Cảnh sát cơ động là gì? Tìm hiểu Cảnh sát cơ động Việt Nam
Theo dõi work247 tạiHằng ngày, ngoài việc nhìn thấy những chiến sĩ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên khắp các nẻo đường thì bạn cũng có thể bắt gặp những người khoác trên mình những bộ đồng phục màu xanh đậm với dòng chữ CSCĐ ghi trên áo, làm việc bất kể ngày hay đêm. Họ chính là các chiến sĩ cảnh sát cơ động. Vậy bạn có từng thắc mắc cảnh sát cơ động là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của họ là như thế nào hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
1. Cảnh sát cơ động là gì?
Cảnh sát cơ động là lực lượng thuộc Công an Nhân dân Việt Nam, đây là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội bằng cách thực hiện biện pháp vũ trang và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.
Lực lượng của cảnh sát cơ động được quy định tại Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2024, Điều 8, Khoản 1 như sau:
- Lực lượng đặc nhiệm
- Lực lượng tác chiến đặc biệt
- Lực lượng bảo vệ mục tiêu
- Lực lượng huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ
- Lực lượng vận chuyển hàng đặc biệt
Cũng trong quy định trên, cảnh sát cơ động có các tổ chức gồm Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động K20 (trực thuộc Bộ Công an Việt Nam) và Cảnh sát cơ động Công an tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương). Các tổ chức này sẽ được quy định cụ thể bởi Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Tìm hiểu Cảnh sát cơ động Việt Nam
2.1. Thời gian làm việc của cảnh sát cơ động có gì đặc biệt?
Với một người đi làm hay đi học theo giờ hành chính, sau 8 tiếng tại cơ quan, doanh nghiệp, tại trường học, người đó sẽ trở về nhà và tận hưởng những phút giây thoải mái bên gia đình của mình. Thế nhưng, đối với các chiến sĩ cảnh sát cơ động, thời gian làm việc của họ không giống như những người khác, họ thường phải đi tuần tra vào ban đêm và sẽ chia làm 2 ca. Ca làm việc đầu tiên của họ sẽ bắt đầu vào lúc 21 giờ tối và kết thúc vào 1 giờ sáng của ngày hôm sau, ca thứ hai bắt đầu vào lúc 1 giờ sáng và kết thúc vào 5 giờ sáng. Khi vào mùa đông, ca đầu tiên sẽ kết thúc vào 2 giờ sáng và ca thứ hai sẽ bắt đầu tại thời điểm này. Thời gian làm việc tuy đã được quy định cụ thể như vậy nhưng sẽ có những thời điểm họ được huy động đi tuần tra sớm hơn để đáp ứng tình hình thực tế, họ có thể phải làm việc trong khoảng thời gian từ 17 giờ đến 19 giờ và kết thúc giờ làm việc muộn hơn bình thường.
Có thể thấy, nếu như một người bình thường sẽ có thời gian làm việc và nghỉ ngơi lần lượt vào hai buổi sáng và đêm nhưng những chiến sĩ cảnh sát cơ động thì thời gian làm việc của họ ngược lại với mọi người và thời gian để nghỉ ngơi cũng rất ít.
2.2. Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát cơ động được quy định như sau trong Pháp lệnh số 08/2024/UBTVQH13:
- Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ tham mưa cho Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an về các vấn đề: công tác bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; xây dựng lực lượng cảnh sát cơ động.
- Cảnh sát cơ động được phép thực hiện các phương án tác chiến đảm bảo an ninh trật tự như sau: chống mọi hoạt động phá hoại an ninh quốc gia, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin, tiến hành trấn áp tội phạm sử dụng vũ khí, giải tán các vụ gây rối hay biểu tình trái pháp luật.
- Cảnh sát cơ động là lực lượng được phép tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định pháp luật hiện hành.
- Cảnh sát cơ động là lực lượng thực hiện nhiệm vụ tổ chức bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kĩ thuật, văn hóa, chuyến hàng đặc biệt, hội nghị, sự kiện quan trọng trong danh mục mà Chính phủ đã quy định.
- Cảnh sát cơ động tham gia bảo vệ các phiên tòa, dẫn giải các bị can, bị cáo và hỗ trợ công tác bảo vệ trại giam, trại tạm giám và thi hành các bản án hình sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Cảnh sát cơ động sẽ tham gia tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật và nghiệp vụ; tham gia xây dựng, diễn tập các phương án tác chiến, tuần tra, bảo vệ mục tiêu theo chức năng và nhiệm vụ được quy định cho cảnh sát cơ động
- Cảnh sát cơ động có quyền tổ chức quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ; thực hiện nghi lễ trong Công an Nhân dân Việt Nam; tham gia vào công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục thiên tai, thảm họa
- Bên cạnh đó, cảnh sát cơ động còn phải phối hợp cùng các lực lượng, đơn vị, địa phương nơi đóng quân để xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Cảnh sát cơ động được quyền huy động người, phương tiện của cá nhân hay tổ chức trong tình thế cấp thiết để xử lý các tình huống, đuổi bắt người, phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn và được phép trưng dụng tài sản để phục vụ hoạt động của cảnh sát cơ động theo quy định của pháp luật về trưng dụng, trưng mua tài sản.
- Cảnh sát cơ động phải thực hiện quản lý về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ để phục vụ hoạt động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Cảnh sát cơ động bên cạnh nhiệm vụ đối nội còn phải thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra, cảnh sát cơ động còn phải thực hiện các nhiệm vụ và có một số quyền hạn khác theo quy định pháp luật.
Tìm việc làm nhân viên kinh doanh
2.3. Cảnh sát cơ động được xử phạt những hành vi vi phạm giao thông nào?
Theo pháp luật hiện hành, cảnh sát cơ động được phép xử lý một số hành vi vi phạm giao thông như sau:
2.3.1. Đối với người điều khiển ô tô
Hành vi bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ đêm ngày hôm trước cho đến 5 giờ sáng ngày hôm sau, không xử phạt các xe ưu tiên, số tiền phạt là từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
Hành vi bấm còi hay rú ga với tần suất liên tục, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong khu vực đô thị và khu đông dân cư, không xử phạt các xe ưu tiên, số tiền phạt là từ 600 nghìn đồng đến 800 nghìn đồng.
Hành vi đi vào đường cấm, khu vực cấm và đi ngược chiều, số tiền phạt là từ 800 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng.
Hành vi lái xe sau lúc uống rượu hoặc bia, nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định, số tiền phạt là từ 2 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
Hành vi lái xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ quy định, đuổi nhau trên đường, dùng chân để điều khiển vô lăng khi xe đang lưu thông trên đường, số tiền phạt là từ 7 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
2.3.2. Đối với người điều khiển xe máy
Hành vi bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ đêm ngày hôm trước cho đến 5 giờ sáng ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong khu vực đô thị, khu vực đông dân cư, không xử phạt các xe ưu tiên, số tiền phạt là từ 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng.
Hành vi dừng hay đỗ xe ở lòng đường đô thị làm cản trở giao thông, tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường hoặc trong hầm đường bộ, số tiền phạt là từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
Hành vi chuyển hướng mà không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu xi nhan, số tiền phạt là từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng.
Hành vi lái xe khi đã uống rượu hoặc bia, nồng độ cồn trong máu vượt quá mức quy định, số tiền phạt là từ 1 triệu đồng đến 4 triệu đồng.
Hành vi đang điều khiển xe nhưng không gạt chân chống, số tiền phạt là từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
3. Những khó khăn của cảnh sát cơ động
Mỗi một nghề nghiệp đều có những vất vả, khó khăn riêng mà chúng ta đều có thể thấy rõ, tuy nhiên riêng đối với những chiến sĩ cảnh sát cơ động, những khó khăn, vất vả, hi sinh của họ không phải ai cũng nhìn thấy và thấu hiểu cho họ.
Theo như phân tích ở trên, cảnh sát cơ động là những người phải làm việc về ban đêm, đó là khoảng thời gian mà hầu hết mọi người đều đã được nghỉ ngơi sau một ngày dài nhưng họ thì vẫn phải làm việc, đi tuần tra khắp nơi để đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn cuộc sống bình yên cho mọi người. Trong những dịp cao điểm có đông người đi lại như trước, trong và sau dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán, cảnh sát cơ động là một trong những lực lượng làm việc rất vất vả để đảm bảo trật tự trị an, hầu hết họ đều không có hoặc hiếm khi có dịp nghỉ ngơi bên gia đình vào những ngày lễ lớn.
Thời gian làm việc của cảnh sát cơ động là vào buổi đêm nên quá trình thực hiện nhiệm vụ của họ tiềm ẩn vô cùng nhiều rủi ro. Họ thường xuyên phải đối mặt với những đối tượng tội phạm manh động, liều lĩnh, sẵn sàng chống trả lực lượng cảnh sát cơ động với nhiều hình thức, như sử dụng vũ khí nóng, sử dụng ống tiêm ma túy của người nhiễm HIV, gây tai nạn bằng phương tiện giao thông đang sử dụng,…Vì vậy, tính mạng và sức khỏe của các cảnh sát cơ động đều luôn bị đe dọa, nhiều người đã hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ, gây mất mát lớn không thể bù đắp cho gia đình và cho ngành công an nước nhà.
Không chỉ phải đối diện với những thiệt hại về tính mạng và sức khỏe, lực lượng cảnh sát cơ động còn gặp phải những trường hợp chống đối, gây cản trở khi thực hiện xử lý vi phạm giao thông hay bắt giữ tội phạm. Khi tiến hành xử lý vi phạm giao thông, cảnh sát cơ động đã không ít lần gặp khó khăn vì có những người vi phạm nhưng không chấp nhận xử phạt mà tìm đủ mọi cách trốn tránh, đỗ lỗi cho cảnh sát cơ động mới là người sai khi xử lý hành vi của họ. Bên cạnh đó, trong quá trình truy đuổi, trấn áp tội phạm, họ cũng bị hiểu nhầm là vô cớ đánh người, chưa kể, họ còn bị quay phim, chụp hình và đưa lên mạng xã hội và bị gán cho đủ mọi tiếng xấu.
Ngoài ra, cảnh sát cơ động còn gặp phải tình trạng thông báo giả, theo nguyên tắc, khi nhận được tin báo của người dân về một sự việc nào đó thì họ phải ngay lập tức xuống hiện trường làm nhiệm vụ. Khi gặp phải những trường hợp cung cấp tin giả, tức là họ đã mất một khoảng thời gian để xử lý vụ việc thay vì để thời gian đó làm những việc khác cần thiết và quan trọng hơn.
Nhìn chung, những khó khăn, vất vả của lực lượng cảnh sát cơ động đến từ rất nhiều phía, họ vừa phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vừa phải tìm cách không được làm hình ảnh của lực lượng cảnh sát cơ động nói riêng và toàn ngành công an nói chung. Sự hi sinh của họ tuy thầm lặng nhưng vô cùng to lớn để đánh đổi lấy cuộc bình yên cho mọi người.
Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã hiểu được cảnh sát cơ động là gì và có thêm được nhiều thông tin bổ ích. Đồng thời, bạn cũng có thể hiểu được phần nào những khó khăn, vất vả mà người chiến sĩ cảnh sát cơ động đang đối mặt từng ngày, từng giờ để bảo vệ cho đất nước và nhân dân Việt Nam.
9709 0