Mức học phí trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đầy đủ, chính xác nhất
Theo dõi work247 tạiĐại học Kiểm sát Hà Nội đã được hình thành từ rất lâu và không còn quá xa lạ với các bạn trẻ. Đối với những bạn chưa theo thì sẽ thấy tại đây không có bất kỳ sự hấp dẫn nào còn với sinh viên đang theo học thì lại cảm thấy bản thân thật may mắn tại môi trường lý tưởng đó. Vậy nhắc tới học phí trường Đại học Kiểm sát Hà Nội ra sao? Hãy cùng bài viết dưới đưa ra cụ thể nhất nhé!
1. Đánh giá chung về mức học phí trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Hà Nội một thành phố với sự hội tụ của rất nhiều trường Cao Đẳng và Đại học đi kèm nhiều chuyên ngành khác nhau. Do đó mà rất nhiều thí sinh đã định hướng việc học tập cho cá nhân mình nhưng mức học phí lại là điều ái ngại hơn, mức bức chắn của sự quyết định theo học.
Nếu để đánh giá chung nhất về mức học phí tạm thu của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội so sánh với các ngôi trường đào tạo chất lượng khác thì sẽ thuộc mức trung bình. Học sinh hay các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn chi trả được để hoàn tất chương trình học.
Cụ thể về các khoản tiền đóng khi làm thủ tục nhập học (mức tạm thu) của kỳ 1 là 227.800 đồng, theo quy định đào tạo 16 tín chỉ. Vậy tức là tổng học phí kỳ 1 sẽ rơi vào mức 3.644.800 đồng. Bên cạnh đó học sinh cũng cần chú ý về chuẩn bị các khoản thu khác trong tạm ứng này như sau:
+ Phí thẻ sinh viên sẽ đóng 50.000 đồng.
+ Phí tài liệu phục vụ học tập sẽ đóng 86.425 đồng.
+ Tham gia bảo hiểm y tế đóng 15 tháng là khoảng 656.775 đồng.
+ Thu lệ phí khám sức khỏe là 50.000 đồng.
+ Thu lệ phí nhập học sẽ là 50.000 đồng.
Từ đó mức tổng tất cả cho các khoản phí thu khi bắt đầu tham gia nhập học của Đại học Kiểm sát Hà Nội sẽ là 4.538.000 đồng. Con số có thể thay đổi theo năm tuân theo mức quy định chung từ hà nước và phía nhà trường. Vậy nên các sinh viên cần chú ý cập nhật và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đăng ký nhập học sau trúng tuyển.
Tìm hiểu: Viện kiểm sát là gì?
2. Đại học Kiểm sát Hà Nội - Các trường hợp miễn học phí
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội là một mô hình công lập gắn liền với chương trình đào tạo từ Bộ giáo dục ban hành. Do đó bên cạnh các mức phí đóng theo quy định thì từ chính nhà trường cũng đưa ra nhiều chính sách kết hợp giúp đỡ các sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn khi theo học.
Chi tiết hơn về các trường hợp thuộc diện miễn học phí:
* Miễn giảm học phí 100%
- Áp dụng dành cho đối tượng người có công với cách mạng cùng nhân thân của người có công với cách mạng. Bao gồm có:
- Sinh viên là con của người hoạt động cách mạng thời gian trước ngày 1/1/1945.
- Sinh viên là con của người hoạt động cách mạng thời gian tính từ ngày 1/1/1945 đến giai đoạn khởi nghĩa tháng 8/1945.
- Đối tượng sinh viên là con Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Trường hợp sinh viên là con của Anh hùng lao động trong kháng chiến.
- Đối tượng sinh viên diện là con liệt sĩ.
- Đối tượng sinh viên là con của thương binh
- Trường hợp sinh viên là con của người hưởng chính sách thương binh.
- Đối tượng sinh viên là con bệnh binh.
- Trường hợp sinh viên là con người lao động hoạt động trong kháng chiến bị nhiễm chất độc màu da cam.
- Áp dụng cho người từ 16 đến 22 tuổi và thuộc một trong các trường hợp đã được quy định theo luật. Tìm hiểu chi tiết tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định 136/2024/ NĐ - CP có hiệu lực thi hành 21/10/2024.
- Áp dụng cho sinh viên thuộc diện dân tộc thiểu số thuộc về hộ nghèo hoặc hộ cần nghèo.
- Áp dụng cho sinh viên là người dân tộc ít người như La Hủ, Lự Ngái, Mảng, Cờ Lao, Si La, Ơ Đu, La Ha, Rơ Măm,...thuộc vùng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn, dựa theo quy định của cơ quan có thẩm quyền xác minh.
* Miễn giảm 70% học phí
Áp dụng cho trường hợp sinh viên là người dân tộc thiểu số nhưng không phải là dân tộc thiểu số ít người nắm ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn căn cứ dựa trên quy định của cơ quan có thẩm quyền.
* Miễn giảm 50%
Diện sinh viên là con của các cán bộ, công nhân cũng như viên chức, trường hợp cha/ mẹ bị tai nạn lao động hay như mắc phải bệnh nghề nghiệp được tiếp nhận trợ cấp thường xuyên.
Tin tuyển dụng: Việc làm Pháp lý
3. Đăng ký xét tuyển vào trường Đại học kiểm sát Hà Nội ra sao?
3.1. Về các đối tượng tuyển sinh hàng năm
Dựa theo phương thức xét tuyển qua kết quả học tập bậc THPT của thí sinh hoặc như việc xét tuyển trên kết quả điểm thi THPT để đăng ký vào Đại học kiểm sát Hà Nội thì thí sinh cần đáp ứng về điều kiện chung của Bộ giáo dục và đào tạo đề ra. Bên cạnh đó thì sinh viên cũng cần đáp ứng về các điều kiện khác như hạnh kiểm, sức khỏe, học lực, lý lịch,...
- Thứ nhất, đối với học lực: Trường xét duyệt các thí sinh đã tốt nghiệp THPT có kết quả học tập lớp 10 và lớp 11 có mức đạt là loại trung bình trở lên. Riêng với lớp 12 sẽ cần có học lực khá trở lên và hành kiểm xếp loại khá/ tốt trong các năm học THPT. Nếu bạn là thí sinh chưa tốt nghiệp thì kết quả xét tuyển sẽ dựa trên việc học tập năm lớp 10, lớp 11 và kỳ I của lớp 12.
- Thứ hai, đối với độ tuổi: Giới hạn về thí sinh đăng ký xét tuyển là không quá 25, tính đến năm mà cá nhân dự thi.
- Thứ ba, đối với tiêu chuẩn chính trị: Thí sinh dự tuyển là công dân Việt Nam, một đảng viên/ là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Lịch sử chính trị cá nhân rõ ràng và luôn tuyệt đối trung thành, có sự chấp hành tốt về chủ trương cũng như đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước. Thí sinh có cha, mẹ, anh hoặc chị, em tuột, vợ/ chồng chưa từng vi phạm pháp luật liên quan hình sự kết án có trừ trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
- Thứ tư, đối với tiêu chuẩn sức khỏe: Thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển đại học sẽ cần phải có đủ sức khỏe cho việc học tập, tiến hành công tác. Cụ thể hơn là:
+ Đủ về chiều cao và cân nặng: Nam chiều cao từ 1m6 và cân nặng 50kg trở lên, Nữ chiều cao từ 1m55 và cân nặng từ 45kg trở lên.
+ Cá nhân không có dị hình, khuyết tất, các dị dạng, không bị nói ngọng, nói lắp hay như việc không mắc các bệnh kinh niên, mãn tính.
Bên cạnh đó nếu trường hợp về thí sinh thiếu dưới 0.5cm chiều cao hay dưới 0.5kg về cân nặng sẽ có quy định khác. Nếu cá nhân từng đoạt các giải nhất, giải nhì trong các cuộc thi về học sinh giỏi quốc gia, các cuộc thi về khoa học kỹ thuật quốc gia hay quốc tế liên quan khoa học xã hội sẽ có sự xem xét quyết định. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh sẽ có văn bản báo cáo tối cao.
Xem ngay: Việc làm Kiểm soát tài chính
3.2. Quy định về sơ tuyển và lệ phí sơ tuyển
- Thời gian sơ tuyển sẽ được thông báo chi tiết từ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh gửi đến các thí sinh tùy thuộc theo hàng năm.
- Địa điểm sơ tuyển chính cũng sẽ được gửi kèm theo thông báo gửi tới thí sinh.
- Mức lệ phí sơ tuyển một thí sinh cần đóng khi tham gia là 50.000 đồng.
Cùng đó trong việc sơ tuyển thí sinh sẽ cần chú ý về một vài điểm lưu ý khác;
+ Khi thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển tại trường Đại học kiểm sát Hà Nội sẽ được thực hiện đăng ký nguyện vọng đúng với quy định từ phía Bộ giáo dục và Đào tạo, thời gian trước khi có kết quả sơ tuyển. Nếu thí sinh không đạt sơ tuyển thì sẽ có thể thay đổi nguyện vọng phù hợp theo quy định.
+ Trường hợp thí sinh đã tiến hành nộp hồ sơ xét tuyển trường THPT nhưng lại chưa đăng ký nguyện vọng vào Đại học kiểm sát Hà Nội thì sẽ cần đăng ký sơ tuyển theo hướng dẫn từ nhà trường. Khi đạt sơ tuyển thì được xét tuyển vào trường ngay tại thời điểm mà thí sinh được thay đổi nguyện vọng theo quy định từ Bộ giáo dục.
Thí sinh sẽ phải tìm hiểu các thông tin về tuyển sinh trực tiếp trên trang web chính thức của trường. Qua đó nắm bắt được chi tiết hơn về những đề án tuyển sinh mà trường công bố theo năm đúng với quy chế tuyển sinh đại học được ban hành.
4. Chuẩn bị hoàn tất hồ sơ nhập học trường Đại học kiểm sát Hà Nội
Khi tiến hành đến nhập học tại trường thì các thí sinh sẽ cần thực hiện về bản hồ sơ đầy đủ gồm:
- Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển vào trường theo mẫu cấp.
- Giấy chứng nhận đã tốt nghiệp ThPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đầu năm cần bản chính so sánh) kèm cả bản chính và bản sao có chứng thực.
- Cung cấp học bạ với bản chính và bản sao có chứng thực.
- Cung cấp giấy khai sinh với bản chính và bản sao có chứng thực.
- Giấy về việc chuyển sinh hoạt Đảng/ Đoàn, Đảng viên sẽ cần thủ tục chuyển sinh hoạt qua phía Đảng uỷ Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Xuất trình giấy về thay đổi hộ khẩu cũng như nhân khẩu mẫu do công an địa phương cấp kèm theo xác nhận khi không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
- Cung cấp giấy di chuyển đăng ký nghĩa vụ đối với thí sinh nam.
- Kèm theo 2 bản CMND photo/ căn cước.
- Thí sinh cần biết về việc thuộc diện hưởng các chính sách ưu tiên theo quy chế kèm giấy chứng nhận ưu tiên có bản chính và bản sao chứng thực đối chiếu.
- Cấp hồ sơ hưởng chính sách, chế độ nếu có.
Hơn nữa khi tham gia học tập tại trường Đại học kiểm sát Hà Nội ngoài việc học phí ổn định thì sinh viên còn được hỗ trợ ký túc xá nội trú qua việc viết đơn. Vậy nên, đừng bỏ lỡ về cơ hội học tập tại một ngôi trường chất lượng khi bạn yêu thích luật.
2821 0