[Cập nhật] Bản mô tả công việc giảng viên đại học mới nhất
Theo dõi work247 tạiGiáo dục nước ta đang trong thế “chuyển mình” để tìm ra con đường tương lai cho cả dân tộc. Trong thế chuyển này giảng viên đại đóng với vai trò cầu nối rất vững chắc, là những người tiên phong truyền đạt kiến thức xây dựng nền tảng chất lượng giáo dục cũng như chất lượng đội ngũ lao động. Bởi vậy để không bỏ lỡ cơ hội về thị trường việc làm giáo dục đó thì hãy cùng nắm bắt về mô tả công việc giảng viên đại học dưới đây nhé!
1. Giảng viên đại học - Đó là những con người thế nào?
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về giảng viên đó là một ngạch trong giáo dục chuyên về giảng dạy, đào tạo kiến thức tại các trường cao đẳng và đại học. Cùng đó giảng viên còn là người hỗ trợ trong việc nghiên cứu về nền tảng kiến thức mới, xây dựng công trình kiến thức mới mẹ tạo nên kết quả cho quá quá trình giảng dạy đào tạo sinh viên.
Bởi vậy mới nói một giảng viên giỏi là một người thầy giỏi? Người thầy chứa đựng sự uyên bác, nắm chắc nền tảng kiến thức từ cơ sở tới nâng cao để cung cấp tới sinh viên. Hơn nữa giảng viên cũng được phân chia theo chính các cấp bậc về chuyên môn đảm nhận điều này phụ thuộc vào năng lực của từng ứng viên từ trợ giảng, giảng viên, phó giáo sự hay là giáo sư. Tuy nhiên, để hoàn tất được mọi nhiệm vụ được giao phó thì trình độ cần đáp ứng của một giảng viên sẽ là từ thạc sĩ chuyên môn trở nên.
Giảng viên luôn là người nắm giữ vai trò quan trọng trong việc giảng dạy truyền đạt kiến thức nhưng tùy theo chính môi trường làm việc thì nhiệm vụ đó cũng có sự khác biệt. Vậy cụ thể các nhiệm vụ công việc của một giảng viên ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nhanh tại phần tiếp theo dưới đây.
2. Bản mô tả công việc giảng viên đại học cần thực hiện hàng ngày
Một giảng viên đại học không chỉ đơn thuần thực hiện một vài công việc cơ bản và trong chính các công việc đó sẽ có rất nhiều nhiệm vụ khác được quy định một cách rõ ràng. Vì sự nghiệp giáo dục không chỉ là về một phía mà là sự kết hợp cân đối giữa người học và người giảng dạy thì mới tạo nên thành quả tốt nhất.
2.1. Nhiệm vụ giảng dạy
+ Đảm nhận việc nghiên cứu về bộ môn cũng như tìm hiểu theo chính các chuyên đề giảng dạy đã được phân công. Cũng như đó tìm hiểu về chính các quy chế về kiểm tra, thi đánh giá giá của sinh viên trong học tập.
+ Thực hiện việc xây dựng nên các kế hoạch giảng dạy cũng như đề cương về môn học, hoàn thiện bài giảng dạy. Hay như việc thiết kế về các tài liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy của bản thân.
+ Tiến hành việc giảng dạy sinh viên và hướng dẫn sinh viên về các kỹ năng cho việc tự học, nghiên cứu, cuộc thảo luận về khoa học cũng như tham gia về chính các hoạt động thực tế, thực tập hay chính khóa luận tốt nghiệp.
+ Luôn chủ động tìm hiểu về trình độ kiến thức của sinh viên từ đó có thể bổ sung nền tảng kiến thức tốt nhất, xây dựng cho chính quá trình học tập, giảng dạy của sinh viên.
+ Tham gia công tác đánh giá về kết quả học tập của sinh viên cũng như việc đánh giá về hiệu quả giảng dạy của chính bản thân.
+ Chuẩn bị và tham gia về các cuộc dự giờ lớp học theo quy chế về đào tạo, bồi dưỡng quy định.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu về khoa học - công nghệ
+ Có sự chủ trì tham gia về các hoạt động nghiên cứu, đề tài khoa học, đề án phát triển công nghệ theo sự phân công và có sự đánh giá kết quả bởi hội đồng về việc đạt.
+ Tham gia nghiên cứu khoa học để xây dựng chương trình đào tạo tạo, bồi dưỡng kiến thức, biên soạn về các tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo phục vụ công tác học tập cũng như cải tiến được quá trình giảng dạy.
+ Nhận nhiệm vụ về việc viết các bài đăng tạp chí, viết về các chuyên đề giảng dạy, viết về báo cáo chuyên đề cũng như việc tham gia các hội nghị hội thảo để thảo luận.
+ Chịu trách nhiệm đánh giá kết quả về nghiên cứu khoa học của sinh viên và tham gia kiểm định chất lượng cho chính việc đào tạo.
+ Khi được phân công tham giam về các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu trao đổi kiến thức sẽ cần thực hiện một cách đầy đủ theo đúng sự giao phó.
2.3. Nhiệm vụ giam gia về quản lý đào tạo
+ Có sự tham gia về công tác xây dựng, triển khai cũng như giám sát về kế hoạch giảng dạy đào của chính cơ sở.
+ Thực hiện các công tác về chiêu sinh, chủ nhiệm, tuyển dụng sinh viên và cán bộ, chỉ đạo cho khóa thực tập, giám sát thí nghiệm nghiên cứu khoa học, quản lý về khoa, quản lý phòng, công tác về các hoạt động khác với sự giao phó thẩm quyền cụ thể.
2.4. Nhiệm vụ bồi dưỡng giúp nâng cao trình độ
+ Chủ động cho việc học tập tham gia quá trình đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn của bản thân cũng như việc nâng cao về lý luận chính trị, nâng cao về các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học.
+ Nâng cao hơn về chính phương pháp giảng dạy của bản thân tăng cường về năng lực hoàn thành công tác đảm bảo cho việc nâng cao đào tạo chất lượng cán bộ.
+ Khi được cơ sở cử đi đào tạo hay tham gia bồi dưỡng bạn cần có trách nhiệm thực hiện đào tạo về chuyên môn giúp nâng cao hơn về chức danh và đảm bảo các tiêu chuẩn cho việc bổ nhiệm.
+ Tham gia vào chính các hoạt động bồi dưỡng thực tế, bổ sung kiến thức phục vụ tốt nhất cho quá trình quản lý và đào tạo.
>>> Download mô tả công việc giảng viên đại học tại đây nhé: Mô-tả-chi-tiết-công-viêc-giảng-viên-đại-học.docx
3. Giảng viên đại học sẽ có những yêu cầu gì?
Ngoài việc thực hiện đảm bảo được các nhiệm vụ thực hiện một cách tốt nhất thì khi bạn có mong muốn tiến tới vị trí giảng viên đại học cũng sẽ cần nắm bắt về chính các yêu cầu. Vì nhà tuyển dụng sẽ xét tuyển ứng viên dựa trên chính các tiêu chí đó để lựa chọn một người phù hợp.
3.1. Tiêu chuẩn chung đối với giảng viên
+ Có sự trung thành với đảng và nhà nước Việt Nam
+ Đáp ứng đầy đủ về phẩm chất đạo đức với lối sống lành mạnh và phẩm chất chính trị rõ ràng.
+ Đảm bảo về trình độ đào tạo chuyên môn từ cấp bậc đại học trở nên theo chính quy định về chức danh và phù hợp theo chuyên ngành và chuyên môn cho việc giảng dạy.
+ Trình độ về lý luận chính trị, hay trình độ quản lý nhà nước cùng các chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ cần đáp ứng đầy đủ. Nghiệp vụ sư phạm có sự hoàn tất theo nhiệm vụ được giao phó.
+ Có lý lịch trong sạch bản thân một các chi tiết và rõ ràng đáp ứng về chính trị.
+ Sự đảm bảo về sức khỏe tham gia quá trình giảng dạy một cách tốt nhất nhất.
3.2. Tiêu chuẩn cụ thể dành cho giảng viên đại học
Giảng viên đại học là những người nắm giữ vai trò cho việc truyền đạt kiến thức, giảng dạy và nuôi dưỡng tạo nên hành trang tương lai những mầm non cho sự nghiệp phát triển đất nước. Bởi vậy mà các tiêu chuẩn cụ thể được nhà tuyển dụng đề ra cũng khá khắt khe và yêu cầu về chuyên môn rất nhiều.
3.2.1. Về trình độ
Tất nhiên yêu cầu về trình độ học vấn là điều tất yếu đối với các ứng viên khi muốn tham gia theo đuổi con đường giáo dục, đặc biệt khi bạn là một giảng viên đại học. Việc để trở thành một giảng viên đại học bạn sẽ cần trải qua những bài kiểm tra và thi tuyển thật sự khắc nghiệt cả về kiểm tra viết trắc nghiệm, bài luận cho tới kiểm tra miệng. Cùng đó với một số chuyên ngành đặc biệt bạn sẽ có bài kiểm tra về kỹ năng, năng khiếu cho bản thân như: khoa học máy tính, thể dục, ngoại ngữ,...
Còn về trường hợp các ứng viên có sự phấn đầu về chuyên môn cao hơn như giáo sư hay giảng viên đại học cao cấp thì yêu cầu đặt ra là là sự “khó nhằn” hơn nữa. Điển hình như giảng dạy sau đại học, nhà quản lý đào tạo, công chức cao cấp, giảng viên đào tạo chuyên sâu 1 lĩnh vực sẽ có tiêu chí:
+ Đảm bảo về việc bạn có bằng tiến sĩ cùng kinh nghiệm giảng dạy về chuyên môn và trong đại học và sau đại học.
+ Có sự đáp ứng về chuyên môn, nền tảng kiến thức, theo đúng quy định dành cho giảng viên cao cấp.
+ Đáp ứng điều kiện có ít nhất 3 công trình nghiên cứu thực tiễn với hiệu quả đạt được có sự phê duyệt bởi hội đồng sơ tuyển đại học.
3.2.2. Về các kỹ năng mềm
* Nền tảng đạo đức
Một nhà giáo ngoài việc đảm bảo đầy đủ về kiến thức thì “cái tâm” luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi bạn là người truyền đạt nền tảng kiến thức cho những thế hệ mới do đó bạn luôn có một lối sống lành mạnh thì hiệu quả truyền đạt mới là tốt nhất.
* Sự kỷ luật, có trách nhiệm
Lý do rất dễ hiểu về sự kỷ luật và có trách nhiệm với công việc giảng viên. Nếu như một người giảng viên không chấp hành tốt kỷ luật cho bản thân về việc không hoàn thành kế hoạch, thường xuyên đi muộn. Liệu rằng những điều đó sẽ tác động ra sao tới sinh viên, chính bạn cũng không thể quản lý tốt được.
Hơn nữa việc truyền đạt kiến thức “y khuôn” với sách vở một cách trôi chảy thì đó cũng không phải là một điều mà nhà giáo nên làm. Bạn cần có sự chọn lọc, sàng lọc kiến thức tốt hơn để truyền đạt tới sinh viên, giúp sinh viên nắm bắt được thực tế một cách dễ dàng. Hãy trở thành một người bạn đồng hành tốt hơn với những học trò mình giảng dạy.
Tìm việc làm giảng viên đồ họa
4. Quyền lợi của một giảng viên đại học với sự nghiệp giảng dạy
4.1. Mức lương đối với giảng viên đại học ra sao?
Đối với giảng viên hiện nay cũng có rất nhiều loại từ giảng viên hợp đồng, giảng viên chính thức, giảng viên biên chế, giảng viên công chức, giảng viên đã nghỉ hưu,...Mỗi một loại hình thức giảng viên này cũng sẽ có mức lương riêng biệt vì mức lương của giảng viên có sự phụ thuộc vào bậc, ngạch, hệ số và nhóm ngạch lương. Có nghĩa là bậc lương nhận được càng cao thì mức lương nhận được từ đó cũng tương xứng tăng cao hơn.
Theo quy định hiện nay về mức lương giảng viên đại học tại Nghị định 49/2024/ NĐ - CP sẽ được chia thành 3 nhóm như sau:
+ Viên chức A3: Nhóm giảng viên cao cấp (gồm A3.1, A3.2) hệ số lượng và mức lương hiện hành sẽ có sự khác biệt về cấp độ hưởng. Mức lương hiện hành cho cấp bậc giảng viên này có sự giao động từ 9 - 12 triệu/ tháng.
+ Viên chức A2: Có nhiều cấp bậc được chia ra để hưởng lương, mức lương hiện hành cho cấp bậc giảng viên này có sự giao động từ 7 - 10 triệu/ tháng.
+ Viên chức A1: Dành cho các giảng viên khác, mức lương hiện hành cho cấp bậc giảng viên này có sự giao động từ 3 - 6 triệu/ tháng.
Hệ số lương dành cho giảng viên giảng dạy theo các hệ cũng có sự phân cấp rõ ràng:
+ Hệ đại học: Mức hệ số là 2.34
+ Hệ cao đẳng: Mức hệ số là 2.10
+ Hệ trung cấp: Mức hệ số là 1.86
Xem thêm: Tìm việc làm giảng viên
4.2. Các mức trợ cấp đi kèm là gì?
Đây là khoản thu nhập bên ngoài mức lương cố định mà các giảng viên có cơ hội nhận, giúp thỏa mãn một phần công lao và cống hiến của họ trong công việc.
+ Đầu tiên là về phụ cấp khu vực dành cho các giảng viên làm việc tại vùng xa xôi, hẻo lánh. Mức phụ cấp này có sự giao động từ 160.000 - 1.600.000 nghìn/ tháng.
+ Tiếp đó là phụ cấp đặc biệt là đối với các giảng viên làm việc xa đất liền hoặc vùng biên giới có điều kiện khó khăn đặc biệt. Mức phụ cấp này có sự giao động từ 20 - 100% số lương nhận theo hệ số lương cơ bản.
+ Sau đó là phụ cấp thu hút dành cho các đối tượng làm việc ở khu kinh tế mới, cơ sở kinh tế hoặc đảo xa đất liền có điều kiện khó khăn. Mức phụ cấp này có sự giao động từ 20 - 70% số lương nhận theo hệ số lương cơ bản.
Có thể thấy mức lương nhận được của một giảng viên sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng dù thế nào thì đây vẫn luôn là một điều băn khoăn đối với mọi ứng viên. Nhưng để đưa ra sự lựa chọn thì có lẽ đây vẫn luôn là một nghề mà bạn nên theo đuổi với sự tôn trọng, yêu quý kính mến từ chính những người xung quanh. Giúp truyền đạt được nhiều nền tảng kiến thức bổ ích giúp mầm non tương lai của đất nước phát triển với chuyên môn tốt nhất.
Hy vọng với những thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn về nghề giảng viên đại học. Cũng như qua bản mô tả công việc giảng viên đại học đó là nền tảng giúp bạn tiến tới vòng thi tuyển, phỏng vấn dễ dàng hơn.
6231 0