Giải đáp thắc mắc Học viện Tài chính có những ngành nào?

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Nếu như bạn có đam mê theo đuổi các ngành nghề liên quan đến kinh tế thì Học viện tài chính là ngôi trường có thể đáp ứng mọi yêu cầu của bạn trong quãng thời gian đại học. Nếu bạn chưa biết Học viện Tài chính có những ngành nào thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để chọn ra ngành học phù hợp để ứng tuyển nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm kiếm việc làm

1. Giới thiệu khái quát về Học viện Tài chính

Học viện Tài chính được sáp nhật từ 3 đơn vị trong đó gồm: Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội cùng với Viện Nghiên cứu Tài chính và với Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính. Công cuộc sáp nhập dựa trên Quyết định số 120/2001/QĐ-TTg được Chính phủ ban hành vào ngày 12/8/2001.

Học viện Tài chính
Học viện Tài chính

Học viện Tài chính có nhiệm vụ và chức năng đó là đào tạo ra các cán bộ theo trình độ Đại học, Sau đại học về các lĩnh vực về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, ngành kế toán, tiếng Anh trong tài chính và cả tin học về tài chính kế toán. 

Trường có 4 loại hình để đào tạo đó là theo hệ Đại học chính quy, Đại học vừa làm vừa đi học. đại học văn bằng 2, hệ liên thông lên đại học. Bên cạnh đó trường còn tổ chức nhiều buổi Nghiên cứu khoa học và thực hiện bồi dưỡng công nghệ quản lý đối với các lĩnh vực về tài chính, kế toán, lĩnh vực trong quản trị kinh doanh nhằm đáp ứng cho các kế hoạch về chính sách tài chính, kinh tế dành cho đất nước, phục vụ cho việc làm trợ giảng dạy và công tác quản lý, thực hiện bồi dưỡng theo những tiêu chuẩn và chức danh và chuyên môn.

Cho đến thời điểm hiện tại, trường Học viện Tài chính đã thực hiện đào tạo được hơn 300 tiến sĩ, có hơn 5000 thạc sĩ và một con số khủng với 100000 cử nhân liên quan kinh tế cho đất nước và có gần 500 cử nhân, các thạc sĩ từ các nước lân cận qua du học như Campuchia hay Lào. Nhiều người sau khi ra trường, bằng sự cố gắng của mình đã thực hiện tham gia và giữ nhiều trọng trách quan trọng trong Đảng và Nhà nước; một số khác thì trở thành các cán bộ địa phương.

Học viện Tài chính
Học viện Tài chính

Nhờ sự nỗ lực của các thầy cô giáo và các sinh viên trong trường nên Học viện đã ngày càng phát triển và nhận được nhiều phần thưởng cao quý từ Đảng và Nhà nước có thể kể đến như: Huân chương Hồ Chí Minh được trao tặng vào năm 2013; Trường đạt hàng Nhất, Nhì, Ba về Huân chương Lao động; Trường được nước Cộng hòa DCND Lào trao tặng Huân chương tự do ISALA với hạng nhất, nhì và hạng ba.

Xem thêm: Việc làm giáo dục đào tạo

2. Những ngành đào tạo của trường Học viện Tài chính

2.1. Thực hiện đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng

Với chương trình đào tạo là 129 tín chỉ đối với ngành Tài chính - Ngân hàng, trường hứa hẹn sẽ đào tạo ra các cử nhân có đầy đủ kiến thức về kinh tế, cấu trúc vận hành và quản lý trong hệ thống quản lý tài chính, sinh viên khi ra trường có thể tự nghiên cứu, đánh giá và đưa ra các kế hoạch về những hoạt động và sự tăng trưởng của hệ thống tài chính.

Đào tạo cử nhân nắm vững và hiểu biết các kiến thức cơ bản về kinh tế, đồng thời cũng có những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính và nghiên cứu, phân ngân hàng; hiểu được các kiến thức về cấu trúc, cơ chế vận hành và công tác quản lý đối với hệ thống tài chính; có khả năng tham gia nghiên cứu, phân tích, đánh giá, đề xuất được cá chính sách cho việc hoạt động và sự phát triển của hệ thống tài chính.

Các chuyên ngành đào tạo chủ yếu của ngành này đó là: Chuyên ngành Quản lý Tài chính công; chuyên ngành về Thuế; chuyên ngành Tài chính Quốc tế; chuyên ngành tào đạo nghiệp vụ Ngân hàng; chuyên ngành về Định giá tài sản trong doanh nghiệp, chuyên ngành về đầu tư Tài chính,...

Xem thêm: Việc làm tài chính ngân hàng

cv xin việc đơn giản

2.2. Đào tạo ngành Kế toán

Trường thực hiện đào tạo ngành Kế toán trong doanh nghiệp và Kiểm toán với 129 tín chỉ, riêng với ngành Kế toán công sẽ là 130 tín chỉ. Trong đó phần kiến thức về giáo dục đại cương sẽ là 36 tín chỉ, phần kiến thức về giáo dục chuyên nghiệp bao gồm các kiến thức về cơ sở và chuyên ngành đối với chuyên ngành về Kế toán doanh nghiệp và kiểm toán sẽ là 83 tín chỉ còn với chuyên ngành kế toán công sẽ là 84 tín chỉ. Còn lại quá trình thực tập cuối khóa và làm khóa luận tốt nghiệp ra trường sẽ là 10 tín chỉ.

Với khối lượng về chương trình đào tạo như vậy, trường hứa hẹn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về kế toán trong doanh nghiệp cho sinh viên. Sinh viên sau khi ra trường sẽ nắm vững đầy đủ các kiến thức về chuyên sâu, có khả năng áp dụng một cách thực tiễn vào việc sáng tạo đối với các công tác về quản trị tài chính ở trong doanh nghiệp. Ngoài ra sinh viên cũng được cung cấp, bổ trợ các kiến thức liên quan đến pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, kế toán và cả kiểm toán.

Ngành đào tạo của trường Học viện Tài chính
Ngành đào tạo của trường Học viện Tài chính

    Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp thì sinh viên sau khi ra trường hoàn toàn có thể tự tin đảm nhận các công việc liên quan chuyên môn như Kế toán, tài chính, kiểm toán, các công việc trong lĩnh vực thuế,... tại các công ty, doanh nghiệp, làm trong Nhà nước, các tổ chức về tài chính và tín dụng,... Không chỉ vậy, các bạn cũng có thể thực hiện làm những công việc về giảng dạy hoặc tham gia nghiên cứu về khoa học chuyên môn ở những trường và những nơi nghiên cứu khoa học hay ở những viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành liên quan.

Đối với ngành Kế toán thì sẽ có 3 chuyên ngành đào tạo chính đó là : Kế toán trong doanh nghiệp, Kiểm toán và Kế toán công

Xem thêm: Việc làm kế toán kiểm toán

2.3. Thực hiện đào tạo về ngành Quản trị kinh doanh

Tương tự như các ngành đào tạo nêu trên, trường cũng thiết lập đào tạo về ngành Quản trị kinh doanh với 129 tín chỉ với mục tiêu đào tạo ra các cử nhân có kiến thức về quản trị kinh doanh, nắm được các kiến thức về kinh tế và xã hội, hiểu sâu về các kỹ năng quản trị, điều hành với nhiều loại hình doanh nghiệp, phát triển và hình thành lên tư duy về việc nghiên cứu một cách độc lập.

Sinh viên sau khi hoàn thành và tốt nghiệp với chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Học viện tài chính sẽ có thể tự tin ứng tuyển làm các cán bộ kinh doanh hay làm quản trị về kinh doanh trong các công ty, doanh nghiệp hoặc có thể tự thành lập công ty, doanh nghiệp riêng hoặc làm cho các tổ chức phi chính phủ,... Ngoải ra, với khối lượng kiến thức chuyên sâu được đào tạo tại trường thì sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường sẽ có đầy đủ những kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc giảng dạy hoặc thực hiện những nghiên cứu khoa học về chuyên môn ở những trường học hay các cơ quan nghiên cứu khoa học.

Ngành đào tạo của trường Học viện Tài chính
Ngành đào tạo của trường Học viện Tài chính

Một số chuyên ngành thuộc ngành quản trị kinh doanh tại trường Học viện tài chính đó là: Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp, Chuyên ngành đào tạo về Marketing.

Xem thêm: Học Marketing cho người mới bắt đầu như thế nào cho hiệu quả?

2.4. Thực hiện đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý

Cũng với 129 tín chỉ trong chương trình đào tạo như các ngành kể trên thì với ngành Hệ thống thông tin quản lý nhà trường cũng đặt mục tiêu đào tạo ra các cử nhân nắm vững được các kiến thức cơ bản và cập nhật hiện đại đối với các vấn đề kinh tế và cả quản trị trong kinh doanh, hiểu biết một cách chuyên sâu với những lĩnh vực về công tác tổ chức, xây dựng và thực hiện khai thác những hệ thống về thông tin kinh tế, điển hình là việc áp dụng các tiến bộ về tin học vào trong những lĩnh vực về tài chính kế toán, hiểu được những kiến thức căn bản và cơ sở về kinh tế, hệ thống thông tin quản lý và nắm được những nghiệp vụ về kế toán, nghiệp vụ ngân hàng và vấn đề liên quan đến thuế.

Bên cạnh đó sinh viên còn được hiểu biết thêm các kiến thức hiện đại như:

- Nắm bắt được kiến thức đối với việc áp dụng tin học vào việc triển khai xây dựng những hệ thống về thông tin tài chính kế toán, ứng dụng thành thạo với các công cụ trong phân tích và quản lý hệ thống thông tin, thành thạo một số ngôn ngữ về lập trình hiện đại,...

- Có hiểu biết về cách vận hành những hệ thống về thông tin quản lý, thực hiện phân luồng thông tin và có thể tối ưu hóa các hệ thống về thông tin quản lý.

- Có thể thuần thục trong việc đọc các tài liệu bằng tiếng Anh về chuyên ngành tin học.

Ngành đào tạo của trường Học viện Tài chính
Ngành đào tạo của trường Học viện Tài chính

Sinh viên sau khi tốt nghiệp còn được trang bị thêm các kỹ năng chuyên môn để phát triển công việc như có khả năng vận hành, phát triển các hệ thống về Tài chính kế toán kèm với các hệ thống thông tin quản lý khác; lên ý tưởng, triển khai, xây dựng những phần mềm quản lý về tài chính, kế toán, quản lý nhân sự, hàng hóa,...

2.5. Đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh

Mục tiêu của trường là đạo tạo được các cử nhân thuộc chuyên ngành tiếng Anh về Tài chính và Kế toán có thể thành thạo được 4 loại kỹ năng ngôn ngữ một cách thuần thục. Nắm vững được các kiến thức cơ bản đối với khối ngành về kinh tế để phục vụ cho các công việc liên quan lĩnh vực kinh tế; tài chính và ngân hàng; nhạy bén về mặt ngôn ngữ khi thực hiện các nghiệp vụ về kế toán và tài chính bằng tiếng Anh.

Riêng với ngành ngôn ngữ Anh số lượng tín chỉ đào tạo sẽ là 134 tín chỉ với phần kiến thức về địa cương là 39 tín chỉ, phần kiến thức trong việc đào tạo chuyên nghiệp sẽ là 87 tín chỉ, còn lại là 8 tín chỉ cho thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp.

Với ngành này cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở, sinh viên sau khi ra trường có thể làm các công việc như:

- Sử dụng vốn tiếng Anh chuyên ngành của mình cho các nghiệp vụ về Kế toán và quản lý công tác Tài chính cho những dự án có sự đầu tư từ nước ngoài và cả với những nghiệp vụ quốc tế.

- Nếu có kỹ năng chuyên sâu bạn có thể ứng tuyển vào những cơ quan Nhà nước với những công việc như Vụ tài chính đối ngoại hoặc Bộ tài chính quốc gia hoặc là việc cho các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, những ngân hàng thương mại hoặc nhiều các tổ chức về tài chính ở trong và ngoài nước.

Ngành đào tạo của trường Học viện Tài chính
Ngành đào tạo của trường Học viện Tài chính

- Bạn có thể thực hiện biên tập hoặc làm nghiên cứu viên hay phiên dịch cho các cơ quan trong lĩnh vực nghiên cứu về kinh tế.

- Với lượng kiến thức đó bạn có thể tham gia giảng dạy hay nghiên cứu khoa học ở những trường và những cơ quan thuộc khối ngành liên quan.

2.6. Đào tạo ngành Kinh tế

Với 129 tín chỉ đào tạo ngành, sau khi tốt nghiệp với ngành Kinh tế của Học viện tài chính thì sinh viên có thể nắm vững các kiến thức cơ bản nhất về việc nắm bắt, quản lý kinh tế và cả về nghiệp vụ tài chính - ngân hàng; có thêm các năng lực nghiên cứu hay hoạch định ra các chính sách nhằm đáp ứng cho việc giải quyết những vấn đề chuyên môn đối với lĩnh vực kinh tế nói chung. Ngoài ra sinh viên còn có thể hiểu được các vấn đề xoay quanh pháp luật về kinh tế ở các tổ chức kinh doanh.

Ngoài ra sinh viên sau khi ra trường còn có thể tham gia các công tác giảng dạy hoặc thực hiện nghiên cứu khoa học tại các trường học hay cơ sở nghiên cứu về khối ngành liên quan.

Các chuyên ngành thuộc ngành đào tạo Kinh tế của trường bao gồm: Chuyên ngành đào tạo về lĩnh vực Kinh tế nguồn lực tài chính, Kinh tế đầu tư tài chính; Kinh tế - Luật.

Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp cho thắc mắc về việc Học viện Tài chính có những ngành nào? Hy vọng qua những thông tin trên có thể giúp bạn lựa chọn cho mình một ngành về kinh tế để theo học tại ngôi trường Học viện Tài chính.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3438 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT