Nghiệp vụ cảnh sát là gì? Các tố chất của một người cảnh sát
Theo dõi work247 tạiChắn hẳn nhiều bạn chuẩn bị thi đại học rất mong muốn có thể thi đỗ các trường công an vì không phải lo nghĩ ra trường sẽ phải tìm kiếm việc như thế nào? Và làm việc ở đâu? Tuy nhiên để trở thành một người cảnh sát thực thụ không phải điều đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nghiệp vụ cảnh sát là gì và các tố chất cần có của một người cảnh sát mà bạn nên biết nhé!
1. Lực lượng cảnh sát là gì?
Theo như tìm hiểu của mình thì lực lượng cảnh sát là một nhánh nằm trong lực lượng vũ trang của nhà nước, chịu trách nhiệm phục vụ và thực thi giữ gìn trật tự an ninh trên khắp lãnh thổ đất nước Việt Nam. Do vậy, cảnh sát là những người nằm trong lực lượng vũ trang và là công cụ chuyển chế của nhà nước. Họ có trách nhiệm đảm bảo ổn định cho xã hội, giữ gìn trật tự kỉ cương và bảo vệ lợi ích của nhà nước xã hội cũng như các quyền lợi của người dân Việt Nam. Trong đó, cảnh sát được sử dụng các biện pháp riêng theo đúng quy định của nhà nước để đảm bảo thực thi các công việc đó. Các nhiệm của cảnh sát bao gồm: bắt giữ và phòng chống tội phạm, xử lý các vi phạm về luật giao thông, luật kinh doanh, luật hình sự,…
Xem thêm: Cảnh sát cơ động là gì? Tìm hiểu Cảnh sát cơ động Việt Nam
2. Nghiệp vụ của cảnh sát
Đối với các nghiệp vụ của ngành cảnh sát được yêu cầu cụ thể như sau:
- Phòng ngừa và phát hiện, phòng chống đấu tranh với các tội phạm, nhất là đối với các tội phạm nguy hiểm thì cần phải quyết liệt hơn trong việc thực hiện. Ngăn ngừa các vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội.
- Phát hiện các nguyên nhân và điều kiện khiến cho việc phát sinh tội phạm là thực hiện xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
- Quản lý, kiểm tra các thủ tục giấy tờ hành chính có liên quan đến an ninh trật tự, an toàn giao thông và thực hiện các công tác phòng cháy, tham gia cứu hộ, cứu nạn theo như các quy định pháp luật đưa ra.
- Thi hành án hình sư, bắt giữ tạm giam các tội phạm, bảo vệ và hỗ trợ tư pháp.
- Thực hiện thi hành các nhiệm vụ cà quyên hạn khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Cảnh sát cơ động là gì? Tìm hiểu Cảnh sát cơ động Việt Nam
3. Các mức điểm chuẩn của trường cảnh sát
3.1. Khối học thi vào trường cảnh sát
Khối ngành học thi vào ngành cảnh sát
- Khối A1: Bao gồm các bộ môn Toán học, Vật lý và Tiếng anh
- Khối C: Bao gồm các bộ môn Toán học, Ngữ văn và Lịch sử
- Khối D: Bao gồm các bộ môn Toán học, Ngữ văn và Tiếng anh
Nếu bạn nào có ý định thi vào các trường các sát thì hãy lưu ý các khối ngành trên nhé!
3.2. Mức điểm chuẩn của các trường
Mức điểm chuẩn của các trường cảnh sát luôn cao do vậy các bạn cần phải cố gắng ôn tập thật kỹ càng để có thể đi đỗ các trường này. Trung bình điểm chuẩn của các trường cảnh sát giao động trong khoảng từ 23 đến 29 điểm kết hợp cộng thêm các tiêu chí phụ như xét vùng miền. Vì vậy khi các bạn đã xác định rõ nguyện vọng của mình là phục vụ cho nhân dân, cho tổ quốc thì bạn cũng phải có trình độ cũng như năng lực học vấn cao ngoài ra việc sơ yếu lý lịch trong sạch cũng giúp các bạn có thể dễ dàng hơn trong phần tuyền chọn.
Một lưu ý với các ngành đào tạo của trường cảnh sát nói chung là điểm xét tuyển của nữ bao giờ cũng sẽ cao hơn nam tầm từ 2-3 điểm. Bởi lẽ đặc thù của ngành là yêu cầu có sức khỏe, năng lực và sự dũng cảm gánh trên vai trọng trách bảo vệ đất nước nên là thường chủ yếu các trường các sát chỉ tuyển nam giới.
3.3. Các trường đào tạo nghiệp vụ cảnh sát
Hiện nay có rất nhiều trường đạo tạo nghiệp vụ cảnh sát nhưng phải kể đến một số trường phổ biến và rất nhiều người theo học như:
- Học viện An ninh Nhân dân địa chỉ ở Văn Quán, Hà Đông, thành phố Hà Nội
- Học viện Cảnh sát Nhân dân địa chỉ tại Cổ Nhuế, Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Đại học Cảnh sát Nhân dân
- Đại học An ninh Nhân dân
3.4. Cơ hôi làm việc của ngành cảnh sát
Là một chuyên ngành đặc thù của lực lượng vũ trang Nhân dân thì sau khi tốt nghiệp xong các học viên sẽ được phân ra công tác tại các đơn vị trực thuộc khối ngành công anh dưới sự quản lí của nhà nước.
Bạn có thể được phân làm trinh sát điều tra tại các phòng Cảnh sát về phòng chống tội phạm ma túy, buôn bán, vân chuyển trái phép chất cấm và xử lý các tệ nạn xã hội trong nước. Ngoài ra còn được phân công làm tại cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, cục cảnh sát phòng chống tội phạm về kinh thế, tham nhũng.
4. Những tố chất của một chiến sĩ thực hiện nghiệp vụ cảnh sát tốt
4.1. Có phẩm chất đạo đức tốt
Một người chiến sĩ công an nhân dân phải có trong mình 4 đức tính đó là cần - kiệm - liêm - chính. Đây là điều Bác Hồ đã từng răn dạy với mỗi người dân chúng ta.
Từ “cần” trong cần cù, chăm chỉ nhiệm vụ nào cũng sẵn sàng hoàn thành, khó khăn nào cũng có thể vượt qua và không được chùn bước.
Từ “kiệm” trong từ tiết kiệm để nhắc nhở mọi người luôn phải tiết kiệm, không tiêu sài hoang phí, giữ gìn tài sản của chung. Biết tiết kiệm làm giàu cho chính mình cũng chính là làm giàu cho đất nước của chúng ta ngày càng vươn xa hơn.
Từ “liêm” trong liêm sỉ, trong sạch không ham hư danh tiên bạc, quan liêu, coi trọng vật chất. Việc làm của ngành công an cảnh sát luôn phải đứng trước muôn vàn các cám dỗ vì thế để hoàn tốt nhiệm vụ của mình thì đức tính này cũng rất là quan trọng và phải được đề cao.
Từ “chính” trong chính trực để chỉ đức tính ngay thẳng, đứng đắn không làm những điều lén lút, khuất tất. Ngành công an cảnh sát làm nhiệm vụ đi bắt kẻ xấu nên nếu chỉ cần một người trong ngành tiếp tay cho kẻ xấu để chuộc lợi cho bản thân thì sẽ ảnh hưởng đến cả tình hình xã hội của một đất nước.
4.2. Tuyệt đối trung thành với chủ trương của đảng và pháp luật của nhà nước
Lòng trung thành của người cán bộ chiến sĩ công an nhân dân đối với Đảng, nhà nước cũng như đối với nhân dân luôn là truyền thống quý báu từ trước đến nay. Lòng trung thành ấy thể hiện qua chính lập trường cách mạng của người cán bộ bằng việc luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ tổ quốc ngoài ra còn thể hiện qua sự cố gắng không ngừng nghỉ, ý chí vươn lên, tư duy sáng tạo trong công tác chuyên môn.
Bản lĩnh chiến đấu không chỉ thể hiện qua sự dũng cảm, liều lĩnh mà đôi khi cần có một cái đầu lạnh, sự nhạy bén để đưa ra những phán quyết với những tình huống nguy hiểm. Việc bạn biết tư duy trong công việc của mình sẽ giúp cho việc chọn được phương án giải quyết tối ưu nhất mà vẫn có thể bảo toàn được lực lượng của mình.
4.3. Luôn mang trong mình trọng trách bảo vệ nhân dân
Mục đích của lực lượng công an nhân dân là vì dân mà phục vụ. Bản chất của người chiến sĩ chân chất cũng là từ dân mà ra do vậy người chiến sĩ công an không chỉ gần gũi với người dân mà còn phải thấu hiểu những tâm tư, tình cảm, nỗi trăn trở của người dân để tìm cách tháo gỡ giúp cho khoảng cách giữa dân và công an nhân dân có thể xích lại gần nhau hơn.
Xem thêm: Việc làm bảo vệ
4.4. Luôn tận tụy vì công việc
Có rất nhiều chiến sĩ công an đã quên thân mình để cứu người. Khó khăn nào cũng phải trải qua vì vậy sự tận tụy của người chiến sĩ của chiến sĩ công an cảnh sát thể hiện qua sự bền bỉ, sáng tạo, xây dựng vì mục đích của nhân dân. Một khi đã được giao cho trọng trách gì thì phải thể hiện đến nơi đến chốn, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả của người chiến sĩ công an.
4.5. Có đầu óc khôn khéo và sự cương quyết
Cương quyết với kẻ địch là một nguyên tắc không thể thay đổi nhưng trong đó phải lồng ghép cả sự khôn khéo, biết cương biết nhu đúng lúc. Đây được coi là một vấn đề mang tính chiến lược, do vậy người chiến sĩ công an phải xây dựng được cho mình ý chí kiến định, vững vàng, không bị lung lay trước những mánh khóe của kẻ địch đẻ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Với những chia sẻ trên chắc các bạn có thể hình dung qua được nghiệp vụ cảnh sát là gì? Được phục vụ nhân dân là điều rất đáng vinh hạnh vậy nên các bạn nào đang có ý định thi vào trường cảnh sát thì hãy trang bị cho mình những yếu tố trên để có thể trở thành một người cảnh sát giỏi nhé!
6031 0