết về giảng viên cơ hữu
1.1. Giảng viên cơ hữu là gì?
Có lẽ bạn sẽ cảm thấy thật lạ lẫm với cái tên “giảng viên cơ hữu”, tuy nhiên đó chẳng phải là thứ gì đó kỳ lạ hay khó hiểu. Theo các bạn, thầy cô trực tiếp tham gia giảng dạy tại các trường đại học cao đẳng được gọi là gì? Đó có thể là giảng viên, trợ giảng, phó giáo sư, giáo sư, thạc sĩ, tiến sĩ. Tất cả những tên gọi này đều là chức danh, và họ được gọi chung trong các thông tư và bộ luật giáo dục là giảng viên cơ hữu. Một điều quan trọng cần chú ý là trình độ chuẩn phải từ thạc sĩ trở lên mới có đủ điều kiện để được gọi là giảng viên cơ hữu. Đây chính là điểm khác biệt chính giữa giảng viên cơ hữu và giảng viên thường khác.
Giảng viên cơ hữu là nhân viên chính thức của các cơ sở giáo dục, được coi như một bộ phận nòng cốt, có vị trí quan trọng trong các cơ sở giáo dục bậc cao, là những người sẽ lên kế hoạch và xây dựng các bài giảng, mang đến nguồn tri thức bài bản và chuyên sâu cho các học viên, đồng thời tạo dựng uy tín, lòng tin và tạo ra những giá trị ý nghĩa cho cơ sở giáo dục. Đây cũng là những người rất được kính trọng và đáng nể trong các trường học hay trung tâm giáo dục.
Hiện nay, nhà nước chia giảng viên cơ hữu thành 2 loại đó là giảng viên cơ hữu thuộc cơ sở giáo dục công lập và giảng viên cơ hữu thuộc cơ sở giáo dục tư thục. Dưới đây là những đặc điểm và sự khác biệt.
1.1.1. Giảng viên cơ hữu thuộc cơ sở giáo dục công lập
Giảng viên cơ hữu thuộc cơ sở giáo dục công lập là một bộ phận trong ngành giáo dục và đào tạo, là viên chức trực tiếp tham gia quá trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục bậc cao đẳng và đại học, thuộc một chuyên ngành đào tạo tại cơ sở giáo dục đó.
Giảng viên cơ hữu của một cơ sở giáo dục sẽ chịu sự quản lý và phân công của cơ sở đó, đồng thời tham gia các hoạt động được đề ra và sẽ được hưởng tất cả các chế độ chính sách được nhà nước quy định về viên chức.
1.1.2. Giảng viên cơ hữu thuộc cơ sở giáo dục tư thục
Theo Bộ luật lao động thì giảng viên cơ hữu thuộc cơ sở giáo dục tư thục là những người đã ký hợp đồng lao động với một cơ sở giáo dục bậc cao đẳng hay đại học với thời gian từ 3 năm đến vô thời hạn. Bên cạnh đó, họ cũng không phải là công chức, viên chức và không được phép ký kết hợp đồng lao động và đồng thời giảng dạy tại một cơ sở giáo dục đại học cao đẳng nào khác với thời hạn từ 3 tháng trở lên.
Giảng viên cơ hữu tư thục sẽ được trả lương, được hưởng các khoản chế độ và chính sách khác dành cho người lao động được quy định bởi pháp luật hiện hành.
Xem thêm: Giảng viên là gì? Một số thông tin về nghề giảng viên
1.2. Những yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên cơ hữu
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các yêu cầu về giảng viên cơ hữu không được quy định quá nhiều bởi chúng đều được áp dụng chung với những yêu cầu về viên chức. Nhìn chung, các yêu cầu được đưa ra khi tuyển dụng hoặc mời các giảng viên cơ hữu về cơ sở giáo dục để thực hiện quá trình giảng dạy cho các học viên sẽ tùy thuộc vào từng địa điểm và tổ chức khác nhau. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào quy mô giảng dạy, các loại hình, chuyên ngành, chất lượng đào tạo,...Tuy nhiên, dù có nhiều khác biệt nhưng dưới đây là những yêu cầu bắt buộc tối thiểu cần đạt được nếu muốn trở thành giảng viên cơ hữu:
1.2.1. Bằng cấp
Giảng viên cơ hữu cần có tối thiểu bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ với trình độ học vấn chuyên môn tương đương. Bởi giảng viên cơ hữu sẽ trực tiếp giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm giáo dục tư thục có trình độ tương tự. Cho nên các học viên tại đây cũng là những người đã có nền tảng kiến thức cơ bản cần nâng cao chất lượng và kiến thức chuyên sâu. Họ cần được đào tạo bởi những người có hiểu biết sâu rộng hơn, có nhiều kinh nghiệm và kiến thức bác học hơn, cũng cần người có uy tín và học vị cao hướng dẫn và đào tạo. Do đó, bằng cấp là thứ chứng minh được năng lực của họ và cũng là yếu tố cơ bản đầu tiên cần có để trở thành giảng viên cơ hữu.
1.2.2. Kỹ năng
Ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn, giảng viên cơ hữu cần phải được đào tạo về các kỹ năng chuyên môn liên quan đến nghiệp vụ sư phạm. Giảng viên cơ hữu sẽ là người trực tiếp giảng dạy và truyền thụ kiến thức đến các học viên, cũng giống như công việc của các giáo viên, chỉ khác là trình độ của họ cao hơn và chuyên nghiệp hơn. Do đó, liên quan đến việc dạy học thì các kỹ năng và kiến thức về sư phạm là bắt buộc cần phải có. Giảng viên cơ hữu có trình độ và kiến thức chuyên môn cao cũng chưa chắc có thể truyền thụ và đào tạo các học viên tốt. Họ phải biết cách xây dựng bài giảng, cách giao tiếp, cách dẫn dắt và truyền tải động lực cho học viên, cách giải thích và hướng dẫn sao cho dễ hiểu và tạo sự hứng thú, làm cho bài học trở nên thú vị và nhiều sự tranh luận.
1.2.3. Các yếu tố khác
Mỗi đơn vị, tổ chức giáo dục cần phải xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu sao cho chuyên nghiệp và chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của nhà giáo. Giảng viên cơ hữu cần được sàng lọc chất lượng đầu vào để gia tăng uy tín cũng như trình độ chung của đơn vị. Họ phải đáp ứng được những quy định về sức khỏe, chính trị, kiến thức để tự tin hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Xem thêm: [Cập nhật] Bản mô tả công việc giảng viên đại học mới nhất
2. Làm sao để phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu?
Đội ngũ giảng viên cơ hữu là một bộ phận chuyên gia có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở nước ta. Đây những người có khả năng đào tạo và cho ra những thế hệ nhân lực chất lượng, bài bản, đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động tri thức, chất lượng cao, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên cơ hữu hiện nay còn chưa thực sự được đánh giá cao, vẫn còn tồn đọng nhiều bất cập và chưa phát huy hết được hiệu quả đào tạo. Vậy làm sao để có thể phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu? Dưới đây là những biện pháp work247.vn bật mí:
2.1. Phát triển số lượng
Hướng đến mục tiêu phát triển số lượng giảng viên cơ hữu để đáp ứng nhu cầu được đào tạo bài bản tại các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, cũng cần căn cứ vào quy mô tổ chức để xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu, không thừa thãi gây lãng phí, cũng không thiếu thốn làm giảm chất lượng học tập.Có thể thay đổi, luân chuyển giảng viên cơ hữu linh hoạt dựa theo tình hình thực tế của đơn vị.
GIảng viên cơ hữu cũng cần có quá trình được học tập, đào tạo, nghiên cứu, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để có đủ yêu cầu giảng dạy. Do đó, bộ giáo dục và đào tạo cũng cần chú trọng đến việc mở rộng cơ hội cho những người muốn học cao hơn, học chuyên sâu hơn.
2.2. Nâng cao chất lượng
Số lượng cũng phải đi đôi với chất lượng, không nên đào tạo một cách đại trà, chạy theo thành tích để rồi cho ra đời một loạt những “tiến sĩ giấy”, “giáo sư dỏm”, không đem lại hiệu quả cho nền giáo dục. Vậy nên nâng cao chất lượng là vấn đề quan trọng cần phải quan tâm. Để nâng cao chất lượng, cần phải nâng cao những yếu tố sau:
2.2.1. Trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn là yếu tố hàng đầu mà mỗi giảng viên cơ hữu cần phải có. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn không được dừng lại ở mức độ trung bình vừa phải mà phải được nâng cao dần. Giảng viên cơ hữu cũng phải luôn không ngừng học hỏi, cập nhật và tiếp thu kiến thức mới, linh hoạt với những thay đổi của thời đại thì mới được coi là có trình độ chuyên môn cao, đủ điều kiện trở thành một giảng viên cơ hữu chất lượng.
2.2.2. Kỹ năng giảng dạy
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn thì kỹ năng giảng dạy cũng là một yếu tố quan trọng cần chú ý. Giảng viên cơ hữu chính là một bộ phận nòng cốt của hệ thống giáo dục, cho nên việc am hiểu về các kỹ năng giảng dạy, tâm lý học con người, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng truyền thụ và đáp ứng các nhu cầu nâng cao cơ hội của học viên cũng cần được nắm bắt một cách chắc chắn.
2.2.3. Đạo đức
Đạo đức là thứ mà bất cứ ai cũng cần phải có. Và đối với một người giảng viên thì đạo đức lại càng là thứ quý giá hơn bất cứ thứ gì khác. Bên cạnh việc phấn đấu để nâng cao tri thức, vị thế và chất lượng, giảng viên cơ hữu cũng phải thường xuyên rèn luyện đạo đức, chấp hành nghiêm chỉnh các chuẩn mực xã hội để làm gương cho các học viên.
Xem thêm: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là gì và nó quan trọng như thế nào?
2.3. Thay đổi cơ cấu
2.3.1. Chuyên môn
Đảm bảo chất lượng giảng dạy luôn ổn định và ngày càng phát triển. Thường xuyên có những khóa học bổ túc, nâng cao năng lực chuyên môn, các kỳ thi để sàng lọc.
2.3.2. Lứa tuổi
Cân bằng sự hài hòa và tạo điều kiện hợp tác, giao lưu giữa các thế hệ giảng viên cơ hữu. Mỗi lứa tuổi sẽ có những điểm mạnh riêng, không nên xem thường, coi trọng, đề cao hay hạ thấp bất cứ cái nào. Thế hệ trẻ thì sẽ nhanh nhạy hơn, linh hoạt hơn và khả năng thích ứng với những thứ mới cũng nhanh nhẹn hơn. Trong khi đó thế hệ tiền bối lão làng thì lại có nhiều kinh nghiệm hơn, suy nghĩ và tư duy cũng sâu sắc, chín chắn hơn. Do đó, cần phải cân bằng được cơ cấu tuổi tác.
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về thắc mắc giảng viên cơ hữu là gì? Đây có thể là một khái niệm khá lạ lẫm nhưng nó lại tồn tại trong cuộc sống từ lâu. Giảng viên cơ hữu không chỉ là đội ngũ trí thức được đào tạo bài bản mà còn là nguồn nhân lực tham gia vào quá trình đào tạo chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nước nha.
516 0